Room tín dụng là gì? Vì sao ngân hàng hết room tín dụng

Room tín dụng là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng. Vậy room tín dụng là gì, và tác động của room tín dụng với ngân hàng ra sao. Mời bạn đọc cùng đọc bài viết dưới đây. 

1. Room tín dụng là gì? 

Room tín dụng là một thuật ngữ trong lĩnh vực ngân hàng, là chỉ số về giới hạn, hạn mức cho vay của một ngân hàng. Hoặc cũng có thể hiểu là số lượng giới hạn cho vay của ngân hàng.

Nới Room tín dụng
Room tín dụng là giới hạn cho vay của ngân hàng (Ảnh minh họa)

Room tín dụng là một số vốn nhất định, có giới hạn để cho vay. Khi đã cho nhiều người vay, ngân hàng sẽ hết room và không thể cho khách hàng tiếp theo vay. Số tiền cho vay của ngân hàng có nhỏ hơn hạn mức cho vay tối đa và tất nhiên, nó không được vượt quá hạn mức.

Vào mỗi đầu năm, Ngân hàng Nhà nước sẽ công bố room tín dụng cho toàn bộ các ngân hàng để quy định về mức độ tăng trưởng tín dụng tối đa. Mỗi ngân hàng sẽ có một hạn mức room tín dụng nhất định. Hạn mức này sẽ được thay đổi, phụ thuộc vào chủ trương, định hướng tăng trưởng tín dụng của mỗi năm.

Room tín dụng đã xuất hiện từ lâu, nhưng tới năm 2011 nó mới được áp dụng tại thị trường ngân hàng Việt Nam. Room tín dụng được áp dụng như một biện pháp nhằm hạn chế và ngăn chặn tình trạng lạm phát cao đột biến trong nhiều năm.

Mỗi ngân hàng có một mức room tín dụng nhất định, khi hết room tín dụng ngân hàng sẽ không thể cho khách hàng vay được nữa. Lúc này, các ngân hàng có thể yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng.

Nới room tín dụng là việc tăng mức giới hạn cho vay của ngân hàng dưới sự cho phép của Ngân hàng Nhà nước, pháp luật. Khi được nới room tín dụng, ngân hàng có thể cho vay vượt hạn mức ban đầu. Mỗi ngân hàng tùy thuộc vào tỷ lệ vốn tối thiểu, nặng lực quản trị,... sẽ được cấp mức hạn mức tín dụng khác nhau.

Nới room tín dụng giúp ngân hàng có khả năng tăng trưởng, đồng thời cũng giúp nguồn vốn của thị trường được nâng lên. Nó giúp các doanh nghiệp, cá nhân tăng khả năng vay vốn, tức là họ sẽ có thể vay được nhiều tiền hơn. Điều này sẽ giúp họ có khả năng đầu tư và mở rộng kinh doanh.

Do nới room tín dụng, nhu cầu và sức mua của người dân sẽ tăng. Điều này sẽ kích thích tăng trưởng toàn bộ nền kinh tế.

Bên cạnh những tác động tích cực của nới room tín dụng như tăng khả năng vay vốn, tăng nhu cầu tiêu dùng, điều này cũng đem lại những rủi ro cho ngân hàng. Dễ thấy nhất đó là sự gia tăng lạm phát. Khi có quá nhiều tiền được cung cấp ra thị trường, giá cả sẽ tăng cao gây ảnh hưởng đến  nền kinh tế và mức sống của người dân.

Song song với việc ngân hàng cho vay nhiều là sự gia tăng rủi ro tín dụng. Nếu các khoản vay không được trả đúng hạn, khách hàng không có khả năng chi trả các khoản vay, ngân hàng sẽ phải đối mặt với rủi ro nợ xấu, tín dụng cao. Điều này ảnh hưởng đến tiềm lực tài chính của chính ngân hàng đó.

2. Vai trò của room tín dụng như thế nào?

Sau khi tìm hiểu room tín dụng là gì, hẳn bạn đọc cũng có thể hiểu được room tín dụng được áp dụng nhằm quản lý và điều hành quy mô tín dụng. Room tín dụng có vai trò đặc biệt quan trọng với hệ thống ngân hàng. Dưới đây là chi tiết những vai trò quan trọng của room tín dụng.

2.1 Đảm bảo sự ổn định của hệ thống tài chính

Nguồn cung tiền trên thị trường tăng cao dẫn đến lạm phát tăng cao buộc Nhà nước phải áp dụng room tín dụng. Room tín dụng là sự cần thiết trong việc hạn chế và ngăn chặn tình trạng lạm phát tăng cao.

room_tin_dung_kiem_soat_lam_phat
Room tín dụng giúp hạn chế lạm phát (Ảnh minh họa)

Ngân hàng Nhà nước áp dụng room tín dụng để kiểm soát lượng tiền cung cấp cho các ngân hàng trong hệ thống tài chính - ngân hàng. Nhà nước có thể đảm bảo việc cho vay vốn diễn ra trong mức độ nhất định.

Room tín dụng giúp các ngân hàng tuân thủ quy định và giới hạn về tín dụng cho vay đã được quy định. Điều này giúp giảm thiểu được những rủi ro tài chính, nợ xấu. Đồng thời, room tín dụng cũng giúp cân bằng và duy trì sự ổn định của tài chính.

