Quan trắc môi trường là gì? Tại sao phải quan trắc môi trường

Để hiểu được quan trắc môi trường là gì và tại sao phải quan trắc quan trắc môi trường, hãy cùng tham khảo bài viết sau đây:

1. Quan trắc môi trường là gì?

Quan trắc môi trường là việc theo dõi liên tục, định kỳ, đột xuất, có hệ thống về thành phần môi trường (đất, nước, không khí), các nhân tố tác động đến môi trường, chất thải nhằm cung cấp thông tin đánh giá hiện trạng môi trường, diễn biến chất lượng môi trường và tác động xấu đến môi trường (khoản 25 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14).

Quan trắc môi trường gồm hoạt động quan trắc chất thải và quan trắc môi trường. Theo đó, quan trắc môi trường được thực hiện thông qua quan trắc tự động, liên tục hoặc quan trắc định kỳ hoặc quan trắc theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Tùy từng đối tượng sẽ có tần suất quan trắc môi trường khác nhau, đơn cử như các khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp xả nước thải ra môi trường sẽ phải quan trắc nước thải tự động, liên tục… bảo đảm tuân thủ quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

Hoạt động quan trắc môi trường được xây dựng thành hệ thống, mạng lưới bao gồm:

- Quan trắc môi trường quốc gia;

- Quan trắc môi trường cấp tỉnh;

- Quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành, lĩnh vực;

- Quan trắc môi trường tại dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp;

- Quan trắc đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên.

Quan trắc môi trường là gì theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Ảnh minh họa)

2. Tại sao phải quan trắc môi trường?

Không phải ai cũng hiểu được tầm quan trọng của việc thực hiện quan trắc môi trường. Sở dĩ, phải quan trắc môi trường là bởi:

- Góp phần bảo vệ sức khỏe con người: Công nghiệp hóa - hiện đại hóa ngày càng phát triển dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường, nguồn xả thải gia tăng nên rất cần quan trắc môi trường để hạn chế nguy cơ xấu đe dọa đến sức khỏe của con người cũng như các loài sinh vật khác.

- Kịp thời phát hiện và cảnh báo những ảnh hưởng/nguy cơ xấu: Cung cấp thông tin về môi trường một cách định kỳ, liên tục… tùy thuộc vào yêu cầu do người dùng cài đặt, từ đó giúp phát hiện nguy cơ ô nhiễm, suy thoái môi trường gây ảnh hưởng đến con người.

- Theo dõi, đánh giá được diễn biến chất lượng môi trường để có thể xây dựng báo cáo hiện trạng môi trường, giúp cơ quan, đơn vị quản lý hiệu quả các vấn đề về môi trường.

- Góp phần mang lại lợi ích về kinh tế: Lĩnh vực nuôi trồng thủy, hải sản là một lĩnh vực khá nhạy cảm đối với môi trường, lắp đặt các trạm quan trắc môi trường nước là phương pháp tối ưu giúp theo dõi điều kiện thuận lợi cho sự phát triển của thủy, hải sản, nhất là vào thời điểm giao mùa, thời tiết có chuyển biến xấu… giảm thiểu rủi ro cho người nuôi trồng.

3. Đối tượng phải được quan trắc môi trường

Đối tượng phải được quan trắc môi trường theo quy định (Ảnh minh họa)

Quan trắc môi trường bao gồm quan trắc môi trường và quan trắc chất thải. Và xuất phát từ định nghĩa quan trắc môi trường, thì quan trắc môi trường được thực hiện đối với các thành phần môi trường và quan trắc chất thải được thực hiện với các chất thải. Cụ thể:

- Thành phần môi trường phải được quan trắc bao gồm:

  • Môi trường nước gồm nước mặt, nước dưới đất, nước biển;

  • Môi trường không khí xung quanh;

  • Môi trường đất, trầm tích;

  • Đa dạng sinh học;

  • Tiếng ồn, độ rung, bức xạ, ánh sáng.

- Nguồn thải, chất thải, chất ô nhiễm phải được quan trắc bao gồm:

  • Nước thải, khí thải;

  • Chất thải công nghiệp phải kiểm soát để phân định chất thải nguy hại theo quy định của pháp luật;

  • Phóng xạ;

  • Chất ô nhiễm khó phân hủy phát thải và tích tụ trong môi trường;

  • Các chất ô nhiễm khác.

Trên đây là định nghĩa quan trắc môi trường là gì và các một số quy định chung về quan trắc môi trường, nếu cần thêm thông tin, độc giả vui lòng liên hệ ngay tổng đài 19006192 để được hỗ trợ kịp thời, nhanh chóng.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?