Căn cứ để tạm giữ hình sự là gì? Thời hạn tạm giữ bao lâu?

Tạm giữ hình sự là biện pháp ngăn chặn phổ biến được quy định cụ thể tại Bộ luật Hình sự 2015. Vậy, căn cứ nào để tạm giữ hình sự? Thời hạn tạm giữ hình sự là bao lâu?

1. Thế nào là tạm giữ hình sự?

Biện pháp ngăn chặn được hiểu là các biện pháp mang tính chất cưỡng chế về mặt tố tụng và được áp dụng khi có đủ căn cứ đối với bị can, bị cáo hoặc người chưa bị khởi tố trong các trường hợp như: Trường hợp khẩn cấp; trường hợp phạm tội quả tang… để nhằm ngăn chặn những hành vi nguy hiểm của họ trong xã hội, ngăn ngừa tội phạm xảy ra.

Trong đó, tạm giữ hình sự là biện pháp ngăn chặn được sử dụng tương đối phổ biến. Căn cứ Điều 117 Bộ luật Hình sự thì tạm giữ là biện pháp ngăn chặn do người có thẩm quyền áp dụng đối với người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, người phạm tội tự thú, đầu thú hoặc đối với người bị bắt theo quyết định truy nã.

Ngoài ra, theo khoản 1 Điều 59, người bị tạm giữ là người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt theo quyết định truy nã hoặc người phạm tội tự thú, đầu thú và đối với họ đã có quyết định tạm giữ.

Cơ quan có thẩm quyền khi có căn cứ sẽ đưa ra quyết định tạm giữ, trong đó ghi rõ:

- Họ tên, địa chỉ của người bị tạm giữ, lý do tạm giữ, giờ, ngày bắt đầu và giờ, ngày hết thời hạn tạm giữ;

- Số, ngày, tháng, năm, địa điểm ban hành quyết định;

- Căn cứ ban hành quyết định;

- Nội dung;

- Họ tên, chức vụ, chữ ký của người ban hành quyết định và đóng dấu.

tam giu hinh su
Căn cứ để tạm giữ hình sự là gì? Thời hạn tạm giữ bao lâu? (Ảnh minh họa)

2. Căn cứ để tạm giữ hình sự là gì?

Căn cứ vào giải thích trên về tạm giữ hình sự, có thể hiểu việc tạm giữ hình sự được thực hiện dựa trên các căn cứ sau:

- Người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp;

- Người bị bắt trong trường hợp phạm tội quả tang;

- Người phạm tội tự thú, đầu thú;

- Người bị bắt theo quyết định truy nã.

3. Thời hạn tạm giữ hình sự là bao lâu?

Thời hạn tạm giữ hình sự hiện nay được quy định tại Điều 118 Bộ luật Tố tụng hình sự. Theo đó, thời hạn tạm giữ tối đa 03 ngày kể từ khi Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra nhận người bị giữ, người bị bắt hoặc áp giải người bị giữ, người bị bắt về trụ sở của mình hoặc kể từ khi Cơ quan điều tra ra quyết định tạm giữ người phạm tội tự thú, đầu thú. Trong đó:

- Trường hợp cần thiết: Có thể gia hạn tạm giữ nhưng không quá 03 ngày.

- Trường hợp đặc biệt: Có thể gia hạn tạm giữ lần thứ hai nhưng không quá 03 ngày.

Lưu ý rằng, mọi trường hợp gia hạn tạm giữ đều phải được Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền phê chuẩn. Việc ra quyết định phê chuẩn hoặc quyết định không phê chuẩn phải được đưua ra trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận hồ sơ đề nghị gia hạn tạm giữ.

Ngoài ra, Điều 118 Bộ luật này cũng nêu rõ, thời gian tạm giữ được trừ vào thời hạn tạm giam. Một ngày tạm giữ được tính bằng một ngày tạm giam.

Trên đây là giải đáp về tạm giữ hình sự. Nếu còn vướng mắc về bài viết hoặc các vấn đề pháp lý khác, bạn đọc vui lòng gọi tới 1900.6192 để được hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng thương hiệu trong 20 năm, mất trong 1 vài ngày, vì đâu nên nỗi?

Xây dựng thương hiệu trong 20 năm, mất trong 1 vài ngày, vì đâu nên nỗi?

Xây dựng thương hiệu trong 20 năm, mất trong 1 vài ngày, vì đâu nên nỗi?

Doanh nghiệp mất gần 2 năm để đơn đăng ký nhãn hiệu của họ được thẩm định và cấp văn bằng bảo hộ tại Việt Nam, nhưng có thể mất 5-10 năm, thậm chí 20 năm để xây dựng thương hiệu. Nhưng bạn có thể đánh mất nhãn hiệu đã đăng ký trong một vài ngày nếu không xây dựng hệ thống để quản lý hiệu quả các văn bản, tài liệu hay Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu của công ty.

Hồ sơ, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp hiện nay thế nào?

Hồ sơ, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp hiện nay thế nào?

Hồ sơ, thủ tục đăng ký kiểu dáng công nghiệp hiện nay thế nào?

Kiểu dáng công nghiệp là tài sản có giá trị thương mại không nhỏ trong doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải bỏ ra chi phí rất lớn để đầu tư, sáng tạo ra các mẫu mã, bao bì mới. Thế nhưn, nhiều mẫu mã, bao bì chỉ vừa mới được đưa ra đã bị sao chép. Do đó, việc đăng ký kiểu dáng công nghiệp là hết sức quan trọng.

Cách loại trừ rủi ro khi sử dụng nhãn hiệu khác với nhãn hiệu đã đăng ký

Cách loại trừ rủi ro khi sử dụng nhãn hiệu khác với nhãn hiệu đã đăng ký

Cách loại trừ rủi ro khi sử dụng nhãn hiệu khác với nhãn hiệu đã đăng ký

Sau một số năm thương mại hóa sản phẩm dựa trên nhãn hiệu đã đăng ký, nhiều chủ nhãn hiệu muốn làm mới diện mạo cho nhãn hiệu của họ bằng cách biến đổi một số thành phần để làm cho nhãn hiệu bắt mắt hơn, dễ tiếp cận với công chúng hơn. Điều này đã khiến chủ nhãn hiệu phải trả cái giá không hề rẻ.