Quy cách dán nhãn hàng hóa chứa chất ô nhiễm khó phân hủy

Chất ô nhiễm khó phân hủy là những chất có độ nguy hiểm nhất định đối với sức khỏe con người cũng như môi trường. Vậy quy cách dán nhãn hàng hóa chứa chất ô nhiễm khó phân hủy được quy định như thế nào?

1. Chất ô nhiễm khó phân hủy là gì?

Chất ô nhiễm khó phân hủy (Ảnh minh họa)

Căn cứ nội dung quy định tại khoản 16 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 thì chất ô nhiễm khó phân hủy được hiểu là những chất ô nhiễm được xác định là khó phân hủy, có độc tính cao, chất này có khả năng tích lũy sinh học đồng thời được lan truyền trong môi trường gây tác động xấu đến môi trường và đến sức khỏe.

Theo đó, chất ô nhiễm khó phân hủy là những loại hóa chất độc hại gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người cũng như môi trường. Vì vậy chất ô nhiễm khó phân hủy được quản lý chặt chẽ theo các quy định pháp luật về bảo vệ môi trường.

2. Có bắt buộc phải dán nhãn hàng hóa chứa chất ô nhiễm khó phân hủy?

Dán nhãn hàng hóa chứa chất ô nhiễm khó phân hủy (Ảnh minh họa)

Một trong những nội dung được quy định đối với việc quản lý chất ô nhiễm khó phân hủy là yêu cầu phải dán nhãn chứa thông tin về chất ô nhiễm khó phân hủy nếu trong hàng hóa, nguyên vật liệu, nhiên liệu, sản phẩm hoặc thiết bị có chứa những chất này.

Cụ thể, tại điểm b khoản 1 Điều 69 của Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 yêu cầu phải thực hiện việc dán nhãn đối với nhiên liệu, nguyên vật liệu, hàng hóa, sản phẩm hoặc thiết bị mà có chứa các chất ô nhiễm khó phân hủy.

Bên cạnh đó, tại khoản 1 Điều 39 của Nghị định số 08/2022/NĐ-CP có nội dung như sau:

“1. Căn cứ quy chuẩn kỹ thuật môi trường về giới hạn các chất ô nhiễm khó phân hủy trong nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị, tổ chức, cá nhân nhập khẩu, sản xuất, kinh doanh nguyên liệu, nhiên liệu, vật liệu, sản phẩm, hàng hóa, thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy phải thực hiện dán nhãn và công bố thông tin theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.”

Tóm lại, hàng hóa chứa chất ô nhiễm khó phân hủy hay cả những nguyên vật liệu, nhiên liệu, sản phẩm hoặc thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy bắt buộc phải được dán nhãn căn cứ theo các quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với mức giới hạn chất ô nhiễm khó phân hủy.

3. Quy cách dán nhãn hàng hóa chứa chất ô nhiễm khó phân hủy

Căn cứ nội dung tại khoản 1 Điều 39 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP quy cách dán nhãn đối với hàng hóa chứa chất ô nhiễm khó phân hủy được thực hiện như sau:

  • Yêu cầu thứ nhất là vị trí, màu sắc, kích thước, ký hiệu, hình ảnh và ngôn ngữ của nhãn hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, thiết bị, sản phẩm có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy phải được thực hiện tuân theo các quy định pháp luật về nhãn hàng hóa;

  • Yêu cầu thứ hai: Những nội dung có trên nhãn hàng hóa, nguyên vật liệu, nhiên liệu, sản phẩm hoặc thiết bị có chứa chất ô nhiễm khó phân hủy bao gồm các thông tin về:

+ Tên chất ô nhiễm khó phân hủy,

+ Và hàm lượng cụ thể chất ô nhiễm khó phân hủy được nêu cụ thể trong quy chuẩn kỹ thuật môi trường đối với mức giới hạn chất ô nhiễm khó phân hủy hoặc các thông tin về việc đã đáp ứng tiêu chuẩn quốc tế và những thông tin khác theo nội dung pháp luật quy định đối với nhãn hàng hóa.