2.2 Kiểm soát tốc độ tín dụng

Trước khi có room tín dụng, các ngân hàng đứng trước nguy cơ đối mặt với việc tín dụng cho vay ở ngưỡng rất cao. Tốc độ tăng trưởng tín dụng ở mức cao sẽ vượt quá khả năng quản trị của ngân hàng có thể dẫn đến nhiều rủi ro, hệ lụy như mất cân đối về nguồn cung vốn ra thị trường, lạm phát, rủi ro về thanh khoản. 

room_tin_dung_kiem_soat_tang_truong_tin_dung
Room tín dụng giúp kiểm soát tốc độ tín dụng (Ảnh minh họa)

Vì vậy, room tín dụng là điều rất cần thiết để ngân hàng tham chiếu và đưa ra những quyết định cho vay tín dụng trong hạn mức cho phép để đảm bảo an toàn tài chính.

2.3 Đảm bảo chất lượng tín dụng

Bên cạnh việc kiểm soát tốc độ tín dụng, room tín dụng còn giúp đảm bảo chất lượng tín dụng. Việc quản lý được chất lượng tín dụng là vô cùng quan trọng để đảm bảo rằng các doanh nghiệp, cá nhân có khả năng chi trả các khoản vay.

Room tín dụng đặt ra hạn mức cho vay giúp các ngân hàng cẩn thận hơn trong việc duyệt hồ sơ cho vay. Ngân hàng sẽ đặt ra các tiêu chuẩn chặt chẽ, hồ sơ minh bạch và thẩm định nghiêm túc trước khi quyết định cho khách hàng vay. Việc này sẽ giúp ngân hàng kiểm soát được khả năng thanh toán của khách hàng, và kiểm soát được nợ xấu.

3. Room tín dụng được tính như thế nào? 

Bên cạnh việc tìm hiểu room tín dụng là gì, chắc hẳn nhiều bạn đọc cũng thắc mắc về cách tính room tín dụng như thế nào. Việc tính room tín dụng không hề phức tạp như chúng ta tưởng.

Room tín dụng của mỗi ngân hàng sẽ được Ngân hàng Nhà nước quy định hàng năm theo mức độ tăng trưởng, hiệu quả quản lý của ngân hàng đó.

cach_tinh_room_tin_dung
Room tín dụng được tính như thế nào? (Ảnh minh họa)

Vào đầu năm, ngân hàng sẽ xác định và phân phối tỉ lệ hạn mức tăng trưởng cho ngân hàng. Để tính được mức tín dụng tối đa trong năm đó ngân hàng có thể cho vay bằng cách, lấy quy mô tín dụng nhân với hạn mức tăng trưởng tín dụng.

Ví dụ: giả sử, đầu năm 2020, ngân hàng A có hạn mức tăng trưởng tín dụng là 10%, với quy mô tín dụng là 100.000 tỷ trong năm 2019. Như vậy, room tín dụng của ngân hàng này trong năm 2020 sẽ là: 100.000 x 110%= 110.000 tỷ.

4. Tại sao ngân hàng hết room tín dụng? 

Như chúng ta đã tìm hiểu phía trên, room tín dụng là hạn mức tối đa mà ngân hàng có thể cho vay. Vậy khi cho vay đạt đến hết hạn mức thì điều gì sẽ xảy ra? Khi đó ngân hàng sẽ rơi vào tình trạng hết room tín dụng, và không thể tiếp tục cho vay.

Ngân hàng hết room tín dụng có thể do ngân hàng cho vay lớn hơn nhiều lần so với vốn chủ sở hữu, khiến mức cho vay vượt quá định mức giới hạn. Nguyên nhân ngân hàng hết room tín dụng cũng có thể đến từ việc ngân hàng cho vay vào các ngành có rủi ro, biến động cao trong thị trường kinh tế như bất động sản, trái phiếu doanh nghiệp,...

Ngân hàng hết room tín dụng được coi là một rủi ro, có ảnh hưởng tiêu cực đến việc phát triển của ngân hàng cũng như cá nhân, doanh nghiệp, khách hàng có nhu cầu vay vốn.

Khi hết room tín dụng, ngân hàng không thể cho vay được nữa, và lúc này ngân hàng có thể yêu cầu Ngân hàng Nhà nước nới room tín dụng. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiến hành rà soát, thanh tra, kiểm định trước khi ra quyết định nới room tín dụng. Nới room tín dụng đem lại tín hiệu khởi sắc cho sự phát triển của ngân hàng nói riêng và hệ thống tài chính, kinh tế nói chung.

Trên đây là tổng hợp những thông tin đầy đủ nhất về room tín dụng là gì, cách tính room tín dụng. Hy vọng bạn đọc sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về room tín dụng, và hiểu được lý do vì sao ngân hàng hết room tín dụng. Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.

Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hệ thống thông tin là gì? Có những cấp độ an toàn thông tin nào?

Hệ thống thông tin là gì? Có những cấp độ an toàn thông tin nào?

Hệ thống thông tin là gì? Có những cấp độ an toàn thông tin nào?

Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, hệ thống thông tin ra đời nhằm quản lý và bảo mật thông tin. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều những băn khoăn, thắc mắc về hệ thống thông tin là gì và hệ thống thông tin có những cấp độ an toàn như thế nào. Mời bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu sâu hơn về hệ thống thông tin và cấp độ an toàn của nó.