Phúc khảo là gì? Quy định mới nhất về phúc khảo bài thi

Sau khi nhận được kết quả bài thi, nếu chưa hài lòng về điểm số thì phúc khảo là việc cần thiết để thí sinh có thể nhận được đúng kết quả với khả năng làm bài của mình. Vậy phúc khảo là gì và những quy định mới nhất về phúc khảo bài thi là gì? Mời bạn xem bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé.


1. Khái niệm phúc khảo là gì? 

Phúc khảo (check examination papers) là hành động của người dự thi yêu cầu hội đồng chấm thi kiểm tra và đánh giá lại bài thi đã được chấm và công bố kết quả trước đó.

Bản thân từ “phúc khảo” là một từ Hán Việt được sử dụng rộng rãi trong các kỳ thi. Trong đó, “phúc” là lặp lại một hành động nào đó, “khảo” là khảo sát, đánh giá.

Cụ thể hơn, nếu một thí sinh nhận được điểm thi mà cảm thấy số điểm không đúng với những gì mà thí sinh đã tính trước đó thì thí sinh đó có thể nộp đơn hoặc hồ sơ phúc khảo. Sau khi nhận đơn, hội đồng chấm thi sẽ xem xét và đánh giá lại kết quả xem đã chính xác hay chưa.

Có ba trường hợp xảy ra khi nộp đơn phúc khảo: điểm bị giảm, điểm tăng lên và điểm được giữ nguyên. Do đó, thí sinh cần quyết định kỹ càng việc có nên phúc khảo hay không để tránh việc tốn kém về tiền bạc của thí sinh và làm mất thời gian của đôi bên.

Phúc khảo là gì?
Phúc khảo là gì? (Ảnh minh hoạ)

2. Những trường hợp cần phúc khảo

Điểm bài thi có thể bị sai do lỗi kỹ thuật hoặc từ người chấm thi. Mọi thí sinh đã tham gia các kỳ thi đều có quyền yêu cầu phúc khảo bài thi của mình. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng nên làm đơn phúc khảo. Thí sinh chỉ nên yêu cầu phúc khảo khi:

  • Phiếu trả lời trắc nghiệm của thí sinh bị các lỗi như in ấn, lệch khung định vị,... nên phần mềm chấm điểm của máy tính hình thành lưới chấm bị sai.

  • Người chấm thi đã vào nhầm điểm.

  • Người chấm thi chấm thiếu ý hoặc cộng điểm bị sót, chỉ được xác định đối với các bài thi tự luận như môn Ngữ Văn.

  • Các nguyên nhân khác nhau có thể phát sinh trên thực tế.

3. Quy định hiện hành về phúc khảo bài thi 

Những quy định mới nhất về phúc khảo bài thi là điều mà hội đồng chấm thi các thí sinh quan tâm nhất. Dưới đây là các quy định đối với 3 kỳ thi quan trọng nhất trong nước:

3.1. Đối với bài thi vào lớp 10

3.1.1. Đối với thí sinh tại TP. Hồ Chí Minh:

Theo Công văn 1682/SGDĐT-KTKĐ năm 2023 của Sở Giáo dục Đào tạo TP. Hồ Chí Minh:

  • Tất cả thí sinh đã tham gia kỳ thi tuyển sinh vào lớp 10 năm 2023 TP. Hồ Chí Minh đều có làm đơn xin phúc khảo.

  • Ban Thư ký Hội đồng thi xử lý kết quả chấm phúc khảo bài thi như sau:

  • Nếu có sự chênh lệch giữa kết quả chấm thi có sự chênh lệch của 02 cán bộ chấm thi chấm phúc thì lấy kết quả đó làm điểm phúc khảo và giao bài thi cho 02 cán bộ đó ký xác nhận;

  • Nếu có sự chênh lệch giữa kết quả chấm thi của 02 cán bộ chấm thi chấm phúc khảo thì bài thi sẽ được rút và giao cho Trưởng ban Phúc khảo bài thi tổ chức cho cán bộ chấm thi chấm phúc khảo thứ 03 chấm trực tiếp bằng màu mực khác trên bài làm của thí sinh;

  • Bài thi có điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm ban đầu (đã được công bố) từ 0,25 điểm trở lên thì được điều chỉnh điểm.

  • Trong trường hợp điểm phúc khảo lệch so với điểm chấm lúc đầu từ 1,0 điểm trở lên đối với môn Ngữ văn, 0,5 điểm trở lên đối với các môn thi khác thì phải tổ chức đối thoại trực tiếp giữa các cán bộ chấm thi đợt đầu và cán bộ chấm thi chấm phúc khảo (có ghi biên bản). Nếu nhận thấy có biểu hiện tiêu cực, báo cáo Trưởng ban Phúc khảo bài thi để xử lý theo quy định.

  • Trưởng ban Phúc khảo bài thi thực hiện điều chỉnh điểm các bài thi sau phúc khảo và trình Chủ tịch Hội đồng thi quyết định cập nhật điểm của thí sinh sau phúc khảo vào hệ thống phần mềm quản lý thi theo quy định của Sở Giáo dục và Đào tạo.

  • Giấy chứng nhận kết quả thi sau phúc khảo được Ban chỉ đạo quận huyện in sẽ trả về cho thí sinh có bài thi được điều chỉnh điểm; đồng thời, Giấy chứng nhận kết quả thi trước phúc khảo sẽ được thu hồi và hủy.

3.1.2. Đối với các thí sinh dự thi tại khu vực Hà Nội:

Theo Công văn 922/SGDĐT-QLT của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, nếu có mong muốn được phúc khảo, thí sinh nộp đơn về:

  • Cơ sở giáo dục nơi thí sinh đăng ký dự thi (trường học lớp 9).

  • Tại các phòng Giáo dục và Đào tạo quận, huyện, thị xã đối với các thí sinh thi tự do.

3.2. Đối với bài thi tốt nghiệp THPT

Theo quy định tại khoản 4, 5 Điều 33 Quy chế thi tốt nghiệp Trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 15/2020/TT-BGDĐT, sửa đổi bổ sung bởi Thông tư 05/2021/TT-BGDĐT và Thông tư 06/2023/TT-BGDĐT về việc chấm phúc khảo bài thi như sau:

3.2.1. Đối với bài thi tự luận:

  • 02 cán bộ chấm phúc khảo mỗi bài thi tự luận và chấm bằng mực có màu khác với màu mực đã chấm trên bài thi trước đó.

  • Phải có ít nhất 02 thành viên của Ban Phúc khảo và có sự giám sát của thanh tra khi thực hiện các công việc liên quan đến phúc khảo.

  • Kết quả chấm phúc khảo bài thi tự luận được quyết định như sau:

  • Điểm phúc khảo sẽ được lấy làm điểm cuối cùng khi kết quả chấm phúc khảo của 02 cán bộ chấm thi phúc khảo giống nhau.

  • Nếu kết quả chấm của 02 cán bộ chấm thi có sự chênh lệch thì rút bài thi tổ chức cho cán bộ chấm phúc khảo thứ 03 chấm trực tiếp bằng màu mực khác trên bài làm của thí sinh.

  • Điểm phúc khảo sẽ được lấy nếu 02 trong 03 cán bộ chấm phúc khảo có kết quả chấm giống nhau.

  • Nếu có sự chênh lệch giữa kết quả chấm của cả 03 cán bộ chấm phúc khảo thì lấy điểm trung bình cộng của 03 lần chấm làm tròn đến hai chữ số thập phân làm điểm phúc khảo.

  • Bài thi sẽ được điều chỉnh điểm nếu điểm phúc khảo lệch từ 0,25 điểm trở lên so với điểm chấm ban đầu (đã công bố).

