Các mẫu tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy 2024

Tem kiểm định được dán lên phương tiện phòng cháy chữa cháy sau khi tiến hành kiểm định đối với các phương tiện bắt buộc phải được kiểm định theo quy định pháp luật. Vậy các mẫu tem kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy hiện nay được quy định thế nào?

1. Tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy gồm những mẫu nào?

Tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy gồm những mẫu nào?
Tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy gồm những mẫu nào? (Ảnh minh hoạ)

Theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 149/2020/TT-BCA, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 6 Điều 1 Thông tư 32/2024/TT-BCA, quy định tem kiểm định được dán trên phương tiện phòng cháy chữa cháy gồm có những mẫu dưới đây:

  • Tem mẫu A được dùng để dán lên các phương tiện: Máy bơm chữa cháy; các dụng cụ (téc, phuy, can, bình) có chứa chất cháy được quy định tại mục 3 Phụ lục VII ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP, cụ thể: chất chữa cháy gốc nước, bột chữa cháy, chất tạo bọt chữa cháy.

  • Tem mẫu B được dùng để dán lên các phương tiện gồm: vòi chữa cháy; đầu nối, trụ nước chữa cháy; lăng chữa cháy.

  • Tem mẫu C được dùng để dán lên các phương tiện gồm: Tủ trung tâm báo cháy, đầu báo cháy các loại, đèn báo cháy, chuông báo cháy, nút ấn báo cháy; tủ điều khiển hệ thống chữa cháy tự động bằng khí; đèn chỉ dẫn thoát nạn và đèn chiếu sáng sự cố; chuông, còi, đèn cảnh báo xả chất chữa cháy và nút ấn xả chất chữa cháy.

  • Tem mẫu D được dùng để dán lên các loại phương tiện gồm: Van báo động, van tràn ngập của hệ thống chữa cháy; ống, phụ kiện đường ống phi kim loại được dùng trong hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà/trong hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, ống mềm được dùng cho đầu phun chữa cháy.

  • Tem mẫu E được dùng để dán lên các loại phương tiện gồm: Chai chứa khí chữa cháy; bình chữa cháy các loại.

  • Tem mẫu G được dùng để dán lên các đầu phun chất chữa cháy các loại.

2. Phải dán tem kiểm định đối với phương tiện phòng cháy chữa cháy nào?

Phải dán tem kiểm định đối với phương tiện phòng cháy chữa cháy nào?
Phải dán tem kiểm định đối với phương tiện phòng cháy chữa cháy nào? (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ theo Phụ lục VII được ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP, các phương tiện phòng cháy chữa cháy thuộc diện phải kiểm định gồm có:

  • Máy bơm chữa cháy.

  • Phương tiện chữa cháy thông dụng, gồm có: lăng chữa cháy, vòi chữa cháy, đầu nối, bình chữa cháy các loại, trụ nước chữa cháy.

  • Chất chữa cháy gốc nước, bột chữa cháy, chất tạo bọt chữa cháy.

  • Thiết bị báo cháy, gồm: tủ trung tâm báo cháy, chuông báo cháy, đầu báo cháy các loại, đèn báo cháy, nút ấn báo cháy.

  • Thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy (bằng khí, sol-khí, chất chữa cháy gốc nước, nước, bột, bọt), gồm: tủ điều khiển hệ thống chữa cháy tự động bằng khí; van báo động, van tràn ngập; chuông, còi, đèn cảnh báo xả chất chữa cháy, nút ấn để xả chất chữa cháy; ống, phụ kiện đường ống phi kim loại được dùng trong hệ thống cấp nước chữa cháy trong nhà/dùng trong hệ thống chữa cháy tự động bằng nước, ống mềm được dùng cho đầu phun chữa cháy; chai chứa khí; đầu phun chất chữa cháy các loại.

  • Đèn chỉ dẫn thoát nạn và đèn chiếu sáng sự cố.

Bên cạnh đó, việc kiểm định và dán tem kiểm định được quy định tại điểm c khoản 10 Điều 38 Nghị định 136/2020/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung tại điểm c khoản 13 Điều 1 Nghị định 50/2024/NĐ-CP, cụ thể như sau:

  • Mỗi phương tiện phòng cháy chữa cháy chỉ thực hiện kiểm định 01 lần và được cấp Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy và dán tem kiểm định.

  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ khi có Giấy chứng nhận kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy, đơn vị đề nghị cấp Giấy chứng nhận kiểm định phải phối hợp với đơn vị thực hiện kiểm định và cơ quan Công an cấp giấy chứng nhận kiểm định tổ chức dán tem kiểm định lên phương tiện phòng cháy chữa cháy đã được cấp giấy chứng nhận kiểm định đã được cấp.

  • Trường hợp cấp giấy chứng nhận kiểm định theo kết quả thử nghiệm kiểm định của cơ quan/tổ chức nước ngoài thì đơn vị đề nghị cấp giấy chứng nhận kiểm định phải phối hợp với cơ quan Công an cấp giấy chứng nhận để tổ chức dán tem kiểm định lên phương tiện phòng cháy chữa cháy đã được cấp giấy chứng nhận kiểm định đã được cấp.

Như vậy, theo các quy định trên thì nếu là các phương tiện thuộc danh mục tại Phụ lục VII được ban hành kèm Nghị định 50/2024/NĐ-CP thì phải thực hiện kiểm định và dán tem kiểm định theo quy định.

3. Kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy có những nội dung gì?

Căn cứ khoản 3 Điều 38 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định nội dung kiểm định phương tiện phòng cháy chữa cháy gồm có:

  • Kiểm định chủng loại và mẫu mã của phương tiện phòng cháy chữa cháy.

  • Kiểm định các thông số kỹ thuật có liên quan đến chất lượng của phương tiện phòng cháy chữa cháy.

Để cập nhật Văn bản mới nhất về Lĩnh vực này, độc giả hãy tham gia ngay Group Zalo: Văn bản pháp luật - HSE của LuatVietnam
Trên đây là những thông tin về Các mẫu tem kiểm định phương tiện phòng cháy và chữa cháy 2024.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Đính hôn là gì? Sau đính hôn có được xem là vợ chồng hợp pháp?

Đính hôn là gì? Sau đính hôn có được xem là vợ chồng hợp pháp?

Đính hôn là gì? Sau đính hôn có được xem là vợ chồng hợp pháp?

Đính hôn một trong những nghi lễ thường thấy trong phong tục cưới hỏi của người Việt từ bao đời nay. Vậy đính hôn là gì? Sau khi thực hiện nghi lễ này, nam nữ có được xem vợ chồng hợp pháp hay chưa? Tất cả những câu hỏi đó sẽ được chúng tôi lý giải trong bài viết dưới đây.