Tầng Ozon là gì? Các quy định pháp luật về bảo vệ tầng Ozon

Tầng Ozon là gì mà lại đóng góp vai trò vô cùng quan trọng đối với mọi sinh vật trên trái đất? Hãy cùng tìm hiểu rõ hơn về tầng ozon cũng như các quy định của pháp luật về việc bảo vệ tầng ozon qua bài viết ở dưới đây nhé!

1. Tìm hiểu về tầng ozon là gì?

Khái niệm về tầng ozon là gì
Khái niệm về tầng ozon là gì? (Ảnh minh hoạ)

Tầng ozon (O₃) là một dạng của khí Oxi được hình thành từ tia cực tím, thường sẽ thấy nó có màu xanh nhạt cùng với mùi khó chịu. Với các tính chất đó, Ozon được chia làm hai loại:

  • Loại không có hại: Ozon không có hại là ozon liên tục được tạo ra và phân hủy ở tầng bình lưu, đây là loại có sẵn được tạo ra trong môi trường tự nhiên.

  • Loại có hại: Ozon có hại là kết quả do các hoạt động của con người tạo ra. Sự phản ứng hóa học giữa oxit của nitơ và các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi (hay còn gọi là VOC) tạo ra ozon có hại. Loại này chủ yếu được tìm thấy ở tầng đối lưu cao khoảng 10km so với mặt đất (tầng tiếp giáp với mặt đất).

Vào năm 1913, tầng ozon được khám phá ra bởi hai nhà vật lý người Pháp là Charles Fabry và Henri Buisson. Tầng ozon được tìm thấy ở tầng bình lưu bao bọc xung quanh trái đất và cách mặt đất khoảng từ 10-50 km.

Tầng ozon có tác dụng lọc tia cực tím (hay còn được gọi là tia UV), đây là loại tia gây ra bệnh ung thư và đục tinh thể ở người. Với khả năng có thể ngăn tới 97-99% tia cực tím có từ bức xạ ánh sáng mặt trời, tầng ozon ngăn bức xạ xâm nhập đến vỏ trái đất gây ảnh hưởng và đe dọa đến cho thảm thực vật.

2. Vai trò, chức năng của tầng ozon là gì?

Tầng ozon được coi như là một màn tấm chắn bức xạ bảo vệ trái đất, vậy cùng tìm hiểu xem vai trò cũng như các chức năng của tầng ozon là gì mà nó lại mang tầm ảnh hưởng quan trọng đến như vậy.

2.1 Vai trò của tầng ozon là gì?

Vai trò quan trọng của tầng ozon đối với chúng ta
Vai trò quan trọng của tầng ozon đối với chúng ta (Ảnh minh hoạ)

Tầng ozon đóng góp vai trò rất lớn và quan trọng, không chỉ ảnh hưởng đối với trái đất mà còn đến cả môi trường sống và hoạt động của mọi sinh vật. Một số vai trò chính của tầng ozon là:

  • Bảo vệ, ngăn chặn các tia bức xạ xâm nhập đến bề mặt trái đất.

  • Tầng ozon đóng vai trò hấp thụ, phản xạ và truyền đi các bức xạ  điện từ của mặt trời chiếu thẳng đến trái đất.

  • Giúp cho khí hậu, nhiệt độ trên trái đất được duy trì ổn định và ôn hòa.

  • Giúp đỡ con người nhiều trong các lĩnh vực khác nhau như: nghiên cứu khoa học, thuốc sát khuẩn, thuốc tẩy, hóa chất độc hại, khử độc thuốc trừ sâu, xử lý và cải tạo các nguồn nước thải,...

2.2 Chức năng của tầng ozon là gì?

Chức năng của tầng ozon bảo vệ trái đất
Chức năng của tầng ozon bảo vệ trái đất (Ảnh minh hoạ)

Chúng ta đều biết rằng, khí quyển bao gồm 78% là khí nitơ, 21% khí oxi và còn lại là 1% các khí khác (heli, cacbon dioxit, hơi nước,...). Ozon nằm trong khoảng 1% các khí khác đó.

Từ các số liệu trên, chúng ta đều thấy được rằng tầng ozon chiếm số lượng rất ít. Tuy chỉ là một lớp mỏng bao bọc quanh trái đất nhưng tầng ozon lại có chức năng vô cùng quan trọng nhằm bảo vệ sự sống của mọi sinh vật trên trái đất.

Có thể nói rằng, sự sống của mọi sinh vật đều phụ thuộc vào sự xuất hiện của tầng ozon. Vì vậy, một khi tầng ozon bị thủng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến mọi sinh vật, hệ sinh thái và đặc biệt là con người.

3. Quy định về bảo vệ tầng ozon theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP

Tầng ozon đang bị đe dọa
Tầng ozon đang bị đe dọa (Ảnh minh hoạ)

Hiện nay, sự suy giảm tầng ozon đang ở mức báo động. Nó tác động tiêu cực trực tiếp đến sức khỏe con người cũng như làm mất cân bằng của các hệ sinh thái. Dưới đây là các quy định theo Nghị định 06/2022/NĐ-CP về việc bảo vệ tầng ozon.

