So sánh Thông tư 33/2023 và 38/2018 về xác định xuất xứ hàng hóa

Thông tư 33/2023/TT-BTC với nhiều thay đổi về xác định xuất xứ hàng hóa so với Thông tư 38/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 62/2019/TT-BTC. Để bạn đọc tiện theo dõi, LuatVietnam đã lập bảng so sánh Thông tư 33/2023 và 38/2018 dưới đây:

Thông tư 38/2018/TT-BTC
sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 62/2019/TT-BTC

Thông tư 33/2023/TT-BTC

1. Cách khai chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa xuất khẩu

Không quy định cụ thể

Quy định cụ thể cách khai ô “mô tả hàng hóa” trên tờ khai hải quan điện tử:

- Hàng hóa có xuất xứ Việt Nam: Khai theo cấu trúc “mô tả hàng hóa#&VN”;

- Hàng hóa có xuất xứ nước khác: khai theo cấu trúc “mô tả hàng hóa#& (mã nước xuất xứ của hàng hóa)”;

- Hàng hóa được sản xuất từ nhiều nguồn nguyên liệu có xuất xứ từ các nước khác nhau, không xác định được xuất xứ của hàng hóa/hàng hóa chỉ thực hiện một số công đoạn gia công lắp ráp, chế biến đơn giản tại Việt Nam: Khai theo cấu trúc “mô tả hàng hóa#&KXĐ”.

(khoản 1 Điều 5)

2. Hình thức nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

- Trường hợp hàng hóa nhập khẩu áp dụng thuế suất ưu đãi đặc biệt: Nộp C/O điện tử/bản chụp/bản scan C/O

- Trường hợp hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa nhập khẩu phải nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cho cơ quan hải quan và các trường hợp khác: Nộp C/O giấy

(Điều 4 Thông tư 38/2018/TT-BTC, Điều 4 Thông tư 47/2020/TT-BTC)

- Nộp bản điện tử nếu là C/O điện tử

- Nộp bản scan có ký số nếu là C/O giấy)

- Nộp bản chụp C/O nếu nộp tờ khai hải quan giấy

Không cần nộp bản giấy nhưng phải lưu để xuất trình khi kiểm tra sau thông quan, thanh tra chuyên ngành hoặc kiểm tra hải quan hoặc khi cơ quan hải quan có nghi ngờ về tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong quá trình làm thủ tục hải quan.

Lưu ý:

- Không phải nộp C/O chỉ cần khai thông tin C/O đối với trường hợp C/O được cấp trên Cổng thông tin một cửa quốc gia, một cửa ASEAN hoặc Trang thông tin điện tử theo thông báo của cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu.

(khoản 4, khoản 5 Điều 12)

3. Cách khai nội dung nộp bổ sung C/O

Tại thời điểm làm thủ tục hải quan, người khai hải quan khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan điện tử theo hướng dẫn tại Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 39/2018/TT-BTC (điểm a khoản 2 Điều 5 Thông tư 38/2018/TT-BTC)

Cụ thể, doanh nghiệp khai vào ô “Phần ghi chú” trên tờ khai với nội dung: “Nộp bổ sung C/O” hoặc “Nợ C/O”

(Công văn số 78/TCHQ-GSQL ngày 05/01/2018)

Không cần khai chậm nộp C/O trên tờ khai hải quan

Doanh nghiệp được quyền khai bổ sung thông tin về C/O mà không cần khai nợ/bổ sung C/O trong “Phần ghi chú” trên tờ khai hải quan như trước đây

(khoản 4 Điều 11)

4. Cách khai chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan

Khai số tham chiếu và ngày cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan điện tử theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 38/2015/TT-BTC

(điểm a khoản 1 Điều 5 Thông tư 38/2018/TT-BTC)

Khai số tham chiếu và ngày cấp của giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc mã nhà xuất khẩu đủ điều kiện cấp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Bổ sung hướng dẫn đối với trường hợp Hiệp định thương mại tự do không quy định số tham chiếu và/hoặc không có mã nhà xuất khẩu đủ điều kiện cấp chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa:

