Tên miền là gì? Những quy định khi sử dụng tên miền

Tên miền không thể thiếu đối với mỗi website. Vậy tên miền là gì? Có quy định gì khi sử dụng tên miền không? Cùng đọc bài viết dưới đây để tìm hiểu về tên miền nhé.

ten-mien-la-gi
(Ảnh minh hoạ)

1. Khái niệm tên miền là gì?

1.1. Khái niệm

Theo Thông tư 24/2015-TT-BTTTT quy định tên miền (domain) là tên được sử dụng để định danh địa chỉ internet của máy chủ (server) gồm các ký tự cách nhau bằng dấu “.”.

Hiểu một cách đơn giản thì tên miền giống như số nhà, tên đường để các thiết bị định tuyến vệ tinh dẫn đường cho thông tin. Mỗi trang web thay vì dùng các dãy IP để phân biệt, thì được sử dụng địa chỉ tên miền với dạng chữ cái không trùng nhau cho phép người dùng dễ dàng truy cập vào trang web.

Ví dụ như với trang web tìm kiếm nổi tiếng google, thay vì việc phải ghi nhớ và gõ cả dãy số “74.125.200.113” để truy cập, chúng ta chỉ cần gõ tên miền “google.com” để thoải mái tìm kiếm thông tin.

1.2. Tên miền dùng để làm gì?

Việc sử dụng tên miền mang đến nhiều lợi ích cho cả người dùng internet lẫn cá nhân, tổ chức là chủ sở hữu tên miền. Đơn cử như một số lợi ích sau:

  • Giúp người dùng nhanh chóng tìm thấy trang web để sử dụng.

  • Tăng mức độ nhận diện thương hiệu trên nền tảng internet cho chủ sở hữu.

  • Tạo dựng được hình ảnh chuyên nghiệp, ấn tượng với người sử dụng.

  • Gia tăng doanh số thông qua kênh bán hàng trực tuyến.

  • Phục vụ các chiến dịch quảng cáo, truyền thông trên quy mô rộng

1.3. Các loại tên miền

Tên miền được chia thành 2 dạng chính:

  • Tên miền mã ASCII: dùng các ký tự dựa trên bảng mã ASCII

  • Tên miền đa ngữ IDN: dùng bảng chữ cái trên cơ sở ngôn ngữ của từng quốc gia

2. Cấu trúc của tên miền

Tên miền được cấu tạo từ 2 phần chính là:

  • Tên: gồm chữ cái từ a-z, số từ 0-9, dấu gạch ngang “-” với tổng các ký tự không quá 255 ký tự

  • Phần mở rộng: tên miền bắt đầu sau dấu chấm “.”, gồm có tên miền mức cao nhất và tên miền mức hai.

Trong đó:

  • Tên miền cấp cao nhất: là dãy ký tự cuối cùng trong cấu trúc tên miền toàn cầu, bao gồm Tên miền chung cấp cao nhất (gTLD) và Tên miền quốc gia cấp cao nhất (ccTLD)

  • Tên miền các cấp (VD cấp 2, cấp 3,...): là các dãy ký tự tạo nên tên miền theo trật tự lần lượt nằm dưới tên miền cấp cao nhất.

3. Những quy định về việc sử dụng tên miền quốc gia Việt Nam

3.1. Tên miền quốc gia Việt Nam là gì?

ten-mien-quoc-gia-la-gi
(Ảnh minh hoạ)

Điều 2 Thông tư 24/2015/TT-BTTTT định nghĩa Tên miền quốc gia Việt Nam là tập hợp: tên miền các cấp dưới tên miền quốc gia Việt Nam cấp cao nhất “.vn” và tên miền các cấp dưới tên miền cấp cao nhất khác thuộc quyền quản lý của Việt Nam

Tên miền “.vn” bao gồm tên miền không dấu và tên miền tiếng việt

  • Tên miền không dấu (tên miền mã ASCII): các ký tự tạo nên tên miền được quy định trong bảng mã ASCII. Tên miền không dấu bao gồm tên miền không dấu các cấp dưới tên miền “.vn”.

