Quốc gia là gì? Chủ quyền cơ bản của mỗi quốc gia là gì?

Trên thế giới đang có 204 quốc gia. Vậy quốc gia là gì? Quốc gia có thể thực hiện quyền và nghĩa vụ của mình như thế nào theo công pháp quốc tế? Cùng theo dõi thông tin này trong bài viết dưới đây. 

1. Quốc gia là gì?

Quốc gia là một chủ thể bao gồm những đặc điểm về lãnh thổ có chủ quyền, dân cư sinh sống trên lãnh thổ có chung tư tưởng về lịch sử hình thành và lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội phù hợp với cộng đồng dân cư trên lãnh thổ.

cac-quoc-gia-duoc-cong-nhan-tren-the-gioi
Các quốc gia được công nhận trên bản đồ thế giới (Ảnh minh họa)

Quốc gia cơ bản là viên gạch đầu tiên đặt nền móng cơ sở hình thành luật và cộng đồng quốc tế, được tham gia vào quan hệ pháp luật quốc tế, được hưởng đầy đủ quyền và thực hiện nghĩa vụ với tư cách quốc gia độc lập được công nhận.

Tuy nhiên, các tiêu chí để trở thành một quốc gia là gì, cùng tìm hiểu rõ ở nội dung dưới đây.

2. Điều kiện công nhận một quốc gia theo luật quốc tế

Điều 1 - Công ước Montevideo về quyền và nghĩa vụ của các quốc gia (26/12/1933) quy định như sau:

“Một quốc gia là một chủ thể của luật quốc tế phải đáp ứng đầy đủ các tiêu   chuẩn về: dân cư ổn định, lãnh thổ xác định, chính phủ và khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế.”

Dựa vào các yếu tố trên, mỗi quốc gia tồn tại độc lập và gắn kết với nhau trên quan hệ pháp luật quốc tế.

2.1 Lãnh thổ

Ở khía cạnh địa lý, lãnh thổ là yếu tố rất quan trọng để định hình một quốc gia là gì và được thể hiện trên bản đồ trên thế giới với vị trí như thế nào. Phần lãnh thổ bao gồm vùng đất, vùng trời, vùng nước và vùng dưới mặt đất dưới sự quản lý của cơ quan chính quyền của quốc gia đó.

Ở khía cạnh pháp lý, phạm vi lãnh thổ quốc gia được xác định qua đường giới hạn lãnh thổ gọi là biên giới quốc gia và có quyền bất khả xâm phạm tuyệt đối. Biên giới quốc gia được xác định theo điều ước quốc tế mà nước thành viên ký kết hoặc theo quy định của pháp luật của quốc gia.

Lãnh thổ quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định pháp lý chủ quyền theo nội dung sau:

Điều 1 trong Luật Biên giới quốc gia của Việt Nam năm 2003 xác định:

“Biên giới quốc gia của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là đường và mặt thẳng đứng theo đường đó để xác định giới hạn lãnh thổ đất liền, các đảo, các quần đảo, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, vùng biển, lòng đất, vùng trời của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.

lanh-tho-quoc-gia-viet-nam
Lãnh thổ quốc gia Việt Nam (Ảnh minh họa)

2.2 Dân cư

Một quốc gia sẽ không có ý nghĩa nếu không có cộng đồng dân cư sinh sống ổn định. Quần thể con người của một quốc gia là tập hợp tất cả những cá thể có sự ràng buộc với nhau về mặt pháp luật của chính quyền chung, có quyền và nghĩa vụ đối với quốc gia, chung nguồn gốc lịch sử truyền thống văn hóa gắn liền với lãnh thổ mà họ đang sinh sống và gắn bó lâu dài.

Mỗi quốc gia đều có cộng đồng dân cư đặc thù và góp phần tạo nên sự đa  dạng về chủng tộc, văn hóa trên Trái đất. Yếu tố con người chính điều kiện tiên quyết để hình thành và phát triển bộ máy chính quyền quốc gia.

2.3 Chính quyền

Điều tạo nên sự tồn tại vững chắc đối với một quốc gia là gì? Đó chính là bộ máy chính quyền có thẩm quyền thực hiện hiệu quả chức năng quản lý và điều hành trật tự xã hội trong quốc gia độc lập, không bị chi phối, khống chế bởi quốc gia khác.

Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam 2013, điều 94 quy định:

Chính phủ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (gọi tắt: Chính phủ Việt Nam) là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền hành pháp, cơ quan chấp hành của Quốc hội. Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hộibáo cáo công tác trước Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hộiChủ tịch nước.