Khai tên chứng từ, số chứng từ, ngày cấp và tên tổ chức hoặc tên nhà xuất khẩu cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa kèm tên Hiệp định thương mại tự do áp dụng

(khoản 1 Điều 11)

5. Thời điểm nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

30 ngày kể từ đăng ký tờ khai hải quan riêng:

- C/O form EAV không được nợ, bắt buộc nộp ngay tại thời điểm làm thủ tục hải quan

- C/O form VK (KV) được bổ sung trong thời hạn 01 năm

(điểm b khoản 1 Điều 7 Thông tư 38/2018/TT-BTC)

- 01 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan

- 02 năm kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan đối với C/O form EUR.1, EUR.1.UK

(điểm b khoản 1 Điều 12)

6. Chấp nhận thông báo kết quả xác định trước xuất xứ

Không chấp nhận

Trường hợp hàng hóa nhập khẩu đã được Tổng cục Hải quan cấp văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ và còn trong thời hạn hiệu lực theo Điều 24 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai số hiệu, ngày cấp của văn bản thông báo kết quả xác định trước xuất xứ trên ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hải quan điện tử hoặc ô “Chứng từ đi kèm” trên tờ khai hải quan giấy

(khoản 2 Điều 11)

7. C/O nộp bổ sung khi doanh nghiệp chuyển mục đích sử dụng hàng hóa

Yêu cầu hàng hóa phải được xác định chưa tham gia vào quá trình sản xuất, chế biến (đảm bảo tính nguyên trạng về xuất xứ) kể từ thời điểm đăng ký tờ khai hải quan nhập khẩu ban đầu

(khoản 1 Điều 17 Thông tư 38/2018/TT-BTC)

Không yêu cầu

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục thay đổi mục đích sử dụng

(khoản 1 Điều 17 Thông tư 38/2018/TT-BTC)

Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa chỉ cần còn hiệu lực tại thời điểm làm thủ tục hải quan ban đầu

(điểm a khoản 3 Điều 13)

8. Không được từ chối C/O nếu không khai nợ/bổ sung C/O trên tờ khai hải quan

Ngoài các trường hợp từ chối chứng từ xuất xứ hàng hóa quy định tai Điều 19, Điều 20 và Điều 21 Thông tư này, cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong các trường hợp sau:

[…]

d) Trường hợp có chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu nhưng người khai hải quan không khai số tham chiếu, ngày cấp hoặc trường hợp chưa có chứng từ chứng nhận xuất xứ tại thời điểm làm thủ tục nhập khẩu nhưng người khai hải quan không khai chậm nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu theo quy định tại Điều 5 Thông tư này, cơ quan hải quan từ chối chứng từ chứng nhận xuất xứ theo quy định

(điểm d khoản 1 Điều 22 Thông tư 38/2018/TT-BTC được bổ sung tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 62/2019/TT-BTC)

Doanh nghiệp được quyền khai bổ sung C/O trong trường hợp chưa khai thông tin hoặc khai chưa đúng chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan.

Chỉ bị từ chối C/O nếu thuộc trường hợp:

- Nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa quá thời hạn

- Hàng hóa nhập khẩu được cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của nước xuất khẩu thông báo về việc hủy chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa/không đáp ứng tiêu chí xuất xứ theo quy định của nước xuất khẩu

(khoản 4 Điều 11, Điều 14)

9. Bảo lãnh thuế

Không áp dụng

Áp dụng bảo lãnh thuế đối với các trường hợp chưa nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa tại thời điểm làm thủ tục hải quan/trong trường hợp tiến hành xác minh với nước xuất khẩu

(khoản 6 Điều 12)

10. Nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp cho cả lô hàng nhưng chỉ nhập khẩu một phần

Trường hợp nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cấp cho cả lô hàng nhưng chỉ nhập khẩu một phần của lô hàng: Cơ quan hải quan chấp nhận chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với phần hàng hóa thực nhập khẩu