Lưu ý

  • Đối với nhiên liệu, nguyên vật liệu hoặc các sản phẩm hoàn chỉnh mà không có bao bì thương phẩm, thì những chủ thể thực hiện nhập khẩu/kinh doanh/sản xuất phải có trách nhiệm gửi thông báo về trường hợp này cùng các thông tin liên quan đến Bộ Tài nguyên & Môi trường. Đồng thời các chủ thể này phải tiến hành công bố thông tin chất ô nhiễm khó phân hủy (theo yêu cầu thứ hai) lên trên trang thông tin điện tử của mình.

Lưu ý về thời điểm dán nhãn như sau:

  • ​Dán nhãn sau khi thực hiện lựa chọn tổ chức tiến hành đánh giá sự phù hợp để thử nghiệm, giám định, kiểm định, chứng nhận chất lượng là phù hợp quy chuẩn kỹ thuật môi trường.
  • ​Bên cạnh đó, việc dán nhãn thông tin chất ô nhiễm khó phân hủy có trong nguyên vật liệu, nhiên liệu, hàng hóa, thiết bị, sản phẩm cũng phải được tiến hành trước khi hàng hóa, sản phẩm được đưa ra lưu thông trên thị trường.

​4. Không dán nhãn hàng hóa chứa chất ô nhiễm khó phân hủy bị xử lý thế nào?

Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 28 Nghị định 45/2022/NĐ-CP có quy định hành vi không dán nhãn đối với hàng hóa chứa chất ô nhiễm khó phân hủy theo đúng quy định thì chủ thể thực hiện có thể bị xử phạt hành chính mức phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

Ngoài ra, căn cứ nội dung quy định tại khoản 1 Điều 39 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, nếu các tổ chức/cá nhân sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, không thực hiện theo đúng những quy định về yêu cầu dán nhãn thông tin đối với hàng hóa, nguyên vật liệu, nhiên liệu, thiết bị, sản phẩm chứa chất ô nhiễm khó phân hủy thì có trách nhiệm phải thực hiện những biện pháp khắc phục, tiến hành thu hồi, xử lý hàng hóa theo quy định pháp luật về môi trường và về quản lý chất lượng đối với sản phẩm, hàng hóa.

Trên đây là nội dung về dán nhãn hàng hóa chứa chất ô nhiễm khó phân hủy.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Trưởng thôn vi phạm kỷ luật có bị miễn nhiệm không?

Trưởng thôn là người hoạt động không chuyên trách ở thôn, là lực lượng gần gũi nhất với người dân. Trưởng thôn được bình bầu phải là người có năng lực, gương mẫu. Vậy, nếu trưởng thôn vi phạm kỷ luật thì có bị miễn nhiệm không?

Một năm học, họp phụ huynh mấy lần? Nội dung họp là gì?

Chỉ còn một tuần lễ nữa là bước vào năm học mới. Họp phụ huynnh là một trong những hoạt động được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ thông tin về vấn đề một năm họp phụ huynh mấy lần? Nội dung họp gồm những gì?

Yêu cầu lắp đặt biển báo an toàn tầm thấp mới nhất 2024

Biển báo an toàn tầm thấp được thiết kế và lắp đặt để hỗ trợ cho người sinh sống, làm việc ở trong toà nhà đến được các lối ra thoát nạn trong trường hợp bị khói che khuất các lối ra khi xảy ra sự cố cháy, nổ. Vậy yêu cầu lắp đặt biển báo an toàn tầm thấp mới nhất hiện nay được quy định thế nào?

Yêu cầu lắp đặt biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn và hướng thoát nạn 2024

Biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn và hướng thoát nạn là các loại biển báo cần thiết nhằm đảm bảo cho hoạt động phòng cháy chữa cháy, giúp mọi người có thể tìm thiếu lối ra, hướng thoát nạn khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Vậy yêu cầu về việc lắp đặt biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn và hướng thoát nạn hiện nay thế nào?