Quốc tịch là gì? Nhập quốc tịch Việt Nam cần giấy tờ gì?

Quốc tịch là gì, một số quy định liên quan đến quốc tịch như thủ tục nhập quốc tịch Việt Nam, vấn đề hai quốc tịch cũng được trình bày tại bài viết này.

1. Quốc tịch là gì?

Quốc tịch là gì không được định nghĩa cụ thể tại các văn bản pháp luật có liên quan. Tuy nhiên, có thể hiểu, quốc tịch là thuật ngữ dùng để chỉ tình trạng pháp lý giữa cá nhân với một đất nước nhất định mà khi người đó có quốc tịch của nước đó thì sẽ phải tuân thủ quyền, nghĩa vụ theo pháp luật của nước đó.

Tại Điều 1 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 có quy định về quốc tịch Việt Nam như sau:

Quốc tịch Việt Nam thể hiện mối quan hệ gắn bó của cá nhân với Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam đối với Nhà nước và quyền, trách nhiệm của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam đối với công dân Việt Nam.

Như vậy, nếu một người được coi là có quốc tịch Việt Nam thì người đó là công dân Việt Nam, phải thực hiện và đảm bảo thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân Việt Nam với nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được Việt Nam bảo hộ và bảo vệ các quyền công dân.

Trong đó, để được xác định người có quốc tịch Việt Nam, cần phải có các giấy tờ sau đây:

- Giấy khai sinh. Nếu giấy này không thể hiện quốc tịch Việt Nam thì phải kèm giấy tờ chứng minh quốc tịch của cha mẹ là người có quốc tịch Việt Nam.

- Chứng minh nhân dân mà hiện nay còn bổ sung thêm Căn cước công dân.

- Hộ chiếu Việt Nam còn thời hạn.

- Quốc định cho nhập hoặc trở lại quốc tịch Việt Nam, quyết định công nhận việc nuôi con nuôi (nếu trẻ em là người nước ngoà), quốc địch cho người nước ngoài nhận trẻ em Việt Nam làm con nuôi.

Quốc tịch là gì
Quốc tịch là gì theo quy định của pháp luật? (Ảnh minh hoạ)

2. Quốc tịch tiếng Anh là gì?

2.1 Quốc tịch tiếng anh là gì?

Trong tiếng anh, quốc tịch có nghĩa là nationality. Và người có quốc tịch Việt Nam thì trong tiếng Anh sẽ gọi quốc tịch Việt Nam là Vietnamese nationality.

2.2 Quốc tịch các nước bằng tiếng Anh là gì?

Không chỉ quốc tịch Việt Nam bằng tiếng Anh, bài viết cũng sẽ cung cấp một số tên quốc tịch các nước bằng tiếng Anh. Ví dụ như:

Quốc gia

Quốc tịch

Hàn Quốc

South Korean

Nhật Bản

Japanese

Trung Quốc

Chinese

Thái Lan

Thai

Lào

Laotian

Ấn Độ

Indian

Iran

Iranian

3. Điều kiện nhập quốc tịch Việt Nam là gì?

Điều kiện nhập quốc tịch là gì được quy định chi tiết tại Điều 19 Luật Quốc tịch Việt Nam và được hướng dẫn chi tiết tại Điều 7 Nghị định 16/2020/NĐ-CP. Cụ thể như sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ: Từ đủ 18 tuổi trở lên trừ trường hợp hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, có khó khăn trong nhận thức hoặc làm chủ hành vi…

- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam, tôn trọng truyền thống, phong tục, tập quán của dân tộc Việt Nam.

- Biết tiếng Việt (có đủ khả năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt) để hoà nhập vào cộng đồng Việt Nam.

- Đã đăng ký thường trú tại Việt Nam từ 05 năm trở lên tính đến thời điểm xin nhập quốc tịch Việt Nam (đã được cấp thẻ Thường trú và thời gian 05 năm này được tính từ ngày người đó được cấp thẻ Thường trú).

- Có thể đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam thông qua việc chứng minh bằng tài sản, nguồn thu nhập hợp pháp hoặc được tổ chức, cá nhân tại Việt Nam bảo lãnh.

