Quyền lợi của người hiến tạng gồm những gì?

Bài viết dưới đây sẽ trình bày cụ thể quyền lợi của người hiến tạng cũng như thân nhân của những người đó theo quy định mới nhất của pháp luật Việt Nam.


Theo quy định của Luật Hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác (gọi tắt là Luật) và hướng dẫn tại Thông tư số 104/2017/TT-BTC, quyền lợi của người hiến tạng được quy định như sau:


1 Quyền được hiến mô, bộ phân cơ thể người và hiến xác

Đây là quyền của người từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và tự nguyện thực hiện việc hiến mô, bộ phận cơ thể của mình khi còn sống, sau khi chết và hiến xác.

Ngoài ra, nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi dân sự thì hoàn toàn có quyền hiến, nhận tinh trung, noãn, phôi trong thụ tinh nhân tạo.


2. Chế độ khám sức khoẻ định kỳ

Một trong những quyền lợi của người hiến tạng là được hưởng chế độ khám sức khoẻ định kỳ. Theo đó, người đã hiến bộ phận cơ thể khi còn sống là đối tượng được hưởng chế độ khám sức khoẻ định kỳ theo Điều 2 Thông tư 104/2017/TT-BTC gồm các chế độ sau đây:

- Miễn phí khám sức khoẻ định kỳ.

- Được hỗ trợ 450.000 đồng/ngày/người nhưng tối đa không quá 02 ngày tiền thuê phòng ngủ nếu người hiến ở xa nơi khám chữa bệnh và không thể đi về trong ngày làm việc trừ trường hợp đã hiến bộ phận cơ thể người phải nhập viện để khám, chữa bệnh trong phạm vi thanh toán của bảo hiểm y tế (BHYT).

- Hỗ trợ tiền ăn là 200.000 đồng/ngày trong những ngày thực tế đi khám sức khoẻ định kỳ, tối đa không quá 03 ngày/lần khám định kỳ.

Ngoài ra, người đã hiến bộ phận cơ thể người khi còn sống còn được hỗ trợ chi phí đi lại từ nhà đến nơi khám sức khoẻ định kỳ và ngược lại theo mức giá của phương tiện vận tải công cộng.

Nếu dùng xe cá nhân thì sẽ căn cứ vào khoảng cách từ nhà đến nơi khám sức khoẻ định kỳ và ngược lại để xác định mức hỗ trợ chi phí đi lại. Theo đó, mức tiêu hao nhiên liệu được tính theo mức bằng 0,2 lít xăng/km và tính theo giá xăng tại địa phương nơi người này đi khám sức khoẻ định kỳ.

Quyền lợi của người hiến tạng gồm những gì?
Quyền lợi của người hiến tạng gồm những gì? (Ảnh minh hoạ)

3. Chế độ tổ chức tang lễ, mai táng di hài của người hiến tạng

Cũng tại Thông tư 104/2017/TT-BTC, khi thân nhân của người hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác tổ chức tang lễ, mai táng di hài của người này thì được hỗ trợ mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở.

Hiện nay, tính đến 30/6/2023, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, sắp tới, từ 01/7/2023 trở đi, mức lương cơ sở sẽ tăng thêm 310.000 đồng/tháng là 1,8 triệu đồng/tháng.

Do đó, mức hỗ trợ mai táng phí trong năm 2023 sẽ được chia thành hai giai đoạn là:

- Từ nay đến hết ngày 30/6/2023: Mức mai táng phí hỗ trợ cho thân nhân tổ chức tang lễ và mai táng di hài của nguwofi hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác là 14,9 triệu đồng.

- Từ ngày 01/7/2023 trở đi đến khi có quy định mới: Mức mai táng phí hỗ trợ cho thân nhân tổ chức tang lễ và mai táng di hài của nguwofi hiến bộ phận cơ thể người sau khi chết, hiến xác là 18,0 triệu đồng.

Để được hỗ trợ chi phí mai táng, thân nhân của người hiến tạng phải xuất trình với cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận, bảo quản xác của người hiến tạng các giấy tờ chứng minh là thân nhân của người hiến tạng.

Ngoài ra, nếu việc mai táng, tổ chức tang lễ do cơ sở y tế hoặc cơ sở tiếp nhận, bảo quản xác của người hiến tạng thực hiện thì sẽ được thanh toán chi phí thực tế phát sinh nhưng tối đa không quá 10 tháng lương cơ sở (đến hết 30/6/2023 là 14,9 triệu đồng; từ 01/7/2023 trở đi là 1,8 triệu đồng).


4. Các chế độ khác

Ngoài chế độ khám sức khoẻ định kỳ và tiền hỗ trợ chi phí mai táng, quyền lợi của người hiến tạng còn được quy định tại Điều 17 Luật gồm:

- Được chăm sóc, phục hồi sức khoẻ miễn phí ngay sau khi thực hiện hiến mô hoặc hiến bộ phận cơ thể người.

- Được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí.

- Được ưu tiên ghép mô, bộ phận cơ thể khi có chỉ định.

- Được Bộ trưởng Bộ Y tế tặng kỷ niệm chương vì sức khoẻ nhân dân.

Trên đây là giải đáp chi tiết về quyền lợi của người hiến tạng. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(3 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

5 bước kích hoạt tài khoản định danh không cần điện thoại thông minh

5 bước kích hoạt tài khoản định danh không cần điện thoại thông minh

5 bước kích hoạt tài khoản định danh không cần điện thoại thông minh

Hiện nay có không ít người dân vẫn còn sử dụng điện thoại di động thông thường (không hỗ trợ mạng) hoặc điện thoại thông minh nhưng không đáp ứng yêu cầu để cài đặt ứng dụng định danh điện tử VNeID. Khi đó, người dân vẫn có thể kích hoạt tài khoản định danh theo hướng dẫn sau.

Ô nhiễm không khí là gì? Quy định về bảo vệ môi trường không khí

Ô nhiễm không khí là gì? Quy định về bảo vệ môi trường không khí

Ô nhiễm không khí là gì? Quy định về bảo vệ môi trường không khí

Ô nhiễm không khí đang trở thành vấn đề cấp thiết không chỉ đối với Việt Nam mà hầu hết các quốc gia trên toàn thế giới. Nếu không khắc phục kịp thời, hậu quả sẽ trở nên khó lường hơn bao giờ hết. Tìm hiểu bài viết sau đây để hiểu rõ hơn ô nhiễm không khí là gì, các quy định về bảo vệ môi trường không khí.