Tài chính doanh nghiệp là gì? Chức năng, vai trò của tài chính doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp thì vấn đề tài chính doanh nghiệp được xem là nền tảng cho sự thành công của 1 doanh nghiệp. Một doanh nghiệp biết quản lý tài chính sẽ đảm bảo được sự vận hành hiệu quả và phát triển bền vững. Bài viết này sẽ  cho bạn một cái nhìn tổng quan, cơ bản nhất về tài chính doanh nghiệp.


1. Tài chính doanh nghiệp là gì?

Ở Việt Nam, khái niệm “tài chính doanh nghiệp là gì” chưa được bất kì một loại văn bản pháp luật nào ra hướng dẫn cụ thể. Dựa vào những hoạt động của nó và thuật ngữ chuyên ngành tiếng anh là Finance Corporate thì có thể khái quát về tài chính doanh nghiệp như sau:

  • Là một lĩnh vực chuyên môn tập trung vào việc quản lý và sử dụng nguồn vốn hiệu quả trong doanh nghiệp.

  • Tài chính doanh nghiệp thực chất là một hệ thống quản lý tài chính của doanh nghiệp, phân phối nguồn tài chính và tiền tệ. Quá trình chu chuyển nguồn vốn nhằm phục vụ mục đích sản xuất để đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

  • Các hoạt động trong hệ thống bao gồm việc thu thập, phân phối và sử dụng các nguồn lực tài chính, quản lý rủi ro tài chính và báo cáo về tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp là gì?
Tài chính doanh nghiệp là gì? (Ảnh minh hoạ)

Thực tế để có thể quản lý và sử dụng nguồn vốn hiệu quả vì mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp thì không chỉ dựa vào các số liệu được cung cấp mà còn phải dựa vào những phân tích xu hướng của thị trường. Việc phân tích, phán đoán về xu hướng thị trường kết hợp với các số liệu thì mới giúp doanh nghiệp đưa ra những hướng đi chính xác trong môi trường kinh doanh.

2. Chức năng của tài chính doanh nghiệp

Mỗi doanh nghiệp đầu cần có một bộ phận chuyên quản lý tài chính của doanh nghiệp. Tình hình tài chính ổn thì doanh nghiệp mới hoạt động được ổn định. Về cơ bản thì các chức năng chính của tài chính doanh nghiệp là gì?

2.1 Triển khai kế hoạch và ra quyết định đầu tư tài chính

Nhà quản lý tài chính cần dựa vào những thông tin thị trường được phân tích mà lên kế hoạch tìm kiếm các cơ hội đầu tư có khả năng mang lại lợi nhuận. Từ đó lập nên một bản kế hoạch chi tiết về các khoản chi tiêu, dự tính doanh thu, lợi nhuận, đánh giá kỹ lưỡng về các rủi ro có thể xảy ra,...

Căn cứ vào quá trình hoạch lập kế hoạch, dự toán vốn đầu tư, đánh giá hiệu quả của dự án mà nhà quản lý chọn lựa và đưa ra quyết định đầu tư vào các tài sản và dự án để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp.

2.2 Huy động vốn 

Sau khi ra quyết định đầu tư thì tiếp đến sẽ thực hiện một trong những hoạt động tài chính quan trọng của doanh nghiệp là huy động vốn. Đây là một hoạt động tài chính mà mọi doanh nghiệp cần thực hiện để đảm bảo nguồn lực tài chính đủ duy trì và phát triển hoạt động kinh doanh.

Những lựa chọn huy động vốn phổ biến hiện này mà các doanh nghiệp đều cân nhắc đến là vay ngân hàng, phát hành cổ phiếu thông qua thị trường chứng khoán hoặc phát hành trái phiếu để thu hút vốn từ những nhà đầu tư, tối ưu hóa quản lý lưu chuyển tiền nội bộ để giảm cần thiết phải huy động vốn từ bên ngoài...

2.3 Sử dụng vốn

Khi đã có một nguồn vốn đủ mạnh để tiến hành các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì các nhà quản lý tài chính cần phải đưa ra những quyết định để sử dụng nguồn vốn một cách phù hợp. Nguồn vốn được các nhà quản lý chia ra thành các phần, phục vụ cho hoạt động vận hành của doanh nghiệp.

Các nhà quản lý phân chia nguồn vốn các hoạt động của doanh nghiệp
Các nhà quản lý phân chia nguồn vốn các hoạt động của doanh nghiệp (Ảnh minh hoạ)

Hiện nay nguồn vốn được sử dụng để đầu tư vào tài sản cố định (máy móc, cơ sở hạ tầng,...) nhằm tạo ra năng lực sản xuất cho hoạt động kinh doanh, đầu tư vào mục tiêu mở rộng kinh doanh, thanh toán nợ và tái cơ cấu nợ, sử dụng vốn để duy trì các hoạt động hằng ngày như trả lương nhân sự, thanh toán hóa đơn, chi trả các chi phí vận hành,… giúp đảm bảo tính ổn định trong quá trình kinh doanh.

2.4 Quản lý vốn 

Có thể hiểu một cách đơn giản việc quản lý vốn bao gồm các hoạt động như phân phối, theo dõi, giám sát nguồn vốn của doanh nghiệp.

