Phụ cấp chức vụ của giáo viên tính như thế nào?

Ngoài tiền lương, giáo viên giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ sở giáo dục còn được nhận thêm phụ cấp chức vụ. Sau đây là toàn bộ quy định về phụ cấp chức vụ của giáo viên theo quy định pháp luật hiện hành.

1. Ai được hưởng phụ cấp chức vụ ngành giáo dục

Theo quy định tại Thông tư 33/2005/TT-BGD&ĐT, chế độ phụ cấp chức vụ được áp dụng đối vơi cán bộ, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý trong các cơ sở giáo dục công lập, bao gồm:

  • Hiệu trưởng, hiệu phó trường mầm non.

  • Hiệu trưởng, hiệu phó, tổ trưởng tổ chuyên môn, tổ phó tổ chuyên môn của trường tiểu học, trung học học cơ sở và trung học phổ thông.

  • Hiệu trưởng, hiệu phó, trưởng khoa, phó khoa… của các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, trường dạy nghề.

2. Hệ số phụ cấp chức vụ của giáo viên các trường mầm non, phổ thông

Hệ số phụ cấp chức vụ của giáo viên các trường mầm non, phổ thông quy định tại mục IV Thông tư 33/2005/TT-BGD&ĐT như sau:

Trường

Chức vụ lãnh đạo

Hệ số phụ cấp

Trường trung học phổ thông

Hiệu trưởng trường chuyên biệt tỉnh, Hiệu trưởng trường hạng I

0,70

Hiệu trưởng trường hạng II

0,60

Hiệu trưởng trường hạng III

0,45

Phó hiệu trưởng trường chuyên biệt tỉnh, phó hiệu trưởng trường hạng I

0,55

Phó hiệu trưởng trường hạng II

0,45

Phó hiệu trưởng trường hạng III

0,35

Tổ trưởng chuyên môn và tương đương

0,25

Tổ phó chuyên môn và tương đương

0,15

Trường trung học cơ sở

Hiệu trưởng trường chuyên biệt tỉnh, Hiệu trưởng trường hạng I

0,55

Hiệu trưởng trường hạng II

0,45

Hiệu trưởng trường hạng III

0,35

Phó hiệu trưởng trường chuyên biệt tỉnh, phó hiệu trưởng trường hạng I


0,45

Phó hiệu trưởng trường hạng II

0,35

Phó hiệu trưởng trường hạng III

0,25

Tổ trưởng chuyên môn và tương đương

0,20

Tổ phó chuyên môn và tương đương

0,15

Trường tiểu học

Hiệu trưởng trường hạng I

0,50

Hiệu trưởng trường hạng II

0,40

Hiệu trưởng trường hạng III

0,30

Phó hiệu trưởng trường hạng I

0,40

Phó hiệu trưởng trường hạng II

0,30

Phó hiệu trưởng trường hạng III

0,25

Tổ trưởng chuyên môn và tương đương

0,20

Tổ phó chuyên môn và tương đương

0,15

Trường mầm non

Hiệu trưởng trường hạng I

0,50

Hiệu trưởng trường hạng II

0,35

Hiệu trưởng trường hạng III

0,35

Phó hiệu trưởng trường hạng I

0,25

Phó hiệu trưởng trường hạng II

0,20

Phó hiệu trưởng trường hạng III

0,15

Trong đó, các trường phổ thông và mầm non phân hạng như sau:

Trường

Khu vực

Hạng I

Hạng II

Hạng III

Mầm non

Trung du, đồng bằng, thành phố

9 nhóm, lớp trở lên

Dưới 9 nhóm, lớp

Miền núi, vùng sâu, hải đảo

6 nhóm, lớp trở lên

Dưới 6 nhóm, lớp

Tiểu học

Trung du, đồng bằng, thành phố

Từ 28 lớp trở lên

Từ 18 đến 27 lớp

Dưới 18 lớp

Miền núi, vùng sâu, hải đảo

Từ 19 lớp trở lên

Từ 10 đến 18 lớp

Dưới 10 lớp

Trung học cơ sở

Trung du, đồng bằng, thành phố

Từ 28 lớp trở lên

Từ 18 đến 27 lớp

Dưới 18 lớp

Miền núi, vùng sâu, hải đảo

Từ 19 lớp trở lên

Từ 10 đến 18 lớp

Dưới 10 lớp

Trung học phổ thông

Trung du, đồng bằng, thành phố

Từ 28 lớp trở lên

Từ 18 đến 27 lớp

Dưới 18 lớp

Miền núi, vùng sâu, hải đảo

Từ 19 lớp trở lên

Từ 10 đến 18 lớp

Dưới 10 lớp

3. Hệ số phụ cấp chức vụ các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề

Hệ số phụ cấp chức vụ của các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề quy định tại mục IV Thông tư 33/2005/TT-BGD&ĐT như sau:

Cơ sở giáo dục

Chức vụ lãnh đạo

Hệ số phụ cấp

Cơ sở đại học trọng điểm: Đại học Thái Nguyên, Đại học Huế, Đại học Đà Nẵng

Giám đốc

1,10

Chủ tịch Hội đồng đại học

1,05

Phó giám đốc

1,00

Trưởng ban và tương đương

0,80

Phó trưởng ban và tương đương

0,60

Trường đại học trọng điểm

Hiệu trưởng

1,10

Chủ tịch Hội đồng trường

0,95

Phó hiệu trưởng

0,90

Trường đại học khác

Hiệu trưởng

1,00

Chủ tịch Hội đồng trường

0,85

Phó hiệu trưởng

0,80

Trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

0,50

Phó trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

0,40

Trưởng khoa lớn (có số cán bộ giảng dạy từ 40 người trở lên hoặc có từ 5 tổ bộ môn trở lên)

0,60

Phó trưởng khoa lớn

0,50

Trưởng bộ môn, trạm, trại, xưởng, trung tâm và tương đương

0,40

Phó trưởng bộ môn, trạm, trại, xưởng, trung tâm và tương đương

0,30

Trường cao đẳng

Hiệu trưởng trường hạng I

0,90

Hiệu trưởng trường hạng II

0,80

Phó hiệu trưởng trường hạng I

0,70

Phó hiệu trưởng trường hạng II

0,60

Trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

0,45

Phó trưởng khoa, phòng, ban, trạm, trại, xưởng, trung tâm, bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

0,35

Trưởng bộ môn, trạm, trại, trung tâm, xưởng và tương đương.

0,25

Phó trưởng bộ môn, trạm, trại, trung tâm, xưởng và tương đương.

0,20

Trường trung học chuyên nghiệp và trường dạy nghề

Hiệu trưởng trường hạng I

0,80

Hiệu trưởng trường hạng II

0,70

Hiệu trưởng trường hạng III

0,60

Phó hiệu trưởng trường hạng I

0,60

Phó hiệu trưởng trường hạng II

0,50

Phó hiệu trưởng trường hạng III

0,40

Trưởng khoa, phòng, ban, xưởng và tổ bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

0,35

Phó trưởng khoa, phòng, ban, xưởng và tổ bộ môn trực thuộc trường và tương đương.

0,25

Tổ trưởng tổ bộ môn trực thuộc khoa.

0,20

Tổ phó tổ bộ môn trực thuộc khoa

0,15

4. Cách tính trả phụ cấp chức vụ lãnh đạo

Căn cứ khoản 2 Mục IV Thôn tư 33, phụ cấp chức vụ lãnh đạo được trả cùng lương hàng tháng và được dùng để tính đóng bảo hiểm xã hội.

Trên đây là toàn bộ quy định về phụ cấp chức vụ của giáo viên. Nếu còn thắc mắc, độc giả có thể liên hệ 1900.6192 để được giải đáp nhanh nhất
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.

Các yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất

Thang máy chữa cháy là rất cần thiết để các lực lượng chữa cháy có thể nhanh chóng đi đến các tầng và mái của tòa nhà cao tầng chữa cháy khi có cháy, nổ xảy ra. Dưới đây là những yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất hiện nay.

Dự án đầu tư nhóm I nhóm II và nhóm III là gì?

Các dự án đầu tư tại Việt Nam được phân loại dựa trên mức độ ảnh hưởng đến môi trường, từ đó quy định cụ thể về yêu cầu pháp lý và thủ tục hành chính. Vì vậy, việc hiểu rõ về phân loại dự án đầu tư nhóm I, nhóm II, và nhóm III là cần thiết.