Ngoài ra, người xin nhập quốc tịch Việt Nam có thể không cần có thời gian thường trú từ 05 năm trở lên, biết tiếng Việt để hoà nhập và đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam nếu thuộc các trường hợp sau đây:

- Có công dân Việt Nam là vợ, chồng, cha mẹ đẻ hoặc con đẻ.

- Là người có công lao đóng góp đặc biệt cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc thông qua việc được tặng thưởng Huân chương, Huy chương, danh hiệu cao quý… hoặc được xác nhận công lao đặc biệt từ cơ quan có thẩm quyền.

- Có lợi cho nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam: Là người có tài năng thực sự vượt trội trong các lĩnh vực như xã hội, nghệ thuật, thể thao, y tế, giáo dục…

- Phải có tên gọi Việt Nam, do người này lựa chọn, ghi rõ trong Quyết định cho nhập quốc tịch Việt Nam.

- Phải thôi quốc tịch nước ngoài trừ trường hợp đặc biệt hoặc trường hợp ngoài ra nêu trên.

Lưu ý: Người xin nhập quốc tịch sẽ bị từ chối nếu việc nhập quốc tịch Việt Nam sẽ làm phương hại đến lợi ích quốc gia.

Phải đáp ứng điều kiện gì để được nhập quốc tịch Việt Nam?
Phải đáp ứng điều kiện gì để được nhập quốc tịch Việt Nam? (Ảnh minh hoạ)

4. Thủ tục xin quốc tịch Việt Nam

Để được nhập quốc tịch Việt Nam, công dân cần phải thực hiện thủ tục sau đây:

4.1 Hồ sơ nhập quốc tịch là gì?

Căn cứ Điều 20 Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008 và Điều 10 Nghị định 16/2020/NĐ-CP, hồ sơ xin nhập quốc tịch Việt Nam gồm:

- Đơn xin nhập quốc tịch.

- Giấy khai sinh, hộ chiếu hoặc giấy tờ khác có giá trị thay thế (bản sao). Trong đó, giấy tờ khác là loại giấy tờ có thông tin về họ tên, ngày tháng năm sinh, có dán ảnh của người đó và đóng dấu của cơ quan có thẩm quyền hoặc giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế.

- Bản khai lý lịch.

- Phiếu lý lịch tư pháp: Được cấp bởi cơ quan ở Việt Nam với thời gian cư trú ở Việt Nam; Được cấp bởi cơ quan ở nước ngoài với thời gian cư trú ở nước ngoài. Phiếu này phải được cấp không quá 90 ngày tính đến ngày nộp hồ sơ.

- Giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt: Văn bằng, chứng chỉ chứng minh người này đã học tiếng Việt tại Việt Nam (bằng tiến sĩ, bằng thạc sĩ, bằng cử nhân, tốt nghiệp đại học, cao đẳng, trung cấp…) - bản sao.

Nếu không có giấy tờ chứng minh trình độ tiếng Việt thì sẽ tổ chức kiểm tra, phỏng vấn về khả năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt và được lập thành văn bản.

- Bằng chứng chứng minh chỗ ở, thời gian thường trú ở Việt Nam: Thẻ thường trú (bản sao).

- Giấy tờ chứng minh đảm bảo cuộc sống ở Việt Nam: Sổ đỏ, đăng ký xe, giấy xác nhận về lương hoặc thu nhập; giấy tờ bảo lãnh của cá nhân, tổ chức tại Việt Nam; giấy xác nhận nơi thường trú về tình trạng nhà ở, công việc, thu nhập của Uỷ ban nhân dân cấp xã.

- Với người được miễn điều kiện nhập quốc tịch: Không phải nộp các giấy tờ chứng minh tương ứng với điều kiện được miễn.

Tuy nhiên, cần nộp thêm một số điều kiện: Có vợ, chồng là công dân Việt Nam: Bản sao giấy đăng ký kết hôn hoặc xác nhận tình trạng hôn nhân; cha mẹ con là công dân Việt Nam thì nộp bản sao giấy khai sinh hoặc giấy tờ chứng minh quan hệ cha mẹ con khác…

- Nếu xin nhập quốc tịch Việt Nam nhưng xin giữ quốc tịch nước ngoài trong trường hợp đặc biệt: Có giấy tờ chứng minh đủ điều kiện nhập quốc tịch, cam kết không dùng quốc tịch nước ngoài gây phương hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức hoặc đến an ninh, lợi ích quốc gia, trật tự, an toàn xã hội…

4.2 Cơ quan có thẩm quyền

Người yêu cầu nhập quốc tịch nộp hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú của người này để Sở Tư pháp chuyển hồ sơ xác minh về nhân thân và đề nghị các cơ quan khác giải quyết.

