Quản lý nhà nước là gì? 5 nội dung quản lý nhà nước

Quản lý nhà nước được xem là chứng năng quan trọng nhất được vận hành bằng bộ máy quản lý nhà nước. Trong bài viết này, chúng ta hãy cùng tìm hiểu liệu quản lý nhà nước là gì?

1. Quản lý nhà nước là gì? ví dụ về quản lý nhà nước

1.2 Khái niệm

Quản lý nhà nước là hoạt động thực thi quyền lực nhà nước, được thực hiện bởi cơ quan nhà nước để duy trì, xác lập trật tự xã hội ổn định từ đó phát triển xã hội theo mục tiêu đã đề ra.

Quản lý nhà nước là quản lý xã hội dựa trên quyền lực nhà nước nhằm điều chỉnh quan hệ trong xã hội. Các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện quản lý nhà nước nhằm thực hiện chức năng đối, đối ngoại và được đảm bảo bằng quyền lực cưỡng chế của Nhà nước.

Theo nghĩa khái quát, quản lý nhà nước là hoạt động duy trì sự vận hành dưới một thực thể thống nhất cho tất cả các hoạt động của bộ máy nhà nước về toàn bộ ba quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.

Theo nghĩa cụ thể, quản lý nhà nước, trong nghĩa hẹp, bao gồm việc hướng dẫn pháp lý, điều hành và quản lý hành chính được thực hiện bởi các cơ quan hành pháp, bằng cách sử dụng sức mạnh cưỡng chế của nhà nước.

Quá trình quản lý nhà nước bắt đầu bằng việc xác định mục tiêu cho đến khi nhận lại kết quả thực tế, gói gọn thành một chu kỳ quản lý có tính liên tục và tiếp tuyến. Quản lý nhà nước xuất hiện trong mọi tổ chức, tập thể của nhà nước.

Chủ thể quản lý nhà nước là cá nhân hoặc cơ quan có thẩm quyền trong bộ máy của nhà nước. Cá nhân hoặc cơ quan này có quyền được nhân danh quyền lực nhà nước để thực hiện quản lý và sử dụng pháp luật như một công cụ để quản lý nhà nước.

Đối tượng quản lý nhà nước bao gồm các cơ quan, tổ chức và cá nhân trong một quốc gia, trong đó diễn ra các hoạt động sinh hoạt và đời sống xã hội trên từng lĩnh vực khác nhau. Quản lý nhà nước có giới hạn trong phạm vi lãnh thổ quốc gia và khác biệt với quản lý có tính chất nội bộ của một tổ chức xã hội, đoàn thể, đơn vị, xí nghiệp hoặc một cộng đồng dân cư có tính tự quản.

Tính điều chỉnh trong trường hợp này có nghĩa là nhà nước sử dụng các công cụ pháp luật

quản lý nhà nước là gì

1.2 Ví dụ của quản lý nhà nước

Viện kiểm sát nhân dân các cấp tham gia quản lý hành chính nhà nước thông qua việc thực hiện quyền công tố, kiểm sát các hoạt động tư pháp của nước CHXHCN Việt Nam.

Một ví dụ về quản lý nhà nước khác là Cục Thuế Cục Thuế Tỉnh/Thành phố) trong hệ thống quản lý thuế của một quốc gia. Cục Thuế có nhiệm vụ quản lý và điều hành các hoạt động liên quan đến thuế, đảm bảo thu nhập nguồn lực cho ngân sách quốc gia và thực hiện chính sách thuế của nhà nước.

2. Đặc điểm quản lý nhà nước là gì?

2.1 Là hoạt động được thực hiện bởi nhà nước và có tính chất quyền lực

Tính quyền lực nhà nước được thể hiện qua việc các chủ thể có thẩm quyền sử dụng quyền lực của nhà nước để ban hành các văn bản nhằm triển khai hoạt động quản lý nhà nước.

Quá trình quản lý này được thể hiện thông qua việc cơ quan có thẩm quyền cấp cao hơn ban hành các văn bản hướng dẫn chỉ đạo các cấp thấp hơn trong việc tổ chức và quản lý các hoạt động của nhà nước.

2.2 Quản lý nhà nước là hoạt động có tính chất tổ chức - điều phối

Tổ chức có nghĩa là việc thiết lập mối quan hệ giữa con người với con người nhằm đạt được mục đích trong việc quản lý xã hội. Tính điều chỉnh ở đây hiểu là nhà nước sử dụng các công cụ pháp luật để áp đặt đối tượng bị quản lý phải tuân thủ các quy định pháp luật.

2.3 Quản lý nhà nước là hoạt động có tính chất chấp hành - điều hành

Việc chấp hành và điều hành kết hợp nhuần nhuyễn với nhau đã tạo ra một chỉnh thể nhất quán và hiệu quả trong việc quản lý nhà nước.

Tính chấp hành ở đây thể hiện trong việc đảm bảo thực hiện các văn bản mà các cơ quan nhà nước ban hành. Điều này đồng nghĩa với việc mọi hoạt động quản lý nhà nước đều phải tuân thủ trên cơ sở pháp luật.

Tính điều hành ở đây thể hiện trong việc chủ thể có thẩm quyền tổ chức đồng thời thực hiện pháp luật vào đời sống xã hội. Quá trình này đòi hỏi các chủ thể không chỉ tự thực hiện pháp luật mà còn nhận thêm chức năng chỉ đạo hoạt động đối với các đơn vị có liên quan.

