Quản trị là gì? Tiêu chuẩn Quốc gia về quản trị nhân sự

Bất kỳ một công ty, doanh nghiệp hay tổ chức nào cũng đều cần đến quản trị. Để tạo nên sự thành công của một tổ chức thì tổ chức đó không thể thiếu việc quản trị nhân lực. Vậy quản trị là gì và làm thế nào để quản trị nhân sự hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau.

1. Quản trị là gì? Quản trị nhân sự là gì?

1.1 Quản trị là gì?

Quản trị là một thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, chỉ việc quản lý sự phối hợp để có thể vận hành một tổ chức làm việc hiệu quả.

Quản trị là gì? (Ảnh minh hoạ)

Mục tiêu của việc quản trị thường là:

- Đảm bảo công việc được hoàn thành thông qua người khác

- Đảm bảo những người trong tổ chức phối hợp và làm việc hiệu quả

- Giúp tổ chức đạt được những mục tiêu đề ra bằng việc phối hợp các thành viên của tổ chức

Những lĩnh vực quản trị thường được kể đến như: quản trị kinh doanh, quản trị rủi ro, quản trị khách sạn hay quản trị nhân lực.

1.2 Quản trị nhân sự là gì?

Đối với các doanh nghiệp thì việc quản trị nhân sự là chìa khóa để vận hành công ty hiệu quả. Vậy quản trị nhân sự là như thế nào?

Theo phần 3 Thuật ngữ và định nghĩa của Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12290:2018 về Hướng dẫn quản trị nhân sự, quản trị nhân sự được định nghĩa như sau:

“Quản trị nhân sự là hệ thống mà nhờ đó tổ chức được định hướng và kiểm soát, có xem xét đến các bên liên quan của tổ chức cũng như yếu tố con người và xã hội, ở cấp độ ra quyết định cao nhất và mọi cấp độ ra quyết định khác.”

Có thể hiểu quản trị nhân sự về cơ bản là quản lý hệ thống nhân viên và đưa ra quyết định đối với những thành viên của tổ chức nào đó. Việc quản trị nhân sự đóng vai trò bởi nó giúp công ty phát triển nhờ việc thu hút những người có tố chất, năng lực phù hợp với từng vị trí. Bên cạnh đó nó còn tạo niềm tin, sự đoàn kết, gắn bó trong một công ty.

2. Hướng dẫn quản trị nhân sự theo TCVN 12290:2018

Sau khi đã hiểu khái niệm quản trị là gì rồi, cùng tìm hiểu những nguyên tắc quản trị và vai trò của người quản trị được quy định theo Tiêu chuẩn Quốc gia TCVN 12290:2018.

2.1 Những nguyên tắc quản trị nhân sự

Những nguyên tắc của việc quản trị nhân sự được đưa ra nhằm mục đích định hướng quản lý nguồn nhân lực, giúp gia tăng giá trị của công ty, tổ chức. Có thể kể đến các nguyên tắc cơ bản như sau:

- Phải công bằng và minh bạch trong thiết kế quản trị nhân sự, trong kết quả của các quá trình quản trị nhân sự và trong thực tế của tổ chức.

- Luôn cởi mở trong quá trình, thực tiễn và kết quả của việc quản trị nhân sự.

- Có trách nhiệm giải trình với các bên cơ quan quản lý và tổ chức quản trị, các cơ quan pháp luật và các bên liên quan.

Những nguyên tắc quản trị nhân sự (Ảnh minh hoạ)

Ngoài ra, những nguyên tắc cụ thể với tổ chức quản trị nhân sự có thể được thay đổi và lồng ghép tùy theo:

- Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị và chiến lược của tổ chức đó.

- Cách tổ chức và tạo lập giá trị của các bên liên quan.

- Hình ảnh mà thương hiệu mong muốn truyền thông ra bên ngoài.

- Có thể giúp tổ chức hỗ trợ phát triển sự bền vững lâu dài đối với môi trường và xã hội.

- Cách thức để cân bằng nhu cầu của tổ chức đó với các nhu cầu của những bên liên quan.

2.2 Vai trò và trách nhiệm của tổ chức quản trị

Để quản trị nhân sự có hiệu quả, người quản trị cần biết phối hợp, cam kết và đồng thời tham gia ở tất cả các cấp độ của một tổ chức. Đối với những tổ chức không phân cấp quản lý thì người hướng dẫn sẽ thường là người có trách nhiệm đưa quyết định cuối cùng.

A. Đối với hội đồng quản trị

Hội đồng quản trị cần phải:

- Hiểu được rõ vai trò và giá trị mà từng người mang lại cho tổ chức.

- Đưa ra những cam kết nhằm thúc đẩy hệ thống quản trị nhân sự hiệu quả.

- Có trách nhiệm giải thích đối với việc quản lý hệ thống nhân sự.

