Sắp tăng nặng mức phạt đối với hành vi không lắp đặt hệ thống báo cháy?

Hệ thống báo cháy đóng vai trò quan trọng trong việc phát hiện sớm hoả hoạn, giúp bảo vệ an toàn tính mạng và tài sản. Tại dự thảo mới đây, Bộ Công an đã đề xuất tăng nặng mức phạt đối với hành vi không lắp đặt hệ thống báo cháy.

1. Sắp tăng nặng mức phạt đối với hành vi không lắp đặt hệ thống báo cháy?

Theo đó, tại Điều 20 dự thảo Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đề xuất tăng nặng mức phạt đối với hành vi không lắp đặt hệ thống báo cháy so với hiện hành. Cụ thể:

STT

Hành vi

Mức phạt hiện hành
(khoản 5 Điều 44 Nghị định 144/2021/NĐ-CP)

Mức phạt đề xuất
(khoản 4 Điều 20 dự thảo Nghị định)

1

Không trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy

Từ 40 - 50 triệu đồng đối với cá nhân; 80 – 100 triệu đồng với tổ chức

Từ 15 - 20 triệu đồng với cá nhân; 30 – 40 triệu đồng với tổ chức

2

Không trang bị, lắp đặt hệ thống chữa cháy

3

Không trang bị phương tiện chữa cháy cơ giới

Ngoài ra khoản 3 Điều 20 dự thảo còn quy định phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

- Trang bị, lắp đặt thiết bị thuộc hệ thống báo cháy không bảo đảm theo quy định;

- Trang bị, lắp đặt thiết bị thuộc hệ thống chữa cháy không bảo đảm theo quy định.

Ngoài ra nếu vi phạm các hành vi trên mà để xảy ra cháy sẽ phạt tiền gấp hai lần mức tiền phạt đối với các hành vi quy định nêu trên nhưng không quá mức tiền phạt tối đa 100 triệu đồng.

Đồng thời đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi:

  • Không trang bị, lắp đặt hệ thống báo cháy;
  • Không trang bị, lắp đặt hệ thống chữa cháy;
Sắp tăng nặng mức phạt đối với hành vi không lắp đặt hệ thống báo cháy? (Ảnh minh họa)

2. Tiêu chuẩn để lắp hệ thống báo cháy

Theo tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5738:2021 về Phòng cháy chữa cháy - Hệ thống báo cháy tự động - Yêu cầu kỹ thuật quy định về yêu cầu đối với hệ thống báo cháy như sau:

Hệ thống báo cháy phải đáp ứng những yêu cầu sau:

- Phát hiện cháy nhanh chóng theo chức năng đã được đề ra;

- Chuyển tín hiệu khi phát hiện cháy thành tín hiệu báo động rõ ràng để những người xung quanh có thể thực hiện ngay các biện pháp thích hợp;

- Có khả năng chống nhiễu tốt;

- Báo hiệu nhanh chóng và rõ ràng mọi trường hợp sự cố của hệ thống;

- Không bị ảnh hưởng bởi các hệ thống khác lắp đặt chung hoặc riêng rẽ;

- Không bị tê liệt một phần hay toàn bộ do cháy gây ra trước khi phát hiện ra cháy.

Như vậy, việc lắp đặt hệ thống báo cháy phải đảm bảo những tiêu chuẩn như quy định trên.

3. Các loại nhà, công trình phải trang bị hệ thống báo cháy chữa cháy tự động

Theo Phụ lục A Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3890:2023 thì Danh mục nhà; hạng mục/khu vực; gian phòng và thiết bị phải trang bị, bố trí hệ thống, thiết bị chữa cháy tự động như sau:

Bảng A.1 - Đối với nhà

STT

Loại nhà

Hệ thống chữa cháy tự động (1)

Hệ thống báo cháy tự động

1.

Nhà ở riêng lẻ

Chiều cao từ 25 m trở lên

Cao từ 7 tầng hoặc 25 m trở lên

(Cho phép trang bị thiết bị báo cháy cục bộ)

2.

Nhà ở riêng lẻ kết hợp sản xuất, kinh doanh hàng hóa, chất dễ cháy có phần sản xuất, kinh doanh hàng hóa chất dễ cháy không quá 30% diện tích của nhà (2)

Chiều cao từ 25 m trở lên

Cao từ 3 tầng trở lên hoặc khối tích từ 1 500 m3 trở lên

(Cho phép trang bị thiết bị báo cháy cục bộ khi chiều cao thấp hơn 5 tầng và khối tích nhỏ hơn 2 500 m3)

3.

