Quân hàm của chó nghiệp vụ Việt Nam được quy định thế nào?

Chúng ta thường bắt gặp hình ảnh chó nghiệp vụ trong các bộ phim của Mỹ tuy nhiên tại Việt Nam, đây cũng là một trong những trợ thủ đắc lực thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới của Tổ quốc… Vậy quân hàm của chó nghiệp vụ Việt Nam được quy định như thế nào?

1. Chó nghiệp vụ là gì?

Chó nghiệp vụ là một trong những công cụ hỗ trợ được sử dụng để thi hành công vụ, thực hiện nhiệm vụ bảo vệ nhằm hạn chế, ngăn chặn người có hành vi vi phạm chống trả, chạy trốn.

Đồng thời, đây cũng là lực lượng bảo vệ người thi hành công vụ, người thực hiện nhiệm vụ bảo vệ hoặc báo hiệu khẩn cấp.

Trong đó, chó nghiệp vụ là động vật được huấn luyện để sử dụng cho yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội.

(căn cứ khoản 11 Điều 3 Luật Quản lý sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ trợ số 14/2017/QH14).

Trong đó, những chú chó được chọn làm chó nghiệp vụ phải đảm bảo thể lực, chiều cao, cân nặng, thần kinh ổn định và phải trải qua các bài huấn luyện nghiêm khắc cũng như bắt buộc phải ghi nhớ ký hiệu, hành động, mệnh lệnh của người huấn luyện.

Khi được đào tạo thành chó nghiệp vụ, những chú chó này phải đảm bảo có tính kỷ luật cũng như các yêu cầu kỹ năng khác cần có để phục vụ nhiệm vụ.

2. Quân hàm của chó nghiệp vụ Việt Nam

Về quân hàm của chó nghiệp vụ Việt Nam, hiện nay các văn bản pháp luật không có quy định cụ thể về vấn đề này. Nhìn chung, đây được coi là lực lượng nòng cốt, được xếp vào vũ khí nhóm 1 của các đơn vị trong quân đội.

Chúng cũng là lực lượng có đóng góp to lớn trong việc hỗ trợ các cán bộ, chiến sĩ quân đội phát hiện dấu vết, truy bắt đối tượng xâm nhập hoặc đánh hơi để hỗ trợ công tác kiểm tra, phát hiện chất cấm, chất nổ…

Qua đó, góp phần cùng lực lượng Bộ đội Biên phòng bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia, giữ vững an ninh biên giới.

Quân hàm của chó nghiệp vụ Việt Nam được quy định thế nào? (Ảnh minh họa)

3. Định mức tiền ăn của chó nghiệp vụ tại Việt Nam

Để có thể phát huy tốt nhất vai trò của mình, chó nghiệp vụ phải được hưởng định mức tiền ăn theo quy định tại ĐIều 4 Thông tư 115/2020/TT-BQP như sau:

Mức ăn

Đối tượng

Mức tiền ăn

(đồng/con/ngày)

Mức tiền ăn thường xuyên

Mức 1

Chó giống nhập vào Việt Nam từ nước ngoài từ ngày đầu đến tháng thứ 24

88.000

Mức 2

- Chó nhập từ nước ngoài từ tháng thứ 25 trở đi;

- Chó giống;

- Chó đưa vào huấn luyện chính khóa tại trường.

75.000

Mức 3

Chó sau khi huấn luyện tại trường có quyết định điều động đưa về các đơn vị làm nhiệm vụ chiến đấu và công tác.

67.000

Mức 4

Chó con mới nhập từ nước ngoài về và chó con do chó mẹ nhập từ nước ngoài về đẻ lứa thứ nhất đến lứa thứ hai, kể từ ngày 15 đến trước 120 ngày (04 tháng) để đưa vào huấn luyện chính khóa.

56.000

Mức 5

Chó con (gồm cả chó con được chó mẹ nhập từ nước ngoài về đẻ ra ở lứa thứ 3 trở đi từ ngày 15 đến trước ngày 120 (4 tháng) để đưa vào huấn luyện chính)

35.000

Mức tiền ăn thêm

Mức 1

- Chó trong thời gian huấn luyện tại trường bị ốm đau, chó cái giống bị sảy thai (thời gian bồi dưỡng từ 03 - 15 ngày);

- Chó đực phối giống trong thời gian phối giống trước và sau khi phối giống 10 ngày;

- Chó cái giống có thai từ tháng thứ 02 trở đi cho đến sau khi sinh đẻ 60 ngày.

29.000

Mức 2

- Chó nghiệp vụ khi bị ốm đau (thời gian bồi dưỡng từ 03 - 15 ngày);

- Chó nghiệp vụ trong thời gian trực tiếp làm nhiệm vụ chiến đấu, truy lùng.

19.000

Mức 3

Chó con từ 04 - 06 tháng tuổi huấn luyện các khoa mục đầu tiên được thưởng hiện vật để tập phản xạ.

11.000

Trong đó, mức tiền ăn ở bảng trên được tính thống nhất giá giao tẻ là 13.000 đồng/kg.

Trên đây là thông tin mới nhất về quân hàm của chó nghiệp vụ Việt Nam.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.

Các yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất

Thang máy chữa cháy là rất cần thiết để các lực lượng chữa cháy có thể nhanh chóng đi đến các tầng và mái của tòa nhà cao tầng chữa cháy khi có cháy, nổ xảy ra. Dưới đây là những yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất hiện nay.

Dự án đầu tư nhóm I nhóm II và nhóm III là gì?

Các dự án đầu tư tại Việt Nam được phân loại dựa trên mức độ ảnh hưởng đến môi trường, từ đó quy định cụ thể về yêu cầu pháp lý và thủ tục hành chính. Vì vậy, việc hiểu rõ về phân loại dự án đầu tư nhóm I, nhóm II, và nhóm III là cần thiết.