[Giải đáp] Tình hình sản xuất cây công nghiệp nước ta hiện nay như thế nào?

Việt Nam may mắn sở hữu nhiều điều kiện thuận lợi để trồng các loại cây, trong đó có cây công nghiệp. Cây công nghiệp có vai trò vô cùng lớn trong sự phát triển kinh tế ở Việt Nam. Vậy tình hình sản xuất cây công nghiệp nước ta hiện nay như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Thông tin chung về cây công nghiệp

Cây công nghiệp hay cây trồng kinh tế là những cây được trồng với mục đích chủ yếu là cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Ở Việt Nam, hai nhóm cây công nghiệp chính là cây công nghiệp hàng năm và cây công nghiệp lâu năm.

sản xuất cây công nghiệp nước ta hiện nay
Gỗ cây bạch đàn có giá trị kinh tế (Ảnh minh hoạ)

Cây công nghiệp hàng năm là những loại cây có thời gian sinh trưởng không quá 1 năm kể từ lúc gieo trồng và  cung cấp nguyên liệu để sản xuất các sản phẩm công nghiệp. Ví dụ về một số loại cây công nghiệp hàng năm phổ biến tại Việt Nam:

- Cây bạch đàn được trồng tại các vùng đất ven biển phía Bắc như Quảng Ninh, Hải Phòng. Gỗ từ cây bạch đàn được sử dụng để sản xuất các nhạc cụ như đàn và các đồ trang trí trong nhà.

- Dâu tằm nay được phát triển cùng với việc khôi phục nghề tằm tơ ở nước ta, được trồng nhiều nhất ở tỉnh Lâm Đồng.

- Mía được trồng ở hầu khắp các tỉnh, nhưng tập trung tới 75% diện tích và 80% sản lượng ở các tỉnh phía Nam (đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ và duyên hải miền Trung).

- Đậu tương được trồng nhiều ở vùng núi Cao Bằng, Sơn La, Bắc Giang, chiếm hơn 40% diện tích đậu tương cả nước.

- Cây thuốc lá được trồng nhiều nhất ở vùng Đông Nam Bộ, duyên hải miền Trung và miền núi, trung du Bắc Bộ.

Theo Khoản 4 Điều 3 Thông tư liên tịch 22/2016/TTLT-BNNPTNT-BTNMT, cây công nghiệp lâu năm là “loại cây trồng một lần, sinh trưởng và cho thu hoạch trong nhiều năm, sản phẩm được dùng để làm nguyên liệu cho sản xuất công nghiệp hoặc phải qua chế biến mới sử dụng được như cây cao su, ca cao, cà phê, chè, điều, hồ tiêu.”

Một số loại cây công nghiệp lâu năm phổ biến như:

- Cây cao su là loại cây được trồng rộng rãi tại vùng Đông Nam Bộ (chiếm 80% diện tích cao su toàn quốc) và Tây Nguyên. Đây là cây công nghiệp chủ lực ở Việt Nam, có giá trị kinh tế cao, được trồng với mục đích chính là lấy mủ, sản xuất ra những sản phẩm như lốp xe, đế giày, đệm,...

Cao su tiểu điền là mô hình nông, lâm kết hợp phát triển bền vững, gắn với bảo vệ môi trường, an ninh quốc phòng và góp phần cải thiện đời sống của hàng chục nghìn gia đình nghèo, đặc biệt là đồng bào dân tộc thiểu số vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ, vùng núi Bắc Bộ.

- Chè là loại cây công nghiệp có giá trị xuất khẩu cao. Cây chè là loại cây” dễ tính”, có thể trồng ở khắp nơi, từ đồng bằng đến miền núi, từ Bắc vào Nam. Các vùng chuyên canh chè tập trung ở các tỉnh Yên Bái, Sơn La, Hà Giang, Tuyên Quang, Nghệ An, Hà Tĩnh, Thanh Hóa, Gia Lai, Kon Tum, Lâm Đồng…

- Cà phê là cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao, là sản phẩm rất được ưa chuộng ở thị trường nước ngoài. Các vùng trồng cà phê chủ yếu là ở Tây Nguyên, Trung Bộ và Đông Nam Bộ.

Riêng Tây Nguyên được coi là thủ phủ trồng cà phê khi có sản lượng cà phê chiếm gần 90% sản lượng cà phê của cả nước.

- Cây dừa được trồng nhiều ở các tỉnh miền Nam, nhất là ở Bình Định, Bến Tre. Mới đây thôi, cây dừa trở thành cây công nghiệp chủ lực bên cạnh cà phê, cao su, chè, điều, hồ tiêu.

sản xuất cây công nghiệp nước ta hiện nay
Vùng chè Trại Cài - Minh Lập - Thái Nguyên (Ảnh minh hoạ)

2. Vai trò của cây công nghiệp với nền kinh tế Việt Nam

Cây công nghiệp lâu năm có những vai trò quan trọng như:

- Việc trồng nhiều cây công nghiệp giúp sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, tránh lãng phí.

- Khai thác thế mạnh của các vùng trung du và miền núi.