  • Tên miền tiếng Việt (tên miền đa ngữ): các ký tự tạo nên tên miền được quy định trong bảng mã tiếng Việt mở rộng theo tiêu chuẩn TCVN 6909:2001 và dấu gạch ngang “-”. Tên miền tiếng Việt bao gồm các cấp dưới tên miền “.vn”

3.2. Quy định khi đặt tên miền

Các đơn vị được tự do lựa chọn để đăng ký tên miền, tuy nhiên cần đáp ứng các quy định sau tại Điều 6 Thông tư 24/2015/TT-BTTTT và Điều 1 Thông tư 21/2021/TT-BTTTT, cụ thể là:

  • Không chứa các cụm từ xâm phạm đến chủ quyền, lợi ích, an ninh quốc gia của Việt Nam

  • Không vi phạm các đạo đức xã hội, thuần phong mỹ tục Việt Nam và thế giới.

  • Nghiêm túc, rõ ràng, không xuyên tạc, gây hiểu nhầm do tính đa âm, đa nghĩa của tiếng Việt, đặc biệt là khi không dùng dấu.

  • Có ít nhất một hoặc một dãy ký tự dưới tên miền cấp cao “.vn”

  • Có thể viết hoa hoặc viết thường, chứa ký tự từ a đến z, 0 đến 9, ký tự trong bảng chữ cái tiếng Việt, ký tự được hệ thống máy chủ tên miền trên mạng chấp nhận.

  • Có thể chứa dấu gạch nối “-” nhưng không được đi liền nhau, không bắt đầu hoặc kết thúc tên miền bằng dấu gạch nối “-”.

  • Không quá 63 ký tự ở mỗi cấp tên miền (kể cả sau khi đã chuyển đổi thành chuỗi không dấu ASCII).

  • Với tên miền dành cho cá nhân đăng ký theo tên riêng phải đảm bảo tên miền là tên hoặc đi kèm họ/tên đệm, nơi sinh, năm sinh của cá nhân để đảm bảo tính cá nhân.

  • Cá nhân, tổ chức không liên quan không được đăng ký các tên miền liên quan đến hoạt động đảm bảo an ninh, quốc phòng, ngoại giao của đất nước

  • Không chứa các cụm từ gây nhầm lẫn tới các trang thông tin điện tử tổng hợp, mạng xã hội nếu chủ thể không phải đối tượng được cấp phép theo quy định của pháp luật

3.3. Thủ tục đăng ký

Việc đăng ký tên miền ‘.vn” thực hiện theo nguyên tắc bình đẳng, không phân biệt đối xử. Các tên miền thuộc phạm vi ưu tiên bảo vệ và được dành cho đấu giá theo quy định pháp luật sẽ được quản lý riêng.

Tại Thông tư 24/2015/TT-BTTTT Bộ Truyền thông thông tin quy định rõ về thủ tục đăng ký tên miền quốc gia như sau:

Về hồ sơ đăng ký: các đơn vị có nhu cầu sử dụng nộp Bản khai đăng ký tên miền cho Nhà đăng ký tên miền “.vn”. Mẫu bản khai này do Nhà đăng ký quy định tại trang thông tin điện tử của mình với các thông tin theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 kèm Thông tư.

Về địa chỉ đăng ký: các đơn vị nộp hồ sơ tại các Nhà đăng ký tên miền “.vn” thuộc danh sách tại trang web “www.nhadangky.vn

Về phương thức nộp hồ sơ:

  • Nộp hồ sơ tại các cơ sở của Nhà đăng ký tên miền “.vn”

  • Gửi hồ sơ qua đường bưu chính tới các cơ sở của Nhà đăng ký tên miền “.vn”

  • Gửi hồ sơ trực tuyến bằng chữ ký số qua trang thông tin điện tử của Nhà đăng ký tên miền “.vn”

Trong vòng 03 (ba) ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Nhà đăng ký tên miền “.vn” phải hoàn tất xử lý hồ sơ và thông báo tới đơn vị nộp.

3.4. Quy định sử dụng

  • Cá nhân, tổ chức sử dụng tên miền phải có trách nhiệm quản lý và sử dụng tên miền đăng ký theo đúng quy định của pháp luật về tai nguyên internet.