3.1 Lộ trình kiểm soát, loại trừ các chất làm suy giảm tầng ozon

Theo Nghị định số 06/2022/NĐ-CP quy định về việc giảm nhẹ phát thải khí nhà kính và bảo vệ tầng ozon được ban hành bởi Chính phủ, các chất được liệt kê sau đây là nguyên nhân làm suy giảm, ảnh hưởng đến tầng ozon gồm:

  • Bromochloromethane

  • Carbon tetrachloride (viết tắt là CTC)

  • Chlorofluorocarbon (viết tắt là CFC)

  • Halon

  • Hydrobromid Fluorocarbon (viết tắt là HBFC)

  • Hydrochlorofluorocarbon (viết tắt là HCFC)

  • Methyl bromide

  • Methyl chloroform

Các lộ trình quản lý được vạch ra rõ ràng, đặc biệt là đối với các chất HCFC như sau:

  • Từ năm 2022 đến hết năm 2014: tổng lượng tiêu thụ yêu cầu giảm không được vượt quá 65% mức tiêu thụ cơ sở.

  • Năm 2025 đến hết năm 2029: dự tính sẽ không vượt quá 32.5% mức tiêu thụ cơ sở.

  • Năm 2030 đến 2039: không vượt quá 2.5% mức tiêu thụ cơ sở.

  • Từ 01/2040: áp dụng cấm nhập và xuất khẩu các chất HCFC.

Các hành vi bị cấm sẽ liên quan đến quá trình sản xuất, nhập khẩu, tiêu thụ sản phẩm, thiết bị có chứa hoặc sản xuất từ các chất được kiểm soát cấm theo quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3.2 Đăng ký, báo cáo các chất được kiểm soát

Các đối tượng cần phải đăng ký sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu, sở hữu các thiết bị, sản phẩm có chứa các chất được kiểm soát theo quy định tại Điều 24 của Nghị định 06 bao gồm:

  • Các tổ chức có hoạt động sản xuất các chất được kiểm soát.

  • Các tổ chức có hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu các chất được kiểm soát.

  • Các tổ chức sản xuất, nhập khẩu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát.

  • Các tổ chức sở hữu thiết bị có chứa các chất được kiểm soát như là: máy điều hòa không khí có năng suất lạnh danh định lớn hơn 26,5 kW (90.000 BTU/h) và có tổng năng suất lạnh danh định của các thiết bị lớn hơn 586 kW (2.000.000 BTU/h); thiết bị lạnh công nghiệp có công suất điện lớn hơn 40 kW.

  • Tổ chức thực hiện các dịch vụ như: thu gom, tái chế, tái sử dụng và xử lý chất được kiểm soát.

3.3 Thu gom, tái chế và xử lý các chất được kiểm soát 

Theo khoản 1 Điều 28 Nghị định 06 về các nguyên tắc yêu cầu các tổ chức sản xuất, nhập khẩu thiết bị, sở hữu thiết bị, sản phẩm có chứa hoặc sản xuất từ chất được kiểm soát, việc thực hiện các hành động thu gom, tái chế và xử lý các chất được kiểm soát như sau:

  • Bắt đầu thực hiện thu gom các chất được kiểm soát khi không còn được sử dụng trong các thiết bị, sản phẩm từ ngày 01/01/2024.

  • Khuyến khích các hành động tái chế, tái sử dụng các chất được kiểm soát sau khi tiến hành thu gom.

  • Các tổ chức phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật về quản lý chất thải cho trường hợp không thể tái chế, tái sử dụng.

  • Thực hiện báo cáo hằng năm việc sử dụng các chất được kiểm soát.

Thu gom, xử lý, tái chế các chất được kiểm soát
Thu gom, xử lý, tái chế các chất được kiểm soát (Ảnh minh hoạ)

Bên cạnh đó, việc thu gom, vận chuyển, lưu giữ các chất được kiểm soát cũng cần thực hiện theo quy định sau:

  • Phải có các thiết bị như: máy thu hồi, bình chứa, cân định lượng, đồ hồ đo áp suất, bơm chân không, thiết bị kiểm tra rò rỉ, cũng như các dụng cụ đảm bảo an toàn khác.

  • Có các kỹ thuật viên đáp ứng đủ: văn bằng, chứng chỉ phù hợp hoặc được cấp chứng nhận từ các khóa đào tạo về việc thu gom và xử lý các chất được kiểm soát theo chương trình do sự phối hợp của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì với Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng.

  • Các cá nhân sở hữu thiết bị hoặc sản phẩm có chứa các chất được kiểm soát. Khi không còn sử dụng nữa phải có trách nhiệm trong việc vận chuyển đến các điểm thu gom. Và đặc biệt lưu ý không làm thay đổi hình dạng thiết bị, sản phẩm đó.

4. Kết Luận

Bài viết trên đã giải đáp cho câu hỏi “Tầng ozon là gì?”. Song song đó là một số quy định của pháp luật về việc ngăn nguy cơ thủng tầng ozon. Nếu bạn thấy bài viết hữu ích hoặc có ý kiến đóng góp khác hãy để lại comment dưới phần bình luận nhé!

Đánh giá bài viết:
(97 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự thế nào?

Cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự thế nào?

Cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự thế nào?

Việc xác định tỷ lệ phần trăm thương tật có ý nghĩa quan trọng để truy cứu trách nhiệm hình sự, quyết định khung hình phạt đối với người có hành vi phạm tội. Vậy, cách xác định tỷ lệ phần trăm thương tật trong vụ án hình sự thế nào?