Bác sĩ được từ chối khám, chữa bệnh trong trường hợp nào?

Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023 bổ sung nhiều điểm mới, trong đó không thể không kể tới quy định bác sĩ được quyền từ chối khám chữa bệnh trong 05 trường hợp sau. 
5 trường hợp bác sĩ được quyền từ chối khám, chữa bệnh
5 trường hợp bác sĩ được quyền từ chối khám, chữa bệnh (Ảnh minh họa)

5 trường hợp bác sĩ được quyền từ chối khám chữa bệnh

Theo quy định tại Điều 40 Luật Khám bệnh, chữa bệnh, số 15/2023/QH15, bác sĩ được quyền từ chối khám chữa bệnh trong các trường hợp sau:

Trường hợp 1: Tiên lượng tình trạng bệnh vượt quá khả năng hoặc không thuộc phạm vi hành nghề của bản thân. Tuy nhiên bác sĩ phải giới thiệu người bệnh qua những người hành nghề hoặc các cơ sở khám, chữa bệnh khác.

Trong thời gian bệnh nhân chờ được chuyển nơi khám chữa bệnh thì vẫn phải chăm sóc, sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho bệnh nhân cho đến khi họ được tiếp nhận hoặc được chuyển cơ sở khám, chữa bệnh.

Trường hợp 2: Việc khám, chữa bệnh là trái với pháp luật hoặc đạo đức nghề nghiệp.

Trường hợp 3: Bệnh nhân hoặc người thân của bệnh nhân có hành vi xâm phạm tới thân thể, sức khỏe và tính mạng của người hành nghề trong thời gian làm nhiệm vụ. Trừ trường hợp bệnh nhân hoặc thân nhân mắc bệnh tâm thần/các bệnh khác mà không thể tự làm chủ và nhận thức được hành vi của mình.

Trường hợp 4: Bệnh nhân yêu cầu khám, chữa bệnh theo phương pháp không phù hợp với quy định về chuyên môn kỹ thuật của bác sĩ.

Trường hợp 5: Người bệnh hoặc người đại diện của người bệnh không chấp hành chỉ định của bác sĩ trong việc khám, chữa bệnh dù đã được bác sĩ tư vấn, vận động thuyết phục nhưng vẫn không chịu chấp hành, gây nguy hiểm tới tính mạng và sức khỏe người bệnh.

Theo đó, các trường hợp người đại diện sẽ được quyết định tới phương pháp khám chữa bệnh đối với người bệnh được quy định tại điểm a khoản 2 và điểm a khoản 3 Điều 15 Luật Khám bệnh, chữa bệnh gồm:

- Người bệnh là người thành niên, rơi vào tình trạng mất năng lực hành vi dân sự, khó nhận thức, làm chủ được hành vi của bản thân nếu có người đại diện thì sẽ theo quyết định của người đại diện.

- Người bệnh là người chưa thành niên.

Theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, người đại diện của người bệnh phải có đầy đủ năng lực hành vi dân sự. Cụ thể:

- Là người do người bệnh là người thành niên lựa chọn.

- Là người do thành viên trong gia đình bệnh nhân lựa chọn trong trường hợp người bệnh là người thành niên nhưng không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự dẫn đến không thể tự lựa chọn được người đại diện.

- Người đại diện theo ủy quyền và theo pháp luật của người bệnh.

- Người đại diện theo pháp luật của pháp nhân hoặc người được pháp nhân phân công chịu trách nhiệm việc chăm sóc, nuôi dưỡng, quản lý người bệnh.

- Người tự nguyện thực hiện nghĩa vụ chăm sóc người bệnh.

quyền từ chối khám chữa bệnh
Bác sĩ không được từ chối chữa bệnh trong trường hợp nào? (Ảnh minh họa)

Bác sĩ bắt buộc phải chữa bệnh trong trường hợp nào?

Theo quy định tại Điều 82 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023, bác sĩ không được phép từ chối chữa bệnh trong 03 trường hợp sau:

Trường hợp 1: Người mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm số 03/2007/QH12, các bệnh truyền nhiễm nhóm A bao gồm:

- Bệnh bại liệt

- Cúm A-H5N1

- Dịch hạch

- Bệnh đậu mùa

- Sốt xuất huyết do virus Ebola, Lassa hoặc Marburg

- Bệnh sốt Tây sông Nile

- Bệnh sốt vàng

- Bệnh tả

- Viêm đường hô hấp cấp nặng do virus, do nCoV gây ra

- Các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác chưa rõ tác nhân gây bệnh.

Trường hợp 2: Người mắc bệnh trầm cảm có ý định hoặc có hành vi tự sát; người mắc bệnh tâm thần trong trạng thái kích động có khả năng gây hại cho bản thân và người khác/phá hoại tài sản.

Theo quy định tại Điều 93 Nghị định 96/2023/NĐ-CP, nếu phát hiện ra người có ý định hoặc có hành vi tự sát, người bị mắc bệnh tâm thần trong trạng thái kích động gây hại cho bản thân và mọi người xung quanh thì cần phải đưa người đó đến các cơ sở khám, chữa bệnh để được chẩn đoán và điều trị.

Theo đó, nếu xét thấy tình trạng người bệnh bắt buộc phải được khám chữa tại các cơ sở, tổ chức y tế, cơ sở y tế đó phải có trách nhiệm điều trị hoặc điều chuyển đến nơi khám, chữa bệnh tâm thần để điều trị.

Đồng thời, cơ sở y tế đó cũng phải thông báo đến cho thân nhân người bệnh để phối hợp quản lý và chăm sóc cho người bệnh.

Trong trường hợp không có người thân hoặc thân nhân từ chối tiếp nhận thì lập hồ sơ đề nghị lên Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để phối hợp quản lý, chăm sóc người bệnh, giải quyết các trường hợp theo chế độ bảo trợ xã hội.

Trường hợp 3: Đối tượng vi phạm hoặc hoặc bị nghi ngờ vi phạm pháp luật về hình sự mà mắc bệnh tâm thần.

Theo đó, tùy vào tình hình thực tiễn mà Bộ Y tế sẽ báo cáo Chính phủ xem xét về việc khám, chữa bệnh đối với đối tượng này.

Trên đây là giải đáp cho vấn đề bác sĩ được quyền từ chối khám chữa bệnh trong trường hợp nào?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Các nước miễn Visa cho Việt Nam? Điều kiện được miễn Visa

Các nước miễn Visa cho Việt Nam? Điều kiện được miễn Visa

Các nước miễn Visa cho Việt Nam? Điều kiện được miễn Visa

Bạn muốn du lịch vòng quanh thế giới, nhưng còn lo lắng về việc làm visa có khó khăn? Việc nắm được các chính sách, quy định về việc cấp thị thực của các nước miễn Visa cho Việt Nam sẽ giúp bạn tiết kiệm được vấn đề tài chính, công sức khi đi du lịch đến các quốc gia và các vùng lãnh thổ khác nhau.