(khoản 3 Điều 15 Thông tư 38/2018/TT-BTC)

Bổ sung quy định đối với phần hàng còn lại: Được nhập khẩu bổ sung và phù hợp với lượng hàng ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa -> chấp nhận

(khoản 5 Điều 15)

11. Trường hợp hàng hóa nhập khẩu vượt quá số lượng, trọng lượng, khối lượng ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Chỉ chấp nhận cho hưởng ưu đãi đối với số lượng, trọng lượng hoặc khối lượng ghi trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

(khoản 4 Điều 15 Thông tư 38/2018/TT-BTC)

Được nộp bổ sung chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa đối với phần hàng vượt quá

(khoản 6 Điều 15)

12. Các trường hợp sai khác nhỏ không ảnh hưởng đến tính hợp lệ của chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Không quy định

- Quy định rõ ràng hơn về nội dung khác biệt mã HS: Phù hợp ở phân nhóm 6 số nhưng khác biệt ở cấp độ 8 số

- Bổ sung thêm trường hợp: Khác biệt về tên và số chuyến do thay đổi phương tiện vận chuyển

(điểm g, điểm h khoản 6 Điều 15)

13. Xử lý khi có sự khác biệt mã HS giữa C/O và tờ khai hải quan

- Trường hợp mô tả hàng hóa trên C/O phù hợp với mô tả hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu, hàng hóa thực tế nhập khẩu → cơ quan hải quan có cơ sở xác định hàng hóa theo mã số HS trên tờ khai hải quan nhập khẩu, tờ khai hải quan nhập khẩu bổ sung đáp ứng tiêu chí xuất xứ → chấp nhận C/O

- Trường hợp mô tả hàng hóa trên C/O không phù hợp với mô tả hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu, hàng hóa thực tế nhập khẩu → cơ quan hải quan có cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu không phải hàng hóa trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa cơ quan hải quan từ chối C/O và thông báo trên Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan

- Trường hợp mô tả hàng hóa trên C/O hàng hóa phù hợp với mô tả hàng hóa trên tờ khai hải quan nhập khẩu, hàng hóa thực tế nhập khẩu cơ quan hải quan không có cơ sở để xác định hàng hóa theo mã số HS trên tờ khai hải quan nhập khẩu đáp ứng một trong các tiêu chí xuất xứ gồm:

Tiêu chí xuất xứ thuần túy (WO); hàm lượng giá trị khu vực (RVC); chuyển đổi mã số ở cấp chương (CC), chuyển đổi mã số ở cấp nhóm (CTH), chuyển đổi mã số ở cấp phân nhóm (CTSH); hàng hóa được sản xuất toàn bộ tại lãnh thổ nước thành viên xuất khẩu, hàng hóa được sản xuất từ các nguyên liệu có xuất xứ của một hoặc nhiều nước thành viên (PE); công đoạn gia công chế biến cụ thể (SP); tỷ lệ nguyên liệu không đáp ứng tiêu chí chuyển đổi mã số hàng hóa (De Minimis)

→ cơ quan hải quan thực hiện thủ tục xác minh

(điểm h khoản 6 Điều 15 Thông tư 38/2018/TT-BTC sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 62/2019/TT-BTC)

Quy định chi tiết, rõ ràng các trường hợp với tiêu chí xuất xứ nào trên chứng từ C/O thì chấp nhận sự khác biệt mã HS giữa C/O và tờ khai hải quan

Cụ thể,

- Trường hợp tiêu chí xuất xứ khai báo trên C/O là xuất xứ thuần túy (WO) → sự khác biệt về mã HS không ảnh đến tính hợp lệ của C/O → chấp nhận C/O

- Trường hợp tiêu chí xuất xứ khai báo trên C/O là hàng hóa được sản xuất toàn bộ từ nguyên vật liệu có xuất xứ (PE hoặc RVC100%) → sự khác biệt về mã HS không ảnh đến tính hợp lệ của C/O → chấp nhận C/O