Ngoài ra, tầm quan trọng của bộ máy chính quyền quốc gia được thể hiện dựa trên tư cách là người thay mặt cho quốc gia trong các chính sách đối ngoại, có khả năng thiết lập mối quan hệ cũng như thực hiện nghĩa vụ và quyền lợi theo luật quốc tế quy định.

2.4 Khả năng tham gia vào các quan hệ quốc tế của một quốc gia

Khi có đầy đủ các yếu tố cần thiết thành lập và phát triển, quốc gia sẽ có khả năng tham gia với tư cách là chủ thể cơ bản quốc tế, là thành viên của cộng đồng các quốc gia trên thế giới và các tổ chức quốc tế khác để cùng nhau nhau giải quyết mâu thuẫn hoặc các vấn đề chung, cùng thống nhất những mục tiêu chung mang tính nhân loại.

3. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của một quốc gia như thế nào?

Nếu công dân đều có trách nhiệm thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định pháp luật của quốc gia đó ban hành thì các quốc gia cũng sẽ có những trách nhiệm tương tự theo pháp luật quốc tế, cụ thể:

3.1 Quyền lợi cơ bản của quốc gia

– Quyền bình đẳng về chủ quyền và quyền lợi.

– Quyền được tự vệ cá nhân hoặc tự vệ tập thể.

– Quyền được tổn hại trong hòa bình và độc lập.

– Quyền bất khả xâm phạm về lãnh thổ.

– Quyền được tham gia vào việc xây dựng các quy phạm pháp luật quốc tế.

– Quyền được trở thành viên của tổ chức quốc tế phổ biến.

3.2. Nghĩa vụ cơ bản của quốc gia

– Tôn trọng chủ quyền của các quốc gia.

– Tôn trọng sự bất khả xâm phạm lãnh thổ của các quốc gia khác.

– Không áp dụng vũ lực và đe dọa bằng vũ lực.

– Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau.

– Hợp tác hữu nghị với các quốc gia khác nhằm duy trì hòa bình và an ninh  quốc tế.

– Tôn trọng nguyên tắc bình đẳng trong quan hệ quốc tế.

– Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng các phương pháp hòa bình.

– Tôn trọng những quy phạm Jus cogens và những cam kết quốc tế.

Qua các quyền và nghĩa vụ nêu trên, chủ quyền quốc gia được nhắc đến đầu tiên như một điều tiên quyết về độc lập dân tộc sâu sắc. Khái niệm chủ quyền quốc gia là gì sẽ còn khá lạ lẫm với nhiều độc giả, mục bên dưới sẽ cho bạn có cái nhìn khái quát về định nghĩa này.

4. Chủ quyền cơ bản của mỗi quốc gia là gì?

Chủ quyền quốc gia hiểu ngắn gọn là quyền làm chủ của một quốc gia về lãnh thổ, quyền tự quyết và bất khả xâm phạm từ các thế lực bên ngoài về chính trị, văn hoá, xã hội…

Xem chi tiết về chủ quyền quốc gia tại đây: Link

chu-quyen-quoc-gia-la-gi (1)
Chủ quyền quốc gia là gì? (Ảnh minh họa)

Đặc biệt, với một dân tộc đã trải qua bề dày lịch sử chống giặc ngoại xâm như Việt Nam, chủ quyền độc lập tự chủ là dấu mốc khẳng định quốc gia trên thế giới, thúc đẩy vị thế dân tộc và đảm bảo lợi ích hợp tác phát triển cùng các quốc gia khác trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc chung theo luật quốc tế.

Chủ quyền độc lập và toàn vẹn lãnh thổ tuyệt đối chính là huyết mạch sống còn của một quốc gia mang tính thời đại. Việc gìn giữ và phát huy những giá trị cốt lõi của “huyết mạch” này rất cần sự nhận thức in sâu của mỗi công dân với quốc gia mình sinh sống.

Qua bài viết trên hy vọng quý độc giả có thể hiểu thêm về khái niệm và sự hình thành của một quốc gia là gì cũng như khẳng định rõ tầm quan trọng của chủ quyền dân tộc quốc gia đối với mỗi người. Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp cụ thể.

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

5 bước kích hoạt tài khoản định danh không cần điện thoại thông minh

5 bước kích hoạt tài khoản định danh không cần điện thoại thông minh

5 bước kích hoạt tài khoản định danh không cần điện thoại thông minh

Hiện nay có không ít người dân vẫn còn sử dụng điện thoại di động thông thường (không hỗ trợ mạng) hoặc điện thoại thông minh nhưng không đáp ứng yêu cầu để cài đặt ứng dụng định danh điện tử VNeID. Khi đó, người dân vẫn có thể kích hoạt tài khoản định danh theo hướng dẫn sau.