Khái niệm quy luật giá trị
Quy luật giá trị là một trong những khái niệm cơ bản của kinh tế học trong hoạt động sản xuất và trao đổi hàng hóa. Quy luật thể hiện mối quan hệ giữa giá trị lao động và giá trị hàng hóa cũng cách quy định giá cả hàng hoá như thế nào.
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến giá trị của hàng hoá là lực lượng lao động tạo ra hàng hoá. Đây là yếu tố quyết định giá trị của sản phẩm chứ không phải là yếu tố ngẫu nhiên hay yếu tố cá nhân nào khác.
Quy luật giá trị là một quy luật rất quan trọng mà các bạn cần phải hiểu để phân tích và tìm hiểu các hoạt động kinh tế.
Những yếu tố ảnh hưởng đến quy luật giá trị:
Lao động xã hội: Là một trong những yếu tố quan trọng nhất quyết định đến giá trị của hàng hoá. Hàng hoá càng tiêu tốn lực lượng lao động của xã hội để sản xuất thì giá trị hàng hoá đó càng cao và ngược lại.
Năng suất lao động: Năng suất lao động cao hơn có thể tiết kiệm được lượng lao động cần thiết để sản xuất hàng hoá, từ đó làm giảm giá bán hàng hoá.
Tính cạnh tranh: Để chiếm lĩnh được thị trường và tăng lợi nhuận, các doanh nghiệp phải luôn cải tiến công nghệ và tối ưu hóa quy trình sản xuất để có thể giảm chi phí và tăng năng suất sản xuất.
Ngoài ra còn có các chiến dịch giảm giá để thu hút khách hàng khiến cho giá cả thay đổi một cách khó lường.
Quy luật cung cầu: Khi cung vượt cầu, giá cả sẽ giảm xuống dưới thấp hơn giá trị sản phẩm, ngược lại, khi cầu vượt cung, giá cả có thể tăng vọt lên cao cách xa giá trị thực tế hàng hoá.
Cùng một sản phẩm, cùng một lực lượng hay năng suất lao động, giá trị không đổi nhưng giá cả sản phẩm đó có thể thay đổi qua từng năm.
Những tác động của quy luật giá trị đối với nền kinh tế
Phân bổ lực lượng lao động và tài nguyên sản xuất
Một sản phẩm có lực lượng lao động xã hội và tài nguyên sản xuất tập trung nhiều thì chắc chắn sản phẩm đó có giá trị cao hơn những sản phẩm thông thường. Ngược lại, nếu giá trị thấp, lao động và tài nguyên sản xuất sẽ giảm. Điều này sự sắp xếp tất yếu để đáp ứng được nhu cầu xã hội.
Ví dụ: Nhu cầu sử dụng điện thoại thông minh ở nước ta mỗi lúc một tăng dẫn tới càng ngày càng nhiều các hãng smartphone ra đời như Apple, Samsung, Vsmart,... Để đáp ứng kịp thời nhu cầu người dân, doanh nghiệp buộc phải tăng sản lượng đồng nghĩa tăng lượng công nhân và nguyên vật liệu sản xuất.
Định giá và cạnh tranh
Bằng cách nhìn vào giá của một mặt hàng, ta biết được giá trị lao động và giá trị nguyên vật liệu tạo ra nó, cũng như phản ánh nhu cầu về sản phẩm đó trên thị trường.
Cạnh tranh giữa các doanh nghiệp làm tăng chất lượng sản phẩm và cải thiện giá cả, mang lại sản phẩm có chất lượng với mức giá hợp lý cho người tiêu dùng.
Ví dụ: Giá của trái bơ có thể thay đổi theo mùa. Khi mùa thu hoạch trái bơ đến, thường là vào mùa hè, nguồn cung cấp bơ từ nông dân tăng cao, lúc đó giá có thể giảm. Ngược lại, trong mùa khan hiếm, giá sẽ tăng do nguồn cung giảm, phản ánh quy luật giá trị và quy luật cung cầu.
Khuyến khích cạnh tranh và cải tiến kỹ thuật
Để doanh nghiệp cạnh tranh được trên thị trường, doanh nghiệp buộc phải giảm chi phí sản xuất bằng cách cải tiến kỹ thuật, tăng năng suất và tay nghề của người lao động.