2.4 Quản lý nhà nước là hoạt động mang tính chất liên tục

Quản lý nhà nước là một hoạt động có mối liên hệ nhất quán và khăng khít từ trung ương tới địa phương. Tập trung dân chủ được xem là nguyên tắc chính trong hoạt động quản lý nhà nước.

Điều này có nghĩa là cơ quan cấp thấp hơn sẽ thuộc quyền chỉ đạo và kiểm tra của các cấp cao hơn; Song song với đó, cấp trên sẽ lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các cấp dưới.

Để đáp ứng sự thay đổi liên tục trong đời sống xã hội, quản lý nhà nước phải mang tính chất liên tục, kịp thời và linh hoạt. Việc quản lý theo một thể thống nhất đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo duy trì tính pháp chế ở hoạt động hành pháp.

Nguyên tắc chính trong quản lý nhà nước là tập trung dân chủ
Nguyên tắc chính trong quản lý nhà nước là tập trung dân chủ (Ảnh minh hoạ)

3. Nguyên tắc quản lý nhà nước như thế nào?

Các nguyên tắc quản lý nhà nước đóng vai trò quan trọng, và chủ yếu được thể hiện thông qua bộ máy hành chính nhà nước. Có hai nhóm nguyên tắc chính trong quản lý nhà nước, đó là nguyên tắc chính trị - xã hội được quy định trong Hiến pháp và nguyên tắc tổ chức - kỹ thuật dựa trên thực tiễn và yếu tố kỹ thuật.

3.1 Nguyên tắc chính trị xã hội

  • Đảng lãnh đạo trong quản lý nhà nước
  • Nhân dân có quyền tham gia vào quá trình quản lý nhà nước
  • Tập trung dân chủ
  • Bình đẳng giữa các dân tộc
  • Pháp chế xã hội chủ nghĩa

3.2 Nguyên tắc tổ chức - kỹ thuật

  • Quản lý theo lãnh thổ kết hợp quản lý theo ngành
  • Quản lý theo chức năng kết hợp quản lý theo ngành
  • Phân định chức năng quản lý nhà nước về kỹ thuật với quản lý sản xuất kinh doanh
Một trong những nguyên tắc quản lý nhà nước là nugyên tắc tổ chức, kỹ thuật
Một trong những nguyên tắc quản lý nhà nước là nugyên tắc tổ chức, kỹ thuật (Ảnh minh hoạ)

4. 2 nội dung quản lý nhà nước gồm những nội dung nào?

4.1 Quản lý nhà nước theo ngành

Quản lý nhà nước theo ngành là việc tổ chức và thực hiện chủ trương và chính sách ngành theo các cấp: Cấp trung ương (Bộ, ngành) và cấp địa phương (tỉnh, huyện) là các chủ thể quản lý trong ngành.

Nội dung quản lý nhà nước theo ngành bao gồm:

  • Xây dựng và thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật phát triển ngành.
  • Xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, dự án phát triển ngành.
  • Đảm bảo vị trí của ngành trong cơ cấu kinh tế quốc gia.
  • Quản lý các mối quan hệ tài chính giữa các đơn vị kinh tế trong ngành với ngân sách nhà nước.
  • Thống nhất tiêu chuẩn hóa, quy cách và chất lượng sản phẩm trong ngành.
  • Phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm cho ngành và bảo hộ sản xuất nội địa khi cần thiết.
  • Áp dụng các hình thức tổ chức sản xuất khoa học và hợp lý trong các đơn vị của ngành.
  • Thanh tra, kiểm tra và xử lý đối với việc vi phạm của các tổ chức và cá nhân hoạt động trong ngành.

4.2 Quản lý nhà nước theo lãnh thổ

Quản lý nhà nước theo lãnh thổ là quá trình tác động của cơ quan nhà nước đến các hoạt động kinh tế và xã hội trên một lãnh thổ cụ thể thuộc giới hạn và sự quản lý của chính quyền quốc gia hoặc địa phương.

Mục tiêu của quản lý nhà nước theo lãnh thổ là phát triển một cách hiệu quả và bền vững trên địa bàn lãnh thổ đó nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho cả hoạt động kinh tế lẫn xã hội.

Việc quản lý nhà nước theo lãnh thổ cần đảm bảo sự phối hợp và điều chỉnh các hoạt động trong lãnh thổ để đạt được mục tiêu phát triển chung và đáp ứng nhu cầu của nhân dân trong khu vực.

Tóm lại, quản lý nhà nước là một hoạt động quyền lực của nhà nước, được sử dụng để điều chỉnh các quan hệ xã hội và đóng vai trò thiết yếu trong việc quản lý xã hội. Đây là một khía cạnh quan trọng của quản lý nhà nước và trả lời câu hỏi "quản lý nhà nước là gì?"

Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để các chuyên gia pháp lý của LuatVietnam giải đáp chi tiết.

Đánh giá bài viết:
(7 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Hệ thống thông tin là gì? Có những cấp độ an toàn thông tin nào?

Hệ thống thông tin là gì? Có những cấp độ an toàn thông tin nào?

Hệ thống thông tin là gì? Có những cấp độ an toàn thông tin nào?

Ngày nay, cùng với sự phát triển như vũ bão của công nghệ, hệ thống thông tin ra đời nhằm quản lý và bảo mật thông tin. Tuy nhiên, vẫn còn rất nhiều những băn khoăn, thắc mắc về hệ thống thông tin là gì và hệ thống thông tin có những cấp độ an toàn như thế nào. Mời bạn đọc hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để cùng tìm hiểu sâu hơn về hệ thống thông tin và cấp độ an toàn của nó.