  • Trang mạng xã hội, trang thông tin điện tử tổng hợp được cấp phép phải sử dụng ít nhất 01 tên miền “.vn”, đồng thời lưu trữ thông tin tại hệ thống máy chủ có địa chỉ IP ở Việt Nam.

4. Những quy định về việc sử dụng tên miền quốc tế

4.1. Tên miền quốc tế là gì?

ten-mien-quoc-te-la-gi
(Ảnh minh hoạ)

Tên miền quốc tế là tên miền ngoài các tên miền quốc gia Việt Nam. Tên miền quốc tế bao gồm các cấp dưới tên miền chung cấp cao nhất (gTLD) và tên miền các cấp dưới tên miền quốc gia cấp cao nhất (cTLD).

4.2. Thủ tục đăng ký

Về hồ sơ đăng ký: cá nhân, tổ chức có nhu cầu đăng ký tên miền quốc tế nộp Bản khai đăng ký tên miền quốc tế do Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam quy định công khai.

Mẫu bản khai được Nhà đăng ký tên miền quốc tế phải đảm bảo đầy đủ thông tin và đáp ứng các yêu cầu theo mẫu tại Phụ lục 8 ban hành kèm Thông tư 24/2015/TT-BTTTT.

Về địa chỉ đăng ký: cá nhân, tổ chức tra cứu danh sách và địa chỉ liên hệ của các Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam tại mục Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam trên trang web “www.thongbaotenmien.vn”.

Về phương thức đăng ký:

  • Nộp hồ sơ tại các cơ sở của Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam.

  • Gửi hồ sơ qua đường bưu chính đến các cơ sở của Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam.

  • Gửi hồ sơ trực tuyến bằng chữ ký số qua trang thông tin điện tử của Nhà đăng ký tên miền quốc tế tại Việt Nam

5. Một số câu hỏi thường gặp

Liệu có trường hợp trùng lặp tên miền hay không?

Theo nguyên tắc về đăng ký tên miền tại Thông tư 24/2015/TT-BTTTT thì tên miền chỉ có một và duy nhất, ai đăng ký trước cấp trước. Thế nên không có tình trạng trùng lặp tên miền.

Mỗi cá nhân, tổ chức có thể đăng ký bao nhiêu tên miền?

Hiện tại, pháp luật không quy định số lượng tên miền tối đa mà một cá nhân, tổ chức được phép sở hữu. Vì vậy, tùy vào mục tiêu của cá nhân, tổ chức mà đăng ký một hay nhiều tên miền.

Lệ phí đăng ký tên miền trung bình là bao nhiêu?

Theo Thông tư 20/2023/TT-BTC thì lệ phí đăng ký tên miền được quy định cụ thể như sau:

  • Tên miền cấp 2: 100.000 đồng/lần

  • Tên miền cấp 3 dưới tên miền cấp 2 dùng chung: 10.000 - 100.000 đồng/lần

  • Tên miền tiếng Việt: 10.000 đồng/lần

6. Kết luận

Với bài viết trên, tin rằng quý bạn đọc đã phần nào hiểu được tên miền là gì cũng như những quy định khi sử dụng tên miền. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thương mại điện tử, nhu cầu sử dụng tên miền cũng tăng lên. Do đó, quý bạn đọc cần tìm hiểu kỹ trước khi đăng ký tên miền để quá trình đăng ký, sử dụng được thuận lợi hơn.

Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Vậy, thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam là một nguyên tắc bắt buộc của tổ chức phát hành. Vậy, đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Trên nhiều video hoặc bài viết cảnh báo lừa đảo của LuatVietnam.vn hoặc các trang web, mạng xã hội hàng loạt bình luận cam kết nhận lấy lại tiền đã bị lừa đảo. Tuy nhiên, đây cũng là một “núp bóng” của hành vi lừa đảo. Cùng xem thực hư tại bài viết dưới đây.

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

​Việc mất khả năng thanh toán không chỉ ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư mà còn gây ra nhiều rủi ro cho thị trường tài chính. Vậy, mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thì xử lý như thế nào?

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam sẽ loại bỏ thanh toán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đối với các trường hợp giao dịch không hợp lệ, không có đủ chứng khoán. Bài viết dưới đây sẽ phân tích 04 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.