3.2.2. Đối với bài thi trắc nghiệm:

  • Các đáp án được tô trên Phiếu trả lời trắc nghiệm phải được đối chiếu với hình ảnh quét lưu trong máy tính, xác định rõ nguyên nếu có phát hiện sai lệch; kết quả chấm thi phải được in từ phần mềm trước và sau khi sửa lỗi để lưu hồ sơ.

  • Biên bản tổng hợp sẽ được lập bởi Ban Phúc khảo bài thi trắc nghiệm, có chữ ký của Trưởng ban và tất cả các thành viên, Tổ giám sát sau khi kết thúc việc chấm phúc khảo.

  • Tổ Giám sát thực hiện nhiệm vụ giám sát trực tiếp, thường xuyên, liên tục tất cả các khâu trong quá trình phúc khảo bài thi trắc nghiệm.

mau-don-phuc-khao-ky-thi-THPT
Mẫu đơn đề nghị phúc khảo kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2023 (Ảnh minh hoạ) 

3.3. Đối với bài thi công chức 

Theo Khoản 3 Điều 29 kèm theo Thông tư 6/2020/TT-BNV quy định về chấm phúc khảo thi viết, thi trắc nghiệm trên giấy của Quy chế tổ chức thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức, thi nâng ngạch công chức, thi hoặc xét thăng hạng chức danh nghề nghiệp viên chức:

Kết quả chấm phúc khảo bài thi viết được xử lý như sau:

a) Kết quả chấm phúc khảo bằng nhau của 02 thành viên chấm phúc khảo sẽ được lấy làm điểm chính thức, chấm điểm vào ô quy định trên giấy thi. Từng tờ giấy thi phải có chữ ký, họ tên của các thành viên chấm phúc khảo.

b) Nếu 02 thành viên chấm phúc khảo có kết quả chênh lệch thì thành viên chấm phúc khảo thứ ba sẽ được Trưởng ban phúc khảo bàn giao bài thi để chấm trực tiếp trên bài làm của thí sinh. Điểm phúc khảo sẽ được lấy làm điểm chính thức nếu 02 trong 03 thành viên chấm phúc khảo có kết quả chấm thi bằng nhau. Nếu 03 thành viên có kết quả thi chấm lệch nhau thì lấy điểm trung bình cộng của 03 thành viên chấm phúc khảo làm điểm chính thức. Điểm lẻ của tổng điểm toàn bài được làm tròn đến 1 (một) chữ số thập phân. Tất cả các tờ giấy thi phải có chữ ký, họ tên của các thành viên tham gia chấm phúc khảo bài thi.

Từ đó, các bài thi viết thi tuyển dụng công chức sẽ được chấm phúc khảo dựa theo:

  • Điểm phúc khảo sẽ được lấy từ kết quả mà 02 thành viên chấm phúc khảo chấm bằng nhau.

  • Thành viên chấm phúc khảo thứ ba sẽ được Trưởng ban phúc khảo giao nhiệm vụ thực hiện việc chấm trực tiếp trên bài làm của thí sinh nếu kết quả chấm của 02 thành viên chấm phúc khảo có sự chênh lệch:

  • Điểm phúc khảo sẽ được lấy làm điểm chính thức trong trường hợp kết quả chấm phúc khảo của 02 trong 03 thành viên bằng nhau.

  • Điểm trung bình cộng của 03 thành viên chấm phúc khảo sẽ được lấy làm điểm chính thức trong trường hợp điểm chấm phúc khảo của 03 thành viên đó lệch nhau.

mau-don-phuc-khao-thang-hang-chuc-danh-nghe-nghiep
Mẫu đơn đề nghị phúc khảo kỳ thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp (Ảnh minh hoạ)

Trên đây là những thông tin về phúc khảo là gì và những quy định mới nhất về phúc khảo bài thi mà chúng tôi tổng hợp được. Hy vọng bài viết sẽ mang lại cho bạn những thông tin hữu ích để bạn có thể tự tin bước vào các kỳ thi sắp tới.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.