Và người xem xét, quyết định cho cá nhân được nhập quốc tịch Việt Nam là Chủ tịch nước.

Lưu ý: Khi nộp hồ sơ, người có yêu cầu nhập quốc tịch phải trực tiếp nộp, không uỷ quyền cho người khác.

4.3 Thời gian giải quyết

Để giải quyết việc nhập quốc tịch Việt Nam, thời gian thực tế dùng để giải quyết hồ sơ là 115 ngày. Cụ thể, việc nhập quốc tịch được thực hiện theo các bước sau đây:

Bước 1: Người yêu cầu nộp đầy đủ hồ sơ cho Sở Tư pháp nơi cư trú.

Bước 2: Sở Tư pháp gửi văn bản đề nghị công an cấp tỉnh xác minh nhân thân của người xin nhập quốc tịch Việt Nam trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Bước 3: Công an cấp tỉnh xác minh, gửi kết quả về Sở Tư pháp trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp.

Bước 4: Sở Tư pháp hoàn tất hồ sơ trình Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được kết quả xác minh.

Bước 5: Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, kết luận, đề xuất ý kiến gửi Bộ Tư pháp trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp.

Bước 6: Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ trong thời hạn 20 ngày kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Nếu hồ sơ đầy đủ, đủ điều kiện nhập quốc tịch, gửi thông báo cho người xin nhập quốc tịch để người này làm thủ tục xin thôi quốc tịch nước ngoài bằng văn bản trừ trường hợp xin giữ quốc tịch nước ngoài hoặc không có quốc tịch.

Bước 7: Sau khi nhận được giấy cho thôi quốc tịch nước ngoài, Bộ trưởng Bộ Tư pháp báo cáo Thủ tướng Chính phủ để trình Chủ tịch nước xem xét, quyết định trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề nghị của Sở Tư pháp.

Nếu thuộc trường hợp xin giữ quốc tịch nước ngoài, xin nhập quốc tịch là người không quốc tịch thì Bộ Tư pháp kiểm tra lại hồ sơ, nếu đủ điều kiện thì báo cáo Thủ tướng Chính phủ trình Chủ tịch nước xem xét trong thời hạn 20 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đề xuất của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.

Bước 8: Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, người yêu cầu nhập quốc tịch sẽ được xem xét, quyết định bởi Chủ tịch nước về việc có cho nhập quốc tịch hay không. Nếu được thì sẽ nhận được Quyết định cho nhập quốc tịch.

Điều kiện được miễn lệ phí nhập quốc tịch là gì?
Điều kiện được miễn lệ phí nhập quốc tịch là gì? (Ảnh minh hoạ)

4.4 Lệ phí

Căn cứ Điều 4 Thông tư số 281/2016/TT-BTC, lệ phí xin nhập quốc tịch Việt Nam là 03 triệu đồng/trường hợp. Tuy nhiên, với các đối tượng sau đây sẽ được miễn lệ phí:

- Người có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

- Người không quốc tịch, mất quốc tịch có hoàn cảnh kinh tế khó khăn có xác nhận của Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú.

- Kiều bào Việt Nam tại nước có chung đường biên giới đất liền với Việt Nam, có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, được Uỷ ban nhân dân cấp xã nơi cư trú xác nhận thì được miễn phí xác nhận có quốc tịch Việt Nam, xác nhận là người gốc Việt Nam.

5. Câu hỏi thường gặp

5.1 Thôi quốc tịch Việt Nam có được xin quay lại không?

Khi thôi quốc tịch Việt Nam, Việt kiều hoàn toàn có thể xin được quay lại quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong các trường hợp nêu tại Điều 23 Luật Quốc tịch Việt Nam:

- Đã mất quốc tịch (được thôi quốc tịch, bị tước quốc tịch, theo điều ước quốc tế…) có đơn xin quay trở lại quốc tịch Việt Nam nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

  • Xin hồi hương về Việt Nam.
  • Có vợ, chồng, cha mẹ đẻ hoặc con đẻ là công dân Việt Nam.
  • Có công lao đặc biệt đóng góp cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc.
  • Có lợi cho nước Việt Nam.
  • Đầu tư tại Việt Nam.
  • Đã thôi quốc tịch Việt Nam để nhập quốc tịch nước ngoài nhưng không được nhập quốc tịch nước ngoài.

