Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết: 6 điểm khác biệt cần chú ý

Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết đều là hành vi chống trả nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức. Tuy nhiên đây là hai khái niệm độc lập và mang những đặc điểm, tính chất khác nhau.

Phòng vệ chính đáng là gì? Tình thế cấp thiết là gì?

Để phân biệt phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết, trước tiên cần hiểu rõ về hai khái niệm này. Theo đó:

- Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 quy định phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích này.

- Điều 23 Bộ luật Hình sự 2015 quy định tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh gây thiệt hại cho quyền, lợi ích hợp pháp của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Đặc biệt, hành vi phòng vệ chính đáng và hành vi gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết không phải là tội phạm.
 

Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết
Phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết không phải là tội phạm (Ảnh minh họa)

 

Phân biệt phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết: 6 điểm khác biệt cần chú ý

Trên thực tế có không ít người nhầm lẫn giữa hành vi phòng vệ chính đáng với hành vi gây thiệt hại trong tình thế khẩn cấp. Dưới đây LuatVietnam sẽ chỉ ra những điểm khác biệt cơ bản giữa hai khái niệm này:

Tiêu chí

Phòng vệ chính đáng

Tình thế cấp thiết

Cơ sở pháp lý

Điều 22 Bộ luật Hình sự

Điều 23 Bộ luật Hình sự

Nguồn nguy hiểm dẫn đến hành vi

Gồm những hành vi nguy hiểm của con người xâm phạm đến quyền và lợi ích chính đáng của cá nhân, Nhà nước, của tập thể, tổ chức khác…

- Do hành vi của con người gây ra; hoặc

- Do thiên tai, do súc vật, do sự cố kỹ thuật,… gây ra.

Đối tượng của hành vi

- Người phòng vệ chính đáng gây ra thiệt hại cần thiết cho chính người đang có hành vi xâm phạm lợi ích hợp pháp chứ không gây thiệt hại cho người khác.

- Việc phòng vệ nhằm loại trừ được nguồn gốc nguy hiểm, bảo vệ được lợi ích hợp pháp.

 

- Đối tượng bị hành vi khắc phục tình trạng nguy hiểm thiệt hại là một lợi ích.

- Không được gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe người khác để khắc phục tình trạng nguy hiểm trong tình thế cấp thiết.

 

Phương thức thực hiện

Chống trả lại một cách cần thiết đối với người đang có hành vi xâm phạm

Gây ra một thiệt hại khác nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa từ nguồn nguy hiểm.

Thiệt hại xảy ra

- Người phòng vệ chính đáng được gây thiệt hại cho chính người có hành vi xâm phạm đến lợi ích hợp pháp ở mức độ cần thiết (đủ khả năng loại trừ hành vi xâm phạm của người tấn công).

- Mức độ cần thiết có thể là ngang bằng hoặc mức độ thiệt hại lớn hơn so với thiệt hại do hành vi tấn công gây ra miễn là cần thiết để loại trừ hành vi tấn công chứ không quá mức, quá đáng.

Mức độ thiệt hại do người thực hiện hành vi trong tình thế cấp thiết gây ra bắt buộc phải nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

Ưu tiên lựa chọn thực hiện

Không bắt buộc là lựa chọn cuối cùng của người phòng vệ chính đáng.

Là lựa chọn cuối cùng do không còn cách nào khác để ngăn chặn thiệt hại xảy ra.

Ví dụ

A và một nhóm bạn nảy sinh tranh cãi và mâu thuấn. Nhóm bạn này xông vào đánh A, do bị đánh và dồn đến bước đường cùng, khi thấy 1 người định xông vào đánh, A cầm con dao bên cạnh để giơ ra dọa thì chẳng may đâm vào người đang xông đến khiến người này trọng thương.

B đang điều khiển xe xuống dốc thì xe bị kẹt phanh, do phía dưới đang có nhiều xe cộ đi lại nên để đảm bảo an toàn cho những người này, B đã đánh lái và đâm vào nhà dân khiến nhà này bị hư hỏng nặng.


Trên đây là bài viết về Phân biệt phòng vệ chính đáng và tình thế cấp thiết: 6 điểm khác biệt cần chú ý. Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.