Tài sản ròng là gì? Cách tính tài sản ròng thế nào?

Tài sản ròng là giá trị có ý nghĩa rất quan trọng. Đây là một trong những giá trị đánh giá một cách chính xác tình hình tài chính của mỗi chủ thể. Vậy tài sản ròng là gì? Giá trị này có cách tính như thế nào? Tài sản thuần và tài sản ròng có khác nhau hay không?

1. Tài sản ròng là gì? 

Tài sản ròng là một loại tài sản, bao gồm tất cả tài sản tài chính và phi tài chính trừ đi tất cả các khoản nợ chưa thanh toán của một chủ thể nhất định.

Giá trị tài sản ròng là chỉ tiêu tài chính quan trọng của chủ thể (Ảnh minh họa)

Tài sản có thể là tiền mặt, bất động sản, máy móc, thiết bị, hàng hóa,...

Nợ phải trả là tất cả các khoản chưa được thanh toán trong ngắn hạn và dài hạn.

Chủ thể của tài sản ròng có thể là:

  • Doanh nghiệp: Giá trị tài sản ròng thể hiện ở khoản mục Vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.

  • Chính phủ: Tài sản ròng thể hiện được tiềm lực và khả năng cân đối tài chính của chính phủ.

  • Cá nhân: cách tính giá trị tài sản ròng của cá nhân tương tự các chủ thể khác.

Giá trị tài sản ròng của quốc gia bằng tổng giá trị tài sản ròng của tất cả các chủ thể trong nền kinh tế bao gồm cá nhân, doanh nghiệp, chính phủ. Giá trị tài sản ròng quốc gia đánh giá tiềm lực tài chính cũng như kết quả thực hiện các chính sách kinh tế của quốc gia đó.

2. Các loại tài sản ròng trong chứng khoán

Trong chứng khoán, tài sản ròng bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn (Ảnh minh họa)


Trong chứng khoán, tài sản ròng được chia làm hai loại

2.1 Tài sản ngắn hạn

Là tài sản lưu động, có chu kỳ sử dụng dưới một năm hay một chu kỳ kinh doanh tính đến thời điểm lập báo cáo tài chính. Tài sản ngắn hạn có đặc điểm nổi bật là không ổn định, liên tục vận động và thay đổi hình thái để giúp việc sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục.

Bên cạnh đó, do những khoản đầu tư cho tài sản ngắn hạn không tốn nhiều chi phí, lại có thể thu hồi dễ dàng nên tài sản ngắn hạn dễ thích nghi với sự biến động của kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Tài sản ngắn hạn có tính linh động cao, dễ chuyển đổi (Ảnh minh họa)

Tài sản ngắn hạn bao gồm:

- Vốn bằng tiền và các khoản tương đương tiền: tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, tiền đang chuyển.

- Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn: đầu tư cổ phiếu ngắn hạn,...

- Các khoản phải thu ngắn hạn: phải thu ngắn hạn của khách hàng, phải thu nội bộ.

- Hàng tồn kho: nguyên vật liệu, hàng hóa, hàng mua đang đi đường.

- Các loại tài sản ngắn hạn khác: ký quỹ ký cược ngắn hạn, các khoản chi phí trả trước như tạm ứng,...

2.2 Tài sản dài hạn

Tài sản dài hạn là các tài sản có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên và có chu kỳ sử dụng từ một năm trở lên.

Đặc điểm nổi bật của tài sản dài hạn là không có tính linh động, khó chuyển đổi thành tiền, thường có rủi ro biến động giá trị.

Tài sản dài hạn thường phải chịu rủi ro biến động giá trị (Ảnh minh họa)

Tài sản dài hạn bao gồm:

  • Các khoản phải thu dài hạn: các khoản phải thu có thời hạn trên một năm như: phải thu khách hàng, phải thu nội bộ, vốn kinh doanh ở đơn vị trực thuộc, phải thu khác

  • Tài sản cố định: Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ giá trị còn lại ( nguyên giá - hao mòn lũy kế) của tài sản cố định tại thời điểm báo cáo. Các loại tài sản cố định bao gồm:

  • Tài sản cố định hữu hình: Máy móc, thiết bị, phương tiện vận tải, văn phòng…

  • Tài sản cố định thuê tài chính

  • Tài sản cố định vô hình: bản quyền, thương hiệu,...

  • Bất động sản đầu tư: đất đai, nhà cửa được đầu tư với mục đích kinh doanh.

  • Tài sản dở dang dài hạn: Chỉ tiêu phản ánh giá trị sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn và chi phí xây dựng cơ bản dở dang dài hạn tại thời điểm báo cáo. Tài sản dở dang dài hạn gồm có:

  • Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang dài hạn: Là các chi phí để sản xuất hàng hóa nhưng việc sản xuất bị tạm dừng quá một năm hoặc một chu kỳ kinh doanh tính tại thời điểm báo cáo. Chỉ tiêu này thường được dùng trong các dự án bất động sản xây dựng để bán nhưng chậm triển khai hoặc bị chậm tiến độ.

  • Chi phí xây dựng cơ bản dở dang dài hạn: Chỉ tiêu phản ánh giá trị tài sản cố định đang mua sắm, chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, chi phí sửa chữa lớn tài sản cố định dở dang, đã hoàn thành nhưng chưa bàn giao hoặc chưa đưa vào sử dụng.