- Theo dõi, cập nhật tình trạng của nhân sự để có sự thay đổi về hành động phù hợp, hiệu quả.

B. Đối với lãnh đạo cao nhất

- Cần xác định vai trò và trách nhiệm của bản thân đối với việc quản trị nhân sự hiệu quả.

- Khuyến khích nhân viên ở mọi cấp bậc tích cực tham gia.

- Tạo cam kết, tuyên bố về sứ mệnh cũng như tầm nhìn và giá trị của tôt chức để củng cố hiệu quả quản trị nhân sự.

- Cần xác định các chỉ số về kết quả khi thực hiện công việc do nguồn nhân lực thực hiện để kiểm soát hiệu quả.

Vai trò và trách nhiệm của lãnh đạo cấp cao (Ảnh minh hoạ)

- Thường xuyên kiểm tra kết quả của việc quản trị nhân sự bằng cách xem các mẫu báo cáo.

- Xây dựng kế hoạch và báo cáo để giải quyết thiếu sót khi có sự sai lệch đáng kể.

- Tăng cường sự phối hợp giữa nhân viên để đảm bảo nguyên tắc quản trị nhân sự.

C. Đối với quản lý hoạt động

- Chức năng của quản lý hoạt động cần:

  • Hiểu rõ vai trò cũng như trách nhiệm của quản lý hoạt động khi đưa các nguyên tắc quản trị vào áp dụng.
  • Tham gia vào xác định mục tiêu và đóng góp vào quá trình quản trị nhân sự hiệu quả.
  • Kết hợp các nguyên tắc và đề xuất sáng kiến quản trị nhân sự để đạt được các mục tiêu đã đề ra.

- Việc quản trị nhân sự cần đảm bảo rằng:

  • Thống nhất chức năng và quản lý thực tiễn nguồn nhân lực cả bên trong lẫn bên ngoài, phù hợp với nguyên tắc và mục tiêu của tổ chức.
  • Quá trình thực hiện quản trị nhân sự phải thống nhất và thích hợp với tất cả các cấp của tổ chức.
Trách nhiệm của hoạt động quản trị nhân sự (Ảnh minh hoạ)
  • Tất cả những người liên quan có vai trò, trách nhiệm trong quản trị nhân sự đều phải hiểu về nguyên tắc quản trị mà tổ chức đã tuân theo, từ đó có trách nhiệm giải trình đối với hệ thống thuộc kiểm soát của mình.
  • Những người có vai trò, trách nhiệm trong việc quản trị nhân sự phải đáp ứng tiêu chí của tổ chức, đảm bảo có đủ năng lực để hoàn thành đúng vai trò của mình.

- Lãnh đạo cao nhất cần đảm bảo mọi người trong tổ chức hiểu về:

  • Nguyên tắc và sáng kiến của quản trị nhân sự.
  • Vai trò và trách nhiệm với việc tuân thủ các sáng kiến của quản trị nhân sự.
  • Tầm quan trọng của việc theo dõi nhân sự một cách phù hợp, không tách rời khỏi môi trường làm việc của tổ chức.
  • Duy trì các chiến lược và kết quả của quản trị nhân lực dưới dạng thông tin bằng văn bản.

3. Làm sao để xây dựng hệ thống quản trị nhân sự hiệu quả?

Để xây dựng hệ thống quản trị nhân sự hiệu quả trước hết chúng ta cần tuân theo những nguyên tắc của việc quản lý. Ngoài ra, bạn nên có nền tảng để đánh giá nhân viên gồm các thông tin như:

- Thông tin cá nhân

- Mức lương và công thức tính

- Ca làm việc, chế độ thưởng phạt

- Tiêu chuẩn đánh giá năng lực, đánh giá KPI hàng tháng theo khung năng lực

Từ đó có thể đánh giá hiệu suất và năng lực làm việc của từng cá nhân liên tục. Đây chính là căn cứ để các doanh nghiệp có chế độ thưởng lương hoặc thăng chức hoặc điều chuyển vị trí hợp lý.

Hệ thống quản trị nhân sự hiệu quả cần gì? (Ảnh minh hoạ)

Bên cạnh đó, để việc quản lý nhân sự có hiệu quả, công ty cần đề ra những hạng mục cần quản lý như:

- Quản lý chấm công, khen thưởng, kỷ luật

- Quản lý nghỉ phép

- Quản lý lương, thưởng, BHYT, thuế

- Quản lý tuyển dụng

- Quản lý đào tạo và đánh giá năng lực

Như vậy, quản trị là một khái niệm rộng nói chung về việc điều khiển, quản lý các hoạt động của một tổ chức. Quản trị tốt đem nền tảng phát triển bền vững cho một công ty, tổ chức.

Mong rằng những thông tin trong bài viết trên có thể giúp bạn hiểu hơn quản trị là gì và những yếu tố liên quan tới quản trị nhân lực nhé.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?