Quan trắc môi trường phải thực hiện vào thời điểm nào?

Quan trắc môi trường là gì? Tại sao phải quan trắc môi trường? Quan trắc môi trường phải thực hiện vào thời điểm nào? Bài viết dưới đây sẽ phân tích các quy định liên quan đến quan trắc môi trường và trả lời cho các câu hỏi nêu trên.

1. Quan trắc môi trường là gì? Tại sao phải quan trắc môi trường

quan trắc môi trường phải thực hiện vào thời điểm nào
Quan trắc môi trường là gì? (Ảnh minh họa)

Căn cứ nội dung tại khoản 25 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định như sau về quan trắc môi trường:

“25. Quan trắc môi trường là việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất, có hệ thống về thành phần môi trường, các nhân tố tác động đến môi trường, chất thải nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng môi trường, diễn biến chất lượng môi trường và tác động xấu đến môi trường.”

Theo đó, quan trắc môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường, cụ thể:

- Thứ nhất, quan trắc môi trường giúp bảo vệ sức khỏe con người trước các mặt trái của công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quan trắc môi trường giúp cho việc sớm phát hiện, đưa ra cảnh báo phù hợp trước những tác động/nguy cơ tác động xấu đến môi trường như: Nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường…

- Thứ hai, quan trắc môi trường giúp theo dõi và đánh giá được những diễn biến, chuyển đổi về chất lượng môi trường để hoàn thiện báo cáo hiện trạng môi trường và các cơ quan nhà nước có thể quản lý hiệu quả các vấn đề về môi trường.

- Cuối cùng, quan trắc môi trường mang lại những lợi ích kinh tế, giảm thiểu rủi ro trong trồng trọt, chăn nuôi, sản xuất, kinh doanh.

Ví dụ: quan trắc môi trường nước có thể giúp người dân đưa ra những phương pháp tối ưu, giải pháp phát triển thủy hải sản, đặc biệt là dự báo được những rủi ro vào thời điểm giao mùa, thời tiết xấu…

2. Quan trắc môi trường phải thực hiện vào thời điểm nào?

Luật Bảo vệ môi trường hiện hành không có quy định cụ thể về thời điểm phải tiến hành quan trắc môi trường. Bởi lẽ, trách nhiệm thực hiện quan trắc môi trường thuộc về nhiều chủ thể với đa dạng hình thức quan trắc.

Nội dung phân tích tại phần này chỉ đề cập đến thời điểm quan trắc của những dự án đầu tư, cơ sở, khu kinh doanh, sản xuất, dịch vụ tập trung và cụm công nghiệp có phát sinh chất thải ra môi trường (trách nhiệm quan trắc mà doanh nghiệp phải thực hiện):

quan trắc môi trường phải thực hiện vào thời điểm nào
Quan trắc môi trường phải thực hiện vào thời điểm nào? (Ảnh minh họa)

(1) Đối với thời điểm quan trắc nước thải (Điều 97 Nghị định 08/2022/NĐ-CP):

Quan trắc định kỳ

Quan trắc tự động, liên tục

Nếu dự án/cơ sở thuộc trường hợp phải quan trắc nước thải định kỳ thì doanh nghiệp phải thực hiện việc quan trắc tại những thời điểm tùy thuộc vào tần suất quy định như sau:

- Thứ nhất là những dự án, cơ sở hoạt động liên tục:

+ 03 tháng/lần đối với dự án, cơ sở phải thực hiện ĐTM

+ 06 tháng/lần đối với dự án, cơ sở không phải ĐTM

- Thứ hai là những dự án, cơ sở có hoạt động theo thời vụ phải ĐTM:

+ 01 lần nếu khoảng thời gian hoạt động thời vụ là từ dưới 03 tháng;

+ 02 lần nếu khoảng thời gian hoạt động thời vụ dài hơn 03 tháng - dưới 06 tháng;

+ 03 lần nếu khoảng thời gian hoạt động thời vụ dài hơn 06 tháng - dưới 09 tháng;

+ 04 lần nếu hoạt động thời vụ là dài hơn 09 tháng;

(Thời gian giữa 02 lần quan trắc kế tiếp là ít nhất 03 tháng)

- Thứ ba là những dự án, cơ sở hoạt động theo thời vụ không phải ĐTM:

+ 01 lần nếu hoạt động thời vụ từ 06 tháng trở xuống;

+ 02 lần nếu hoạt động thời vụ là dài hơn 06 tháng;

(Thời gian giữa 02 lần quan trắc kế tiếp là ít nhất 06 tháng)

* Lưu ý: Đối với những thông số tổng số hóa chất bảo vệ thực vật là Clo hữu cơ, Dioxin, Halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ tổng hóa chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ, tổng Polychlorinated Biphenyl (nếu có) thì tần suất thực hiện là 01 năm/lần.

Nếu dự án/cơ sở thuộc trường hợp phải quan trắc nước thải tự động, liên tục thì doanh nghiệp phải thực hiện việc quan trắc tự động, liên tục từ những mốc thời gian sau:

- Những dự án, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung và cụm công nghiệp có mức lưu lượng xả nước thải thuộc Cột 4 Phụ lục XXVIII Nghị định 08/2022/NĐ-CP: Thời hạn hoàn tất lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục (có kết nối và truyền số liệu trực tiếp cho cơ quan chuyên môn cấp tỉnh) là chậm nhất vào ngày 31/12/2024

- Những dự án mà mức lưu lượng xả nước thải ra môi trường thuộc Cột 4 Phụ lục XXVIII Nghị định 08/2022/NĐ-CP phải lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục trước cả khi đi vào vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải: Từ 01/01/2025

- Những dự án, cơ sở, khu sản xuất kinh doanh dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp mà mức lưu lượng xả nước thải ra môi trường thuộc Cột 4 Phụ lục XXVIII Nghị định 08/2022/NĐ-CP mà đã lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục thì được miễn thực hiện quan trắc nước thải định kỳ đến hết ngày 31/12/2024.