Dựa vào những biến động của thị trường, các báo cáo tài chính mà người quản lý tài chính có thể phân phối nguồn vốn hợp lý, cân chỉnh làm sao để tránh việc chi một cách lãng phí đồng thời tối ưu hóa được những lợi ích đem lại cho doanh nghiệp

Trong quá trình phân phối nguồn vốn cho các hoạt động doanh nghiệp thì cũng cần thường xuyên giám sát sự luân chuyển nguồn vốn đã được phân chia, lập kế hoạch đánh giá, phân tích để từ đó điều chỉnh lại việc phân phối nguồn vốn dựa theo những biến động mà các nhà quản lý có thể dự trù trước. Việc quản lý vốn tốt giúp doanh nghiệp có thể linh hoạt và sẵn sàng đối phó với mọi tình huống đột ngột xảy ra trong thị trường kinh tế.

3. Vai trò của tài chính doanh nghiệp

Tài chính doanh nghiệp là một trong những chìa khóa quan trọng của việc vận hành doanh nghiệp. Thông qua việc nắm rõ chức năng của tài chính doanh nghiệp là gì mà ta có thể thấy được vai trò quan trọng hệ thống tài chính trong doanh nghiệp:

  • Đảm bảo nguồn vốn và sự phát triển bền vững của doanh nghiệp: Tài chính doanh nghiệp giúp doanh nghiệp huy động vốn hiệu quả, đầu tư vào các dự án tiềm năng và quản lý rủi ro tài chính. Qua đó đảm bảo nguồn vốn cần thiết để thực hiện các dự án và duy trì hoạt động kinh doanh. Từ đó giúp doanh nghiệp có sự phát triển bền vững và nâng cao độ tin cậy của doanh nghiệp trong mắt nhà đầu tư so với các đối thủ khác trong thị trường.

  • Tăng ưu hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro cho doanh nghiệp: Việc quản lý tài chính hiệu quả giúp doanh nghiệp giảm chi phí, tăng doanh thu và tối ưu hóa lợi nhuận. Ngoài ra để giảm thiểu tác động tiêu cực của những yếu tố biến động trong nền kinh tế, các nhà quản lý tài chính thường xuyên áp dụng các chiến lược như đa dạng hóa nguồn thu nhập và đầu tư, giảm thiểu rủi ro bằng cách phân phối vào nhiều lĩnh vực khác nhau.

  • Nâng cao năng lực cạnh tranh: Doanh nghiệp có thể sử dụng nguồn tài chính được phân phối để đầu tư vào công nghệ mới, phát triển sản phẩm mới và tăng cường khả năng cạnh tranh trên thị trường.

4. Nghĩa vụ tài chính trong doanh nghiệp

tài chính doanh nghiệp chính là việc quản lý nguồn tài chính của doanh nghiệp nên cũng có các nghĩa vụ sau do hệ thống tài chính doanh nghiệp thực hiện:

  • Hoàn thành nghĩa vụ đóng thuế theo quy định của pháp luật, nộp đầy đủ và đúng hạn, tránh các khoản phạt vì vi phạm nghĩa vụ nộp thuế.

  • Thanh toán đầy đủ các khoản chi phí phát sinh trong quá trình vận hành doanh nghiệp. Đảm bảo việc thanh toán đúng hạn để duy trì uy tín và hoạt động kinh doanh ổn định.

  • Áp dụng các biện pháp kiểm soát nội bộ và bảo mật để bảo vệ tài sản, tránh thất thoát, lãng phí tài sản của doanh nghiệp

  • Báo cáo tài chính theo đúng điều lệ của doanh nghiệp. Cung cấp thông tin tài chính chính xác và minh bạch cho các bên liên quan.

Bộ phận quản lý tài chính phải làm báo cáo tài chính cho các bên
Bộ phận quản lý tài chính phải làm báo cáo tài chính cho các bên (Ảnh minh hoạ)
  • Tối ưu hóa việc sử dụng vốn, đảm bảo mang lại lợi nhuận cao nhất cho doanh nghiệp.

Tài chính doanh nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp, định hướng phần lớn các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với các nhà đầu tư, một doanh nghiệp có bộ phận quản lý tài chính chuyên nghiệp và năng lực thì sẽ xứng đáng để đầu tư vào.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

4 đề xuất mới đáng chú ý tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giá 2023

4 đề xuất mới đáng chú ý tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giá 2023

4 đề xuất mới đáng chú ý tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giá 2023

Dự thảo Nghị định Quy định chi tiết và biện pháp thi hành một số điều của Luật Giá hiện đang được lấy ý kiến công khai, dự kiến đưa vào áp dụng từ 01/7/2024. Sau đây là 04 đề xuất mới đáng chú ý tại dự thảo Nghị định hướng dẫn Luật Giá 2023.

Mã vùng Việt Nam và Bảng mã vùng của 63 tỉnh thành [mới nhất]

Mã vùng Việt Nam và Bảng mã vùng của 63 tỉnh thành [mới nhất]

Mã vùng Việt Nam và Bảng mã vùng của 63 tỉnh thành [mới nhất]

Mã vùng là yếu tố bắt buộc cần có của hầu hết các quốc gia trên thế giới. Cũng như các quốc gia khác, Việt Nam cũng có mã vùng Việt Nam và các tỉnh thành khác nhau cũng sẽ có mã vùng điện thoại khác nhau. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn thông tin về mã vùng Việt Nam và bảng mã vùng của 63 tỉnh thành mới nhất