Hình ảnh của cá nhân là phạm trù được pháp luật bảo vệ và tôn trọng. Do đó, nếu sử dụng hình ảnh của người khác khi chưa được cho phép sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc thậm chí phải truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể như sau:
Xử phạt hành chính
Tuỳ vào mục đích sử dụng hình ảnh người khác khi chưa được cho phép, pháp luật có quy định riêng về mức xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này. Cụ thể như sau:
Đơn vị: Triệu đồng
Hành vi | Mức phạt | Căn cứ |
- Sử dụng hình ảnh trẻ em dưới 07 tuổi để minh hoạ trên xuất bản phẩm mà cha mẹ/người giám hộ của trẻ không đồng ý. - Sử dụng hình ảnh trẻ từ đủ 07 tuổi trở lên mà không được chính trẻ, cha mẹ/người giám hộ của trẻ đồng ý | 03 - 05 | |
Quảng cáo trên mạng xã hội có sử dụng hình ảnh người khác mà chưa được người đó cho phép trừ trường hợp được pháp luật cho phép. | 20 - 40 | điểm b khoản 3 Điều 34 Nghị định 38/2021/NĐ-CP |
Tiết lộ hình ảnh của người khác mà không được cho phép nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự | 20 - 30 | |
Sử dụng trái phép hình ảnh người khác nhằm mục đích vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm trên môi trường mạng | 10 - 20 | điểm e khoản 3 Điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP |
Lợi dụng mạng xã hội để cung cấp, chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân | 10 - 20 |
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Thông thường căn cứ vào mục đích sử dụng hình ảnh của người khác khi chưa được cho phép sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự nếu nhằm mục đích vu khống hoặc làm nhục người khác đến mức phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Cụ thể:
- Phạm tội làm nhục người khác theo Điều 155 Bộ luật Hình sự năm 2015 với các mức phạt tù:
- Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10 - 30 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm: Xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự người khác.
- Phạt tù từ 03 tháng - 02 năm: Phạm tội từ 02 lần trở lên; với từ 02 người trở lên; lợi dụng chức vụ quyền hạn; với người đang thi hành công vụ; với người nuôi dưỡng, dạy dỗ, chăm sóc, chữa bệnh cho mình; dùng máy tính, mạng điện thoại…
- Phạt tù từ 02 - 05 năm tù: Khiến nạn nhân bị rối loạn tâm thần và hành vi mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên; làm nạn nhân tự sát.
- Tội vu khống tại Điều 156 Bộ luật Hình sự với các mức phạt tù sau đây:
- Bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng - 01 năm nếu bịa đặt/loan truyền điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự/gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ.
- Phạt tù từ 01 - 03 năm: Phạm tội có tổ chức; lợi dụng chức vụ quyền hạn; phạm tội với 02 người trở lên; với ông bà cha mẹ, người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, chữa bệnh cho mình; với người thi hành công vụ; phạm tội thông qua sử dụng mạng máy tính; làm nạn nhân rối loạn tâm thần, hành vi có tỷ lệ tổn thương từ 31% - 61%...
- Phạt tù từ 03 - 07 năm: Phạm tội vì động cơ đê hèn; khiến nạn nhân bị rối loạn tâm thần, hành vi có tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 61% trở lên hoặc làm nạn nhân tự sát.
Ngoài ra, người phạm tội còn bị phạt tiền từ 10 - 50 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc công việc nhất định từ 01 - 05 năm.
Trên đây là mức phạt hành vi sử dụng hình ảnh của người khác khi chưa được cho phép. Nếu còn thắc mắc về nội dung bài viết hoặc các vấn đề liên quan, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.