Sao kê là gì? Hướng dẫn cách đọc sao kê ngân hàng

Thuật ngữ sao kê được sử dụng rất phổ biến trong lĩnh vực tài chính ngân hàng cũng như trong đời sống. Vậy thực chất sao kê là gì và phải đọc sao kê ngân hàng như thế nào?

1. Sao kê là gì?

1.1. Sao kê nghĩa là gì?

Sao kê nghĩa là ghi chép và kê khai chi tiết các giao dịch của cá nhân, tổ chức thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định.

1.2. Sao kê tài khoản ngân hàng là gì?

Sao kê tài khoản ngân hàng là bảng thống kê các giao dịch làm biến động số dư tài khoản trong kỳ sao kê của khách hàng. Kỳ sao kê thường lấy là 01 tháng hoặc ngắn hơn tùy theo yêu cầu của khách hàng.

Bản sao kê ngân hàng sẽ cho biết chính xác thông tin về thời gian giao dịch, nội dung giao dịch và số tiền giao dịch của khách hàng.

1.3. Sao kê lương là gì?

Sao kê lương là một bảng thống kê thể hiện rõ mức lương thực nhận mỗi tháng, các khoản chi tiêu, thanh toán được liệt kê theo từng mốc thời gian.

Sao kê lương là giấy tờ chứng minh thu nhập và năng thực tài chính cá nhân trung thực và chính xác nhất. Chính vì vậy, có rất nhiều giao dịch yêu cầu phải có bảng sao kê lương, ví dụ như vay vốn ngân hàng, mở thẻ tín dụng, đăng ký visa…

1.4. Sao kê tiếng anh là gì?

Trong tiếng Anh, sao kê được gọi là statement. Đây là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến ở ngành tài chính - ngân hàng.

Nếu quan tâm đến sao kê là gì, bạn đọc có thể tham khảo một số thuật ngữ được sử dụng trong ngân hàng bằng tiếng anh dưới đây:

  • Receive a statement: Nhận bảng sao kê
  • Give credit: Cấp tín dụng

  • Cash Holder: Chủ thẻ
  • Pay bills: Thanh toán hóa đơn

  • Make a deposit or withdrawal: Gửi và rút tiền

  • Transfer money: Chuyển tiền

  • Non-card instrument : Phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt

  • Debit balance: Số dư nợ

  • Bankrupt: Phá sản, vỡ nợ

  • obtain cash: Rút tiền mặt

  • Dispenser: Máy rút tiền tự động

  • Deposit money: Tiền gửi

sao ke la gi

2. Các hình thức sao kê

Để hiểu rõ hơn sao kê là gì, bạn đọc cần biết tới các hình thức sao kê đang được sử dụng hiện nay.

2.1. Sao kê trực tiếp

Sao kê trực tiếp là hình thức sao kê mà chủ tài khoản ra trực tiếp phòng giao dịch của ngân hàng để yêu cầu sao kê.

Bản sao kê này được ngân hàng chứng thực và cấp trực tiếp cho chủ tài khoản. Vì vậy nó thường dùng để bổ sung vào hồ sơ hành chính, hồ sơ thực hiện thủ tục vay vốn hay chứng thực tài sản.

2.2. Sao kê online

Với hình thức sao kê này, chủ tài khoản có thể tự mình thực hiện bằng cách sử dụng dịch vụ internet banking.

So với sao kê trực tiếp, độ chính xác của sao kê online hoàn toàn tương đương. Đồng thời, hình thức này còn giúp khách hàng tiết kiệm thời gian và chi phí hơn rất nhiều.

Tuy nhiên, bảng sao online chỉ có tính chất kiểm soát chứ không thể bổ sung vào hồ sơ giấy tờ cho các thủ tục hành chính liên quan như: hồ sơ vay vốn, hồ sơ chứng thực tài sản…

3. Cách đọc sao kê ngân hàng

Khi đã hiểu sao kê là gì, sau đây LuatVietnam sẽ hướng dẫn cách đọc bản sao kê cụ thể:

3.1. Chu kỳ sao kê

Chu kỳ sao kê cho biết phạm vi sao kê bắt đầu từ ngày nào và kết thúc từ ngày nào.