- Là nguyên liệu phong phú cho ngành công nghiệp chế biến và sản xuất hàng tiêu dùng trong nước.

- Trồng cây công nghiệp đóng góp tích cực vào nền kinh tế của Việt Nam bằng cách tăng sản lượng hàng hóa xuất khẩu như cà phê, cao su, điều, hồ, tiêu…

- Tạo công ăn việc làm và nguồn thu nhập ổn định cho người dân. Nhiều người làm giàu từ chính những cây công nghiệp.

3. Những điều kiện cần thiết để phát triển cây công nghiệp

Việt Nam có nhiều điều kiện tốt về tự nhiên và xã hội hỗ trợ để phát triển các cây công nghiệp hàng năm và lâu năm

- ¾ diện tích đất nước là đồi núi, có nhiều cao nguyên và đồi núi thấp, vì thế rất thích hợp trồng các cây công nghiệp.

- Đất trồng chủ yếu là đất feralit với diện tích lớn, rất hợp trồng các loại cây như cao su, cà phê, chè… Đất phù sa luôn được bồi đắp thường xuyên, thích hợp trồng cây công nghiệp ngắn ngày.

- Việt Nam có khí hậu phân hóa vô cùng đa dạng: khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa rất thích hợp trồng các cây công nghiệp nhiệt đới; càng lên cao khí hậu càng lạnh thích hợp trồng cây công nghiệp cận nhiệt và ôn đới.

- Nguồn nước thì dồi dào với hệ thống sông ngòi dày đặc.

- Nguồn cung lao động lúc nào cũng dồi dào bởi dân số đông và tăng nhanh hàng năm, kéo theo mức tiêu thụ các sản phẩm từ cây công nghiệp cũng tăng lên.

- Người dân giàu kinh nghiệm sản xuất và chế biến cây công nghiệp. Đất nước ta vốn là một đất nước nông nghiệp nơi phần lớn người dân là nông dân nên kinh nghiệm canh tác vô cùng dày dặn.

- Nhà nước chú trọng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng để phát triển đồng bộ trong các vùng sản xuất. Ngoài ra, nhà nước cũng luôn ban hành các chính sách ưu tiên phát triển và mở rộng thị trường tiêu thụ các cây công nghiệp.

4. Tình hình sản xuất cây công nghiệp nước ta hiện nay

sản xuất cây công nghiệp nước ta hiện nay
Sản xuất cây công nghiệp nước ta hiện nay (Ảnh minh hoạ)

Tình hình sản xuất cây công nghiệp ở nước ta hiện nay (quý I năm 2024) như sau: cao su đạt 134,1 nghìn tấn, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước; điều đạt 230 nghìn tấn, tăng 1,7%; chè búp đạt 173,3 nghìn tấn, tăng 0,5%.

Cây công nghiệp hàng năm có đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế Việt Nam. Sản lượng hàng năm đều tăng trong đó, cây công nghiệp như bạch đàn, xoan đào, keo… chiếm tỉ lệ lớn.

Cây công nghiệp hàng năm (chủ yếu là đay, cói, dâu tằm, bông, mía, đậu tương...) thường được trồng ở vùng đồng bằng xen trên đất lúa. Cây cói được trồng nhiều ở ven biển đồng bằng sông Hồng. Gần đây, cói cũng được trồng nhiều ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.

Sản xuất cây công nghiệp nước ta hiện nay cho thấy sản lượng các cây công nghiệp lâu năm có xu hướng tăng qua các năm và ở mức ổn định. Cây công nghiệp lâu năm tạo ra các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của nước ta, đã và đang đóng góp tích cực cho sự phát triển kinh tế.

Ở nước ta hiện nay, ba vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn bao gồm:

- Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất, tập trung trồng cao su, mía, điều, đỗ tương…

- Tây Nguyên là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn thứ hai cả nước, có các loại cây là cao su, cà phê, tiêu, lạc, điều…

- Trung du và miền núi Bắc Bộ là vùng chuyên canh lớn thứ 3, có các cây công nghiệp như chè, thuốc lá, hồi…

Với nhóm cây công nghiệp chủ lực của Việt Nam, vào ngày 26/01/2024, Bộ NN&PTNT đã ban hành Quyết định số 431/QĐ-BNN-TT phê duyệt Đề án phát triển cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030.

Đề án này nhằm hoàn thiện quy hoạch sản xuất cây công nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với chế biến và tiêu thụ. Mặt khác, ta cũng cần phát triển cây công nghiệp chủ lực cần gắn với phát triển du lịch; xây dựng chuỗi liên kết để giảm chi phí trung gian, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Ngoài ra, các địa phương cũng cần khuyến khích, có cơ chế thu hút các dự án và doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất và chế biến sản phẩm cây công nghiệp theo hướng an toàn, chất lượng.

Kết luận

Như vậy, nhìn chung tình hình sản xuất cây công nghiệp nước ta hiện nay có xu hướng tăng với các cây công nghiệp chủ lực. Việt Nam cần có biện pháp phù hợp để có thể ổn định sản xuất và nâng cao hơn nữa năng suất cây trồng.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục