1. Phương thức sản xuất là gì?
Phương thức sản xuất là phương pháp con người sử dụng trong quá trình sản xuất của cải vật chất. Mỗi giai đoạn của lịch sử sẽ có một phương thức sản xuất khác nhau. Tương ứng với từng phương thức sản xuất, những đặc điểm, tính chất và kết cấu sẽ được hình thành cùng với sự phát triển của xã hội.
Nói cách khác, phương thức sản xuất là sự kết hợp của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Đó là quá trình con người sử dụng những công cụ lao động, tài nguyên thiên nhiên để tác động vào tự nhiên và tạo ra của cải vật chất, phục vụ cho sự tồn tại và phát triển của con người.
Mỗi giai đoạn lịch sử sẽ có một phương thức sản xuất riêng. Sự kế thừa và thay thế tiếp nối nhau của các phương thức sản xuất trong lịch sử quyết định sự phát triển của xã hội loài người từ cổ đại đến hiện đại.
Trong xã hội nguyên thủy, phương thức sản xuất là những kĩ thuật đánh bắt tự nhiên, vũ khí thô sơ, không có sự sáng tạo. Còn đối với xã hội hiện đại, phương thức sản xuất đã có những yêu cầu cao hơn, về trình độ, bằng cấp, kinh nghiệm và công nghệ.
2. Cấu trúc của phương thức sản xuất
Phần trên đã giải thích về phương thức sản xuất là gì? Theo đó, phương thức sản xuất cốt lõi là kết quả của mối quan hệ giữa hai thành phần: lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.
2.1 Lực lượng sản xuất
Lực lượng sản xuất là sự kết hợp của hai đối tượng: người lao động và tư liệu sản xuất. Lực lượng sản xuất đóng vai trò tạo ra năng lực sản xuất và năng lực thực tiễn làm biến đổi các thành phần vật chất của tự nhiên thỏa mãn nhu cầu nhất định của con người và xã hội.
Người lao động là con người có tri thức, có kinh nghiệm, có kỹ năng và khả năng sáng tạo nhất định trong quá trình sản xuất của xã hội. Đây là nguồn lực cơ bản và đặc biệt nhất của quá trình sản xuất.
Tư liệu sản xuất là điều kiện vật chất thiết yếu trong tổ chức sản xuất. Tư liệu sản xuất được cấu thành bởi tư liệu lao động và đối tượng lao động.
2.2 Quan hệ sản xuất
Quan hệ sản xuất là mối quan hệ tổng hợp về kinh tế và vật chất giữa người với người trong quá trình sản xuất. Đây chính là mối quan hệ kinh tế quan trọng nhất trong các mối quan hệ vật chất giữa người với người.
Quá trình sản xuất vật chất chính là tổng hợp các yếu tố trong một quá trình thống nhất, bao gồm sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng của cải vật chất. Quan hệ sản xuất bao gồm:
Tính sở hữu đối với tư liệu sản xuất.
Tính mật thiết trong tổ chức quản lý và trao đổi hoạt động với nhau.
Tính kết nối về phân phối sản phẩm lao động.
3. Ý nghĩa của phương thức sản xuất
Phương thức sản xuất là yếu tố quyết định, tạo động lực cho sự phát triển của xã hội. Ý nghĩa của phương thức sản xuất đối với đời sống được thể hiện qua 4 phương diện dưới đây:
Phương thức sản xuất là dấu hiệu cơ bản để nhận biết giữa con người và động vật, đó còn là động lực để tách thế giới con người ra khỏi thế giới động vật.
Phương thức sản xuất là nền tảng cho sự tồn tại và phát triển của xã hội loài người. Con người phải giải quyết được nhu cầu vật chất trong cuộc sống thì mới có thể tồn tại. Và hoạt động sản xuất vật chất sẽ là tiền đề cho mục đích này.
Phương thức sản xuất là cốt lõi cho mọi mối quan hệ trong xã hội loài người.
Phương thức sản xuất là yếu tố quyết định cho đặc điểm và sự thay thế của các chế độ xã hội. Với sự phát triển không ngừng của nền sản xuất, sẽ kéo theo sự thay đổi của phương thức sản xuất và hình thái xã hội.