3.2. Thông tin của chủ tài khoản

Tên, số tài khoản ngân hàng và địa chỉ gửi thư điện tử của chủ tài khoản sẽ xuất hiện trên bảng sao kê ngân hang để xác minh bảng sao kê này chính xác của người yêu cầu sao kê.

3.3. Thông tin Ngân hàng

Thông tin này bao gồm tên, số điện thoại, trang web của ngân hàng và các thông tin quan trọng khác về thời gian và cách thức liên hệ với ngân hàng nếu có bất kỳ thắc mắc nào.

3.4. Hoạt động tài khoản

Từ bản sao kê ngân hàng, có thể quan sát chi tiết về mọi giao dịch ngân hàng đã diễn ra qua tài khoản.

Bất kỳ khoản tiền nào xuất ra từ tài khoản ngân hàng, chẳng hạn như các khoản thanh toán hoặc rút tiền sẽ được hiển thị dưới dạng "rút tiền" hoặc "ghi nợ".

Tương tự, bất kỳ khoản tiền gửi hay tín dụng nào đã thực hiện cũng sẽ thể hiện dưới dạng “tiền gửi” và “tín dụng”.

3.5. Tóm tắt tài khoản

Trên bảng sao kê ngân hàng sẽ có một bản tóm tắt để cho biết số dư đầu kỳ, tổng số tiền bổ sung và rút tiền, và cuối cùng là số dư tài khoản cuối kỳ.

3.6. Ngày giao dịch

Ngày giao dịch cho biết ngày mà ngân hàng thực sự xử lý giao dịch.

Một số giao dịch trên bảng sao kê ngân hàng có thể không đúng ngày thực hiện giao dịch do ngân hàng xử lý chậm hoặc có lỗi...

3.7. Tín dụng và ghi nợ

Tín dụng là các khoản tiền đi vào tài khoản ngân hàng, trong khi các khoản ghi nợ là các khoản tiền rời khỏi tài khoản ngân hàng của bạn.

Các khoản ghi nợ bao gồm các khoản thanh toán mà bạn thực hiện bằng thẻ ghi nợ, các khoản thanh toán hóa đơn và phí của ngân hàng đối với các khoản thấu chi tài khoản hoặc tài khoản.

4. Câu hỏi thường gặp về sao kê ngân hàng

4.1. Bản sao kê chính thức của ngân hàng là gì?

Bảng sao kê chính thức của ngân hàng thường được ngân hàng gửi cho chủ tài khoản hàng tháng, tóm tắt tất cả các giao dịch của một tài khoản trong tháng.

Bảng sao kê ngân hàng chứa thông tin tài khoản ngân hàng, chẳng hạn như số tài khoản và danh sách chi tiết các khoản tiền gửi và rút tiền.

4.2. Ngân hàng có cung cấp sao kê cho bên thứ ba không?

Các ngân hàng không bao giờ tiết lộ thông tin liên quan đến bảng sao kê ngân hang cho các bên thứ ba nếu không có sự đồng ý của chủ tài khoản.

Trên đây là giải đáp về sao kê là gì và hướng dẫn cách đọc sao kê ngân hàng. Nếu còn vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192  để được LuatVietnam hỗ trợ chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Phá hoại tài sản của người khác bị phạt như thế nào?

Phá hoại tài sản của người khác bị phạt như thế nào?

Phá hoại tài sản của người khác bị phạt như thế nào?

Quyền về tài sản là một trong các quyền cơ bản của công dân được pháp luật bảo vệ. Do đó, hành vi phá hoại tài sản người khác sẽ bị xử lý theo quy định. Tùy mức độ vi phạm, người thực hiện hành vi vi phạm này có thể bị xử lý về Tội phá hoại tài sản của người khác.