- Việc quay trở lại quốc tịch Việt Nam không làm phương hại lợi ích quốc gia của Việt Nam.

- Bị tước quốc tịch thì phải sau ít nhất 05 năm thì có thể được xem xét quay trở lại quốc tịch Việt Nam nếu có đơn xin quay trở lại quốc tịch Việt Nam.

Đặc biệt, khi đã xin trở lại quốc tịch Việt Nam thì phải lấy lại tên Việt Nam trước đây, phải thôi quốc tịch nước ngoài trừ trường hợp đặc biệt được Chủ tịch nước cho phép.

5.2 Người có 2 quốc tịch được không?

Về cơ bản, theo Điều 4 Luật Quốc tịch Việt Nam, công dân Việt Nam chỉ được công nhận một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam trừ một số trường hợp sau đây:

- Trở lại quốc tịch Việt Nam nhưng được giữ quốc tịch nước ngoài nếu thuộc trường hợp đặc biệt và được Chủ tịch nước cho phép. Trong đó, có thể kể đến trường hợp đặc biệt sau: Là vợ, chồng, cha mẹ đẻ hoặc con đẻ của công dân Việt Nam, có lợi cho nước Việt Nam…

- Công dân Việt Nam định cư ở nước ngoài nhưng vẫn được giữ quốc tịch Việt Nam.

- Nhập quốc tịch Việt Nam nhưng không phải thôi quốc tịch nước ngoài.

- Là trẻ em Việt Nam được nhận nuôi bởi người nước ngoài.

Như vậy, công dân Việt Nam hoàn toàn có thể được mang hai quốc tịch nhưng không phải mọi trường hợp đều được mang hai quốc tịch mà chỉ có một trong các trường hợp nêu trên mới được.

Công dân Việt Nam vẫn được mang quốc tịch nước ngoài
Công dân Việt Nam vẫn được mang quốc tịch nước ngoài (Ảnh minh hoạ)

5.3 Trường hợp nào bị tước quốc tịch Việt Nam?

Trường hợp bị tước quốc tịch Việt Nam được quy định cụ thể tại Điều 31 Luật Quốc tịch Việt Nam nếu có hành vi gây phương hại nghiêm trọng đến nền độc lập dân tộc, sự nghiệp xây dựng, bảo vệ tổ quốc Việt Nam hoặc uy tín của nước Việt Nam.

Đặc biệt, việc tước quốc tịch Việt Nam áp dụng với cả công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài hoặc người đã nhập quốc tịch Việt Nam (cư trú trong hay ngoài lãnh thổ Việt Nam).

Trên đây là giải đáp chi tiết quốc tịch là gì. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nghĩa vụ là gì? Đối tượng và các đặc điểm của nghĩa vụ

Nghĩa vụ là gì? Đối tượng và các đặc điểm của nghĩa vụ

Nghĩa vụ là gì? Đối tượng và các đặc điểm của nghĩa vụ

“Nghĩa vụ” là một cụm từ đã quá quen thuộc và được sử dụng phổ biến trong giao tiếp cũng như văn bản pháp luật. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu rõ bản chất của nghĩa vụ là gì, nghĩa vụ có đặc điểm gì và pháp luật quy định như thế nào về nghĩa vụ. Chúng tôi sẽ phân tích và làm rõ những yếu tố đó trong bài viết này.

Chính sách tài khóa là gì? Các loại chính sách tài khóa hiện nay

Chính sách tài khóa là gì? Các loại chính sách tài khóa hiện nay

Chính sách tài khóa là gì? Các loại chính sách tài khóa hiện nay

Chính sách tài khóa là một trong những công cụ quan trọng của nhà nước trong việc điều tiết hoạt động kinh tế. Vậy hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chính sách tài khóa là gì, các loại chính sách tài khóa và tác động của chính sách tài khóa đến nền kinh tế như thế nào nhé.