Tàng trữ trái phép 1g ma tuý đi tù bao nhiêu năm?

Tàng trữ trái phép ma tuý là hành vi vi phạm pháp luật hình sự, vô cùng nguy hiểm cho xã hội. Vậy tàng trữ trái phép 1g ma tuý đi tù bao nhiêu năm?

1. Tàng trữ trái phép 1g ma tuý đi tù bao nhiêu năm?

Tàng trữ trái phép 1g ma tuý đi tù bao nhiêu năm?
Tàng trữ trái phép 1g ma tuý đi tù bao nhiêu năm? (Ảnh minh hoạ)

Tàng trữ trái phép được hiểu là hành vi che giấu, cất giấu một lượng hàng hoá, vật thể nào đó tại bất kỳ đâu như: Trong nhà, trong xe, trong người,... trái quy định pháp luật.

Theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 249 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 66 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017 số 12/2017/QH14, quy định về chế tài đối với Tội tàng trữ trái phép chất ma tuý như sau:

“Tội tàng trữ trái phép chất ma túy

1. Người nào tàng trữ trái phép chất ma túy mà không nhằm mục đích mua bán, vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

...

g) Các chất ma túy khác ở thể rắn có khối lượng từ 01 gam đến dưới 20 gam;”

Theo đó, người phạm tội tàng trữ trái phép chất ma tuý, không nhằm mục đích để mua bán hay vận chuyển, sản xuất trái phép chất ma túy thì tùy theo từng trường hợp cụ thể có thể bị phạt từ từ 01 - 05 năm tù.

Như vậy, người bị bắt vì có hành vi tàng trữ trái phép ma tuý ở thể rắn có khối lượng 1g thuộc trường hợp tàng trữ trái phép ma tuý có khối lượng từ 01g - dưới 20g, do đó người phạm tội có thể bị phạt từ 01 - 05 năm tù.

Đồng thời, theo quy định tại khoản 5 Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015, người phạm tội này còn có thể bị phạt tiền từ 05 - 500 triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, bị cấm hành nghề hoặc làm một công việc nhất định trong khoảng thời gian từ 01 - 05 năm hoặc bị tịch thu một phần/toàn bộ tài sản của mình.

2. Tàng trữ trái phép ma tuý có thể bị tử hình không?

Tàng trữ trái phép ma tuý có thể bị tử hình không?
Tàng trữ trái phép ma tuý có thể bị tử hình không? (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ theo khoản 4 Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015, được sửa đổi, bổ sung tại khoản 66 Điều 1 Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017, khung hình phạt cao nhất đối với tội tàng trữ trái phép ma tuý là từ 15 - 20 năm hoặc phạt tù chung thân nếu người phạm tội thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

- Tàng trữ trái phép nhựa cần sa, nhựa thuốc phiện, cao côca với khối tượng từ 05kg trở lên.

- Tàng trữ trái phép lá khát; cây côca; rễ, thân, cành, lá, hoa, quả cây cần sa hoặc bộ phận của một cây khác mà có chứa chất ma tuý với khối lượng từ 75kg trở lên.

- Tàng trữ trái phép các chất: Cocaine, Methamphetamine, Heroine, MDMA hoặc XLR-11 với khối lượng từ 100g trở lên.

- Tàng trữ trái phép quả thuốc phiện tươi với khối lượng từ 150kg trở lên.

- Tàng trữ trái phép quả thuốc phiện khô với khối lượng từ 600kg trở lên.

- Tàng trữ trái phép các chất ma tuý khác dưới thể rắn với khối lượng từ 300g trở lên.

Như vậy, dựa theo quy định nêu trên thì hiện nay không quy định hình phạt tử hình đối với Tội tàng trữ trái phép ma tuý mà chỉ quy định mức án cao nhất là tù chung thân.

3. Tàng trữ trái phép ma tuý có được hưởng án treo không?

người phạm tội tàng trữ trái phép ma tuý được Toà án có thẩm quyền xem xét hưởng án treo khi:

- Bị xử lý hình sự về tội này theo khung hình phạt thứ nhất là có mức phạt tù từ 01 - 05 năm.

- Đáp ứng các điều kiện được xem xét hưởng án treo theo quy định pháp luật như: Có các tình tiết giảm nhẹ, có nhân thân tốt, có khả năng tự cải tạo, việc cho hưởng án treo không gây ảnh hưởng đến an toàn xã hội và an ninh trật tự, không gây nguy hiểm cho xã hội,...

Bởi theo quy định pháp luật, án treo là biện pháp miễn chấp hành hình phạt tù có điều kiện, được Tòa án có thẩm quyền áp dụng dựa trên các căn cứ cụ thể:

- Người được xem xét hưởng án treo phải là người bị phạt từ không quá 03 năm.

- Căn cứ vào nhân thân của người phạm tội cũng như các tình tiết được giảm nhẹ và xét thấy không cần thiết phải bắt người phạm tội chấp hành hình phạt tù.

Đồng thời, căn cứ khoản 1 Điều 65 Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13, Toà án quyết định việc cho người phạm tội được hưởng treo và ấn định thời gian thử thách cho người phạm tội từ 01 - 05 năm.

Điều kiện được hưởng án treo được hướng dẫn chi tiết tại Điều 2 Nghị quyết 02/2018/NQ-HĐTP, theo đó để được xem xét hưởng án treo thì người phạm tội phải đáp ứng các điều kiện sau đây:

- Người phạm tội bị phạt từ không quá 03 năm và có nhân thân tốt.

- Có đủ tình tiết giảm nhẹ, không có tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự, hoặc nếu có tình tiết tăng nặng thì số tình tiết giảm nhẹ phải nhiều hơn.

- Có nơi tạm trú/thường trú rõ ràng hoặc có nơi làm việc ổn định.

- Người phạm tội có khả năng tự cải tạo, việc cho người này được hưởng án treo không gây nguy hiểm cho xã hội và ảnh hưởng xấu đến an toàn xã hội, an ninh, trật tự,...

Trên đây là những thông tin về vấn đề Tàng trữ trái phép 1g ma tuý đi tù bao nhiêu năm?
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?