Điều này dẫn đến sự thúc đẩy phát triển nhanh chóng về công nghệ và nâng cao hiệu quả kinh tế, mang lại nhiều sự lựa chọn cho người tiêu dùng.
Ví dụ: Intel và AMD là hai công ty lớn cạnh tranh trong ngành sản xuất vi xử lý. Để chiếm lĩnh thị trường và tối ưu hóa lợi nhuận, cả hai công ty này không ngừng nghiên cứu và phát triển các công nghệ mới để tạo ra các vi xử lý mạnh mẽ hơn, tiêu thụ ít điện năng hơn và chi phí sản xuất thấp hơn.
Phân phối thu nhập
Người lao động nhận được tiền công tương ứng với số giờ lao động đã bỏ ra, trong khi nhà tư bản thu lợi nhuận từ việc chiếm hữu giá trị thặng dư (phần giá trị người lao động tạo ra bằng sức lao động nhưng bị chủ doanh nghiệp chiếm đoạt không trả cho họ).
Ví dụ: Thợ mộc làm việc trong các xưởng gỗ nhận mức lương theo số theo kinh nghiệm làm việc, tay nghề, số giờ làm việc của họ.
Tuy nhiên, chủ xưởng gỗ đó lại thu lợi nhuận từ kinh doanh mặt hàng đồ gỗ thủ công mỹ nghệ do thợ làm ra với giá thị trường chứ không phải giá của thuê nhân công và tài nguyên sản xuất, tạo ra giá trị thặng dư cho chủ xưởng.
Thúc đẩy sự chuyên môn hóa
Các công ty ở mọi lĩnh vực đều cần những nhân viên có chuyên môn cao, không chỉ để tiết kiệm chi phí đào tạo mà còn tránh được những sai sót trong quá trình làm việc. Chuyên môn cao, năng suất lao động tăng và chi phí thuê thêm lao động giảm.
Ví dụ: Toyota là một trong những công ty tiên phong chuyên môn hoá sản xuất trong ngành sản xuất và lắp ghép ô tô. Họ liên tục xây dựng quy trình sản suất tự động và đào tạo chuyên môn cho nhân viên nhằm tối ưu hoá quy trình sản xuất và nâng cao năng suất.
Gây ra khủng hoảng kinh tế
Thời điểm giá trị lao động và giá trị hàng hóa không tương xứng với nhau, sự mất cân đối giữa cung cầu có thể gây ra lạm phát hoặc hoặc suy thoái kinh tế. Hơn nữa, việc đầu tư quá mức vào các lĩnh vực không mấy hiệu quả, có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính với tác động tiêu cực đến nền kinh tế.
Ví dụ: Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2007 chấm dứt chuỗi bùng nổ giá bất động sản tại Mỹ trong nhiều năm liền.
Khi cung vượt quá cầu về bất động sản, nhiều nhà thầu, doanh nghiệp bất động sản phá sản, ngân hàng không thu hồi được vốn vay từ doanh nghiệp hay lợi nhuận từ đầu tư vào lĩnh vực này cũng phải chịu cảnh lao đao.
Tác động đến chính sách kinh tế
Nhà nước có thể điều chỉnh các chính sách kinh tế dựa trên quy luật giá trị để ổn định thị trường, kiểm soát lạm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Điều này bao gồm việc quy định mức lương tối thiểu, điều chỉnh thuế, và thực hiện các chương trình hỗ trợ ngành nghề chiến lược.
Ví dụ: Để hạn chế việc sử dụng các sản phẩm độc hại, nhà nước áp thuế cao đối với hàng nhập khẩu như thuốc lá, xì gà, rượu, bia,.. đồng thời đưa ra các chính sách giảm thuế để khuyến khích xuất khẩu các sản phẩm chủ lực như gạo, cà phê, hồ tiêu...
Lời kết
Mặc dù bài viết đã giới thiệu rất rõ khái niệm quy luật giá trị là gì cũng như những tác động của nó đến nền kinh tế đất nước, tuy nhiên vẫn còn rất nhiều khía cạnh khác về quy luật giá trị mà chúng ta cần tìm hiểu.