- Trường hợp tiêu chí xuất xứ khai báo trên C/O là hàng hóa được sản xuất toàn bộ từ nguyên vật liệu có xuất xứ (PE hoặc RVC100%) trong khi tiêu chí xuất xứ áp dụng cho hàng hóa theo mã số hàng hóa trên tờ khai hải quan là WO → hàng hóa nhập khẩu không đáp ứng tiêu chí xuất xứ → từ chối C/O

- Trường hợp hàng hóa theo mã HS trên tờ khai hải quan có tiêu chí xuất xứ cùng tiêu chí xuất xứ khai trên C/O là quy trình sản xuất đặc thù (SP) → sự khác biệt về mã HS không ảnh đến tính hợp lệ của C/O → chấp nhận C/O

Nếu không cùng quy trình sản xuất đặc thù (SP) → xác minh tính hợp lệ của C/O

- Trường hợp hàng hóa theo mã HS trên tờ khai hải quan có tiêu chí xuất xứ cùng tiêu chí xuất xứ trên C/O là chuyển đổi mã số hàng hóa (CTC) hoặc giá trị hàm lượng gia tăng (RVC) → người khai hải quan cung cấp chứng từ chứng minh hàng hóa thỏa mãn tiêu chí CTC/RVC tương ứng hoặc cơ quan có đủ thông tin để xác định hàng hóa theo mã HS trên tờ khai vẫn thỏa mãn tiêu chí xuất xứ CTC → sự khác biệt về mã HS không ảnh đến tính hợp lệ của C/O → chấp nhận C/O

- Trường hợp hàng hóa theo mã HS trên tờ khai hải quan có tiêu chí xuất xứ khác với tiêu chí xuất xứ khai trên C/O thuộc các trường hợp cụ thể sau, cơ quan hải quan tiến hành xác minh tính hợp lệ của C/O:

  • Tiêu chí xuất xứ khai báo trên C/O là RVC trong khi tiêu chí xuất xứ theo mã HS trên tờ khai hải quan là CTC hoặc ngược lại

  • Tiêu chí xuất xứ khai báo trên C/O là SP trong khi tiêu chí xuất xứ theo mã HS trên tờ khai hải quan là RVC hoặc CTC

(Điều 16)

14. Xác định xuất xứ hàng hóa trong khuôn khổ CPTPP

Trường hợp hàng hóa vận chuyển qua lãnh thổ của 01 hoặc nhiều nước không phải thành viên quy định tại khoản 2, Điều 21 Thông tư 03/2019/TT-BCT, người khai hải quan phải nộp chứng từ chứng minh vận tải trực tiếp

(khoản 7 Điều 7a Thông tư 38/2018/TT-BTC được bổ sung tại khoản 4 Điều 1 Thông tư 62/2019/TT-BTC)

Không quy định

15. Trừ lùi Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa

Trường hợp một lô hàng đưa từ nước ngoài vào kho ngoại quan để nhập khẩu vào nội địa nhiều lần thì được sử dụng C/O để lập Phiếu theo dõi trừ lùi cho từng lần nhập khẩu vào nội địa và được áp dụng trừ lùi tại nhiều Chi cục Hải quan khác nhau

(khoản 1 Điều 23 Thông tư 38/2018/TT-BTC)

Bổ sung trường hợp trừ lùi C/O đối với: Lô hàng có chung hợp đồng, hóa đơn thương mại nhưng nhập khẩu nhiều lần, nhiều chuyến

(khoản 1 Điều 22)


Trên đây là bảng so sánh Thông tư 33/2023 và 38/2018 của Bộ Tài chính về xác định xuất xứ hàng hóa. Nếu có thắc mắc hoặc cần thêm thông tin, vui lòng liên hệ ngay tổng đài 19006192 để được hỗ trợ kịp thời.
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.