4. Các phương thức sản xuất qua từng thời kỳ lịch sử
Lịch sử phát triển của xã hội đã trải qua 7 phương thức sản xuất sau:
4.1 Phương thức sản xuất cộng sản nguyên thủy
Là phương thức sản xuất đầu tiên của lịch sử loài người, lực lượng sản xuất ở trình độ hết sức thấp kém, sản xuất không ra sản phẩm, lao động của con người chủ yếu dựa trên tính tập thể.
Lực lượng sản xuất chính của phương thức sản xuất này là các công cụ thô sơ của thời kỳ đồ đá, các hoạt động săn bắn, hái lượm và nông nghiệp thời kỳ đầu.
4.2 Phương thức sản xuất châu Á
Là quá trình sản xuất không có sự phân chia giai cấp rõ rệt hay còn gọi là không tư hữu. Sự đối kháng của giai cấp và sự bóc lột sức lao động là giữa người với người.
Phương thức sản xuất châu Á là hình thức đầu tiên trong xã hội có giai cấp, trong đó một nhóm nhỏ tạo ra các sản phẩm thặng dư xã hội bằng phương pháp bạo lực đối với các nhóm cộng đồng định cư hoặc không định cư ở trong lãnh thổ đó.
Lực lượng sản xuất chính của thời kỳ này bao gồm các nông dân sử dụng kỹ thuật canh tác nông nghiệp nền tảng, các công trình xây dựng quy mô và các kho bãi lớn chứa các sản phẩm dành cho phúc lợi xã hội.
4.3 Phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ
Là phương thức sản xuất tạo ra sản phẩm cho chủ nô bằng cách bóc lột trực tiếp sức lao động của những người nô lệ thuộc quyền sở hữu của chủ nô. Phương thức cũng tương tự như phương thức châu Á, nhưng khác biệt ở hình thức sở hữu, đó là sự chiếm hữu cá nhân trực tiếp với những thực thể thuộc về loài người.
Lực lượng sản xuất của phương thức chiếm hữu nô lệ bao gồm yếu tố nông nghiệp (chăn nuôi và trồng trọt), sử dụng tích cực gia súc làm sức kéo, và phát triển hệ thống thương mại.
4.4 Phương thức sản xuất phong kiến
Là phương thức sản xuất dựa trên chế độ sở hữu phong kiến về tư liệu sản xuất, chủ yếu về ruộng đất, và bóc lột sức lao động của người dân. Nông dân canh tác với công cụ sản xuất thủ công, không có trình độ, vì vậy không có năng suất.
4.5 Phương thức sản xuất tư bản
Là cách thức sản xuất tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất và bóc lột các nô lệ, nó ra đời thay thế cho phương thức sản xuất phong kiến.
Phương thức sản xuất tư bản thể hiện sự tiến bộ vượt hơn so với các phương thức sản xuất ở những thời kỳ trước khi lực lượng sản xuất và nền khoa học - kĩ thuật được phát triển mạnh, trình độ sản xuất và lao động được xã hội hoá trên quy mô lớn, năng suất lao động cao,...
4.6 Phương thức sản xuất xã hội chủ nghĩa
Là phương thức sản xuất dựa trên chế độ chiếm hữu xã hội chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, sự liên kết và hỗ trợ lẫn nhau trong sản xuất giữa những người lao động đã được giải phóng, và trên cơ sở một nền sản xuất lớn cơ khí hiện đại.
Quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa với các hình thức sở hữu đa dạng chiếm địa vị chủ đạo, xóa bỏ dần dần những trở ngại và bảo đảm sự phát triển nhanh của lực lượng sản xuất.
4.7 Phương thức sản xuất cộng sản
Ở giai đoạn này, lực lượng sản xuất đã phát triển hơn, có trình độ cao so với xã hội tư bản chủ nghĩa. Chế độ sở hữu tư liệu đã được áp dụng, hình thức người bóc lột người bị triệt bỏ.
Phương thức sản xuất cộng sản được hoạt động với mục đích thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mọi thành viên trong xã hội.
Trên đây là tất cả những thông tin về câu hỏi phương thức sản xuất là gì mà chúng tôi đã tổng hợp và phân tích. Hy vọng bài viết mang lại nhiều kiến thức hữu ích với bạn. Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ 19006192 để được LautVietnam hỗ trợ, giải đáp.