Sau đó, chỉ được miễn thực hiện quan trắc nước thải định kỳ đối với những  thông số đã được quan trắc tự động, liên tục.

(2) Đối với thời điểm quan trắc bụi, khí thải công nghiệp (Điều Điều 98 Nghị định 08/2022/NĐ-CP):

Quan trắc định kỳ

Quan trắc tự động, liên tục

Nếu dự án/cơ sở thuộc trường hợp phải quan trắc bụi, khí thải công nghiệp định kỳ thì doanh nghiệp phải chú ý thực hiện việc quan trắc tại tùy thuộc vào tần suất quy định như sau:

- Thứ nhất là những dự án/cơ sở có hoạt động liên tục thuộc trường hợp phải ĐTM:

+ 06 tháng/lần đối với thông số của hợp chất hữu cơ và kim loại nặng (nếu có);

+ 01 lần/năm đối với thông số của Dioxin/Furan (nếu có).

+ 03 tháng/lần đối với các thông số khác.

- Thứ hai là những dự án, cơ sở không phải ĐTM:

+ 01 năm/lần đối với những thông số sau: Kim loại nặng, Dioxin/Furan (nếu có) và hợp chất hữu cơ (nếu có).

+ 06 tháng/lần đối với những thông số khác

- Thứ ba là những dự án, cơ sở hoạt động theo thời vụ phải ĐTM:

+ 01 lần trong khoảng thời gian hoạt động đối với các thông số kim loại nặng, hợp chất hữu cơ (nếu có) nếu hoạt động từ 06 tháng trở xuống hoặc 02 lần nếu trên 06 tháng;

+ 01 lần/năm trong khoảng thời gian hoạt động đối với các thông số Dioxin/Furan (nếu có).

+ 01 lần trong khoảng thời gian hoạt động thời vụ mà dưới 03 tháng

+ 02 lần nếu hoạt động từ 03 đến dưới 06 tháng;

+ 03 lần nếu hoạt động từ hơn 06 đến dưới 09 tháng

+ 04 lần nếu hoạt động từ hơn 09 tháng đối với các thông số khác.

(Thời gian giữa 02 lần quan trắc kế tiếp là ít nhất 03 tháng)

- Thứ tư là những dự án, cơ sở có hoạt động theo thời vụ mà không phải ĐTM:

+ 01 lần trong khoảng thời gian hoạt động từ 06 tháng trở xuống, 02 lần nếu trên 06 tháng đối với các thông số kim loại nặng, hợp chất hữu cơ (nếu có);

+ 01 lần/năm đối với thông số về Dioxin/Furan (nếu có).

+ 01 lần trong khoảng thời gian hoạt động từ 06 tháng trở xuống; 02 lần nếu hơn 06 tháng đối với các thông số còn lại.

Nếu dự án/cơ sở thuộc trường hợp phải quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục thì doanh nghiệp phải thực hiện việc quan trắc tự động, liên tục từ những mốc thời gian sau:

- Những dự án, cơ sở có xả bụi, khí thải công nghiệp với mức lưu lượng/công suất công trình, thiết bị xử lý thuộc Cột 5 Phụ lục XXIX Nghị định 08/2022/NĐ-CP: Thời hạn để hoàn thành việc lắp đặt hệ thống quan trắc đối với bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục (được kết nối, truyền số liệu trực tiếp đến cơ quan chuyên môn cấp tỉnh) là chậm nhất vào ngày 31/12/2024.

- Những dự án đầu tư có xả bụi, khí thải công nghiệp với mức lưu lượng/công suất công trình, thiết bị xử lý thuộc Cột 5 Phụ lục XXIX Nghị định 08/2022/NĐ-CP phải lắp đặt hệ thống quan trắc bụi, khí thải công nghiệp tự động, liên tục vào trước khi đi vào vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, từ 01/01/2025.

- Những dự án đầu tư có xả bụi, khí thải công nghiệp với mức lưu lượng/công suất công trình, thiết bị xử lý thuộc Cột 5 Phụ lục XXIX Nghị định 08/2022/NĐ-CP mà đã lắp đặt hệ thống quan trắc tự động, liên tục thì được miễn quan trắc định kỳ đến hết 31/12/2024. Sau đó, chỉ được miễn thực hiện quan trắc định kỳ đối với những thông số đã được quan trắc tự động, liên tục.

3. Quan trắc môi trường gồm những gì?

Tại khoản 1 Điều 106 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định Quan trắc môi trường bao gồm:

- Quan trắc chất thải

- Và quan trắc môi trường

Theo đó, việc quan trắc môi trường được thực hiện thông qua hình thức: Quan trắc tự động, liên tục; Quan trắc định kỳ; Quan trắc theo yêu cầu từ cơ quan có thẩm quyền.

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi “Quan trắc môi trường phải thực hiện vào thời điểm nào?” và những thông tin liên quan.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?

Cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?

Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (gọi tắt là Đoàn) là một tổ chức chính trị - xã hội, tập hợp những thanh niên tiên tiến, phấn đấu vì mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Chi đoàn là một nhánh nhỏ trong khối Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh. Bài viết này sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về chi đoàn và cơ quan lãnh đạo cao nhất của chi đoàn là gì?