Nhà hỗn hợp

Chiều cao từ 25 m trở lên hoặc diện tích từ 5 000 m2 trở lên

Cao từ 3 tầng trở lên hoặc khối tích từ 1 500 m3 trở lên

(Cho phép trang bị thiết bị báo cháy cục bộ khi chiều cao thấp hơn 5 tầng và khối tích nhỏ hơn 1 500 m3)

4.

Chung cư, nhà tập thể; ký túc xá

Chiều cao từ 25 m trở lên hoặc diện tích từ 10 000 m2 trở lên

Cao từ 5 tầng trở lên hoặc khối tích từ 2 500 m3 trở lên

(Cho phép trang bị thiết bị báo cháy cục bộ khi chiều cao thấp hơn 5 tầng và khối tích nhỏ hơn 5 000 m3)

5.

Nhà chuyên kinh doanh dịch vụ lưu trú (nhà trọ); khách sạn, nhà nghỉ và cơ sở lưu trú được thành lập theo quy định [1] (ngoại trừ bãi cắm trại du lịch)

Chiều cao từ 25 m trở lên hoặc diện tích từ 5 000 m2 trở lên

Cao từ 3 tầng trở lên hoặc khối tích từ 2 500 m3 trở lên

(Cho phép trang bị thiết bị báo cháy cục bộ khi chiều cao thấp hơn 5 tầng và khối tích nhỏ hơn 5 000 m3)

6.

Nhà dưỡng lão, nhà chăm sóc người khuyết tật

Không phụ thuộc vào quy mô

Không phụ thuộc vào quy mô

(Cho phép trang bị thiết bị báo cháy cục bộ khi chiều cao thấp hơn 3 tầng và khối tích nhỏ hơn 1 000 m3)

7.

Nhà trẻ, mẫu giáo, mầm non

Cao từ 4 tầng trở lên (không tính tầng kỹ thuật trên cùng)

Có từ 100 cháu trở lên hoặc khối tích từ 1 000 m3 trở lên

(Cho phép trang bị thiết bị báo cháy cục bộ khi chiều cao dưới 15 m và khối tích dưới 1 500 m3)

8.

Trường học và các cơ sở giáo dục theo quy định [2] (ngoại trừ mục 6 bảng này)

Chiều cao từ 25 m trở lên

Cao từ 5 tầng trở lên hoặc khối tích từ 5 000 m3 trở lên

(Cho phép trang bị thiết bị báo cháy cục bộ khi khối tích nhỏ hơn 2 000 m3)

9.

Đài kiểm soát không lưu, nhà ga sân bay, nhà ga đường sắt, nhà chờ cáp treo vận chuyển người, các nhà dịch vụ bến cảng biển, cảng cạn, cảng thủy nội địa, bến xe khách, trạm dừng nghỉ

Chiều cao từ 25 m hoặc diện tích từ 10 000 m2 trở lên

Không phụ thuộc vào quy mô.

(Cho phép trang bị thiết bị báo cháy cục bộ khi chiều cao thấp hơn 3 tầng và khối tích nhỏ hơn 1 500 m3)

10.

Bưu điện, cơ sở truyền thanh, truyền hình, viễn thông

Chiều cao từ 25 m hoặc diện tích từ 5 000 m2 trở lên

Cao từ 3 tầng trở lên hoặc khối tích từ 1 500 m3

11

Một phần Danh mục nhà, công trình phải trang bị hệ thống báo cháy chữa cháy tự động.
Trên đây là thông tin về việc tăng nặng mức phạt đối với hành vi không lắp đặt hệ thống báo cháy.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Vì sao phản đối nhãn hiệu lại cần thiết ở Việt Nam?

Nhiều chủ nhãn hiệu có thể nghĩ rằng, thẩm định viên tại Cục SHTT Việt Nam sẽ tự động từ chối các đơn đăng ký nhãn hiệu bị xem là tương tự rõ ràng với các nhãn hiệu có trước, nhưng thực tế có thể khác biệt một cách bất ngờ. Việc cho rằng các nhãn hiệu rất giống nhau, đặc biệt là những nhãn hiệu đăng ký cho các hàng hóa và dịch vụ tương tự hoặc liên quan, chắc chắn sẽ bị từ chối, là một lầm tưởng phổ biến. Vì những lý do không lường trước được trong quá trình thẩm định, ngay cả những nhãn hiệu có vẻ tương tự gây nhầm lẫn đôi khi vẫn có thể được bảo hộ.