  • Các khoản đầu tư tài chính dài hạn: Chỉ tiêu phản ánh tổng giá trị các khoản đầu tư tài chính dài hạn sau khi trừ đi khoản dự phòng rủi ro đầu tư tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

Đầu tư tài chính dài hạn bao gồm các khoản đầu tư như: Đầu tư vào công ty con, đầu tư chứng khoán dài hạn, đầu tư liên doanh, liên kết, đầu tư góp vốn vào đơn vị khác, đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn.

  • Tài sản dài hạn khác: bao gồm các khoản như chi phí trả trước dài hạn, tài sản thuế thu nhập hoãn lại, tài sản dài hạn chưa được đưa vào các chỉ tiêu khác.

3. Cách tính giá trị tài sản ròng 

Giá trị tài sản ròng được tính dựa vào tổng tài sản và tổng nợ phải trả (Ảnh minh họa)

Giá trị tài sản ròng có công thức tính như sau:

Giá trị tài sản ròng = Tổng các loại tài sản - Tổng các khoản nợ phải trả

Giá trị tổng tài sản và tổng nợ phải trả được tính dựa trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Trong đó:

- Tổng tài sản:

Giá trị tổng tài sản bao gồm: các loại tài sản ngắn hạn và dài hạn, các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn, các khoản đầu tư ngắn hạn và dài hạn, các loại tài sản cố định,...

- Tổng nợ phải trả:

Giá trị tổng nợ phải trả bao gồm:

  • Nợ ngắn hạn: các khoản phải trả có chu kỳ thanh toán ngắn dưới một năm như lương, thuế, nợ vay ngân hàng ngắn hạn, các khoản nợ phải trả ngắn hạn khác,...

  • Nợ dài hạn: Các khoản phải trả có chu kỳ thanh toán trên một năm như: nợ đối tác dài hạn, nợ vay ngân hàng dài hạn,...

4. Ý nghĩa của tài sản ròng

Giá trị tài sản ròng là giá trị có ý nghĩa quan trọng về mặt tài chính đối với mỗi doanh nghiệp hay tổ chức. Vậy ý nghĩa của tài sản ròng là gì?

  • Giá trị tài sản ròng là giá trị phản ánh chính xác nhất tình hình tài chính của chủ thể. Khi giá trị tài sản ròng tăng, có nghĩa là tài sản của chủ thể tăng, các khoản nợ phải trả giảm. Điều này có nghĩa là tình hình tài chính của chủ thế đang khả quan, kinh doanh có lãi.

Ngược lại, nếu giá trị tài sản ròng giảm hoặc âm thì kinh doanh đang bị lỗ, doanh nghiệp cần điều chỉnh các phương án kinh doanh của mình.

  • Giá trị tài sản ròng là con số cụ thể và được tính toán chính xác theo công thức nên sự biến động của tài chính doanh nghiệp được theo dõi sát sao.

  • Giá trị tài sản ròng còn là chỉ tiêu giúp cân bằng thu chi. Đây là mục tiêu quan trọng đối với tất cả các chủ thể kinh tế.

Việc tính toán giá trị tài sản ròng giúp cho việc cân đối tài chính được hiệu quả hơn.

  • Việc đánh giá xét duyệt hồ sơ vay ngân hàng cũng một phần dựa trên tiêu chí giá trị tài sản ròng của doanh nghiệp. Vì đây là tiêu chí đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp.

  • Trên thị trường chứng khoán, chỉ tiêu tài sản ròng giúp nhà đầu tư đánh giá được tiềm lực tài chính cũng như tình hình kinh doanh của doanh nghiệp. Từ đó có những quyết định chính xác trong việc đầu tư.

5. Tài sản ròng và tài sản thuần khác nhau thế nào?

Tài sản thuần là một tên gọi khác của giá trị tài sản ròng.

Vậy điểm khác nhau giữa tài sản thuần và tài sản ròng là gì?

Tài sản thuần là tên gọi khác của giá trị tài sản ròng (Ảnh minh họa)

Điểm khác nhau căn bản giữa hai thuật ngữ này là tài sản ròng là tên gọi của một loại tài sản, còn tài sản thuần là một số liệu được tính toán chính xác chỉ giá trị của tài sản ròng.

6. Kết luận

Tài sản ròng là một loại tài sản quan trọng, việc nắm rõ tài sản ròng là gì giúp có thể đánh giá chính xác được tình hình kinh tế của chủ thể.

Giá trị tài sản ròng là chỉ tiêu đánh giá tài chính của chủ thể. Việc tính toán giá trị tài sản ròng giúp chủ thể nắm được tình hình sản xuất kinh doanh, sự biến động nguồn vốn, các khoản vay nợ,... Từ đó có những chính sách, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp.

Giá trị tài sản ròng không chỉ quan trọng đối với chủ thể trong việc đánh giá tình hình tài chính, kinh doanh của mình mà còn quan trọng trong quyết định đầu tư vốn của nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán. Bên cạnh đó giá trị tài sản ròng còn ảnh hưởng đến quyết định cho vay của các ngân hàng. Vì thế việc giữ cho chỉ tiêu giá trị tài sản ròng ở trong mức an toàn là việc mà các chủ thể kinh tế luôn phải tính toán trong các quyết định kinh doanh của mình.

Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?