Phòng vệ chính đáng có phải là tội phạm không?

Phòng vệ chính đáng là hành vi nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân hoặc của người khác. Vậy phòng vệ chính đáng có phải là tội phạm không? Theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn vấn đề này.

Phòng vệ chính đáng có phải là tội phạm không?

Tại khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 quy định về phòng vệ chính đáng như sau:

1. Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tổ chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Theo đó, phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm nhằm bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của cơ quam tổ chức. Tại Điều khoản này cũng nêu rõ, phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm.

Theo Nghị quyết số 02 của Hội đồng thẩm phán Toà án nhân dân tối cao hướng dẫn áp dụng một số quy định của Bộ luật Hình sự 1985 (đã hết hiệu lực nhưng chưa có văn bản thay thế), trong đó tại mục II của Nghị quyết này có đề cập đến chế định phòng vệ chính đáng.

Cụ thể, hành vi xâm phạm tính mạng hoặc sức khỏe của người khác được coi là phòng vệ chính đáng khi có đủ các điều kiện sau đây:

- Hành vi xâm hại những lợi ích cần phải bảo vệ là hành vi phạm tội hoặc rõ ràng là có tính chất nguy hiểm cho xã hội.

- Hành vi nguy hiểm cho xã hội đang gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại thực sự và ngay tức khắc cho những lợi ích cần phải bảo vệ.

- Phòng vệ chính đáng không chỉ gạt bỏ sự đe dọa, đẩy lùi sự tấn công, mà còn có thể tích cực chống lại sự xâm hại, gây thiệt hại cho chính người xâm hại.

- Hành vi phòng vệ phải tương xứng với hành vi xâm hại, tức là không có sự chênh lệch quá đáng giữa hành vi phòng vệ với tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại.

Tương xứng không có nghĩa là thiệt hại do người phòng vệ gây ra cho người xâm hại phải “ngang bằng” hoặc “nhỏ hơn” thiệt hại do người xâm hại đe dọa gây ra hoặc đã gây ra cho người phòng vệ.

Như vậy có thể căn cứ vào những dấu hiệu nêu trên để xác định xem hành vi chống trả lại có phải là phòng vệ chính đáng hay không.

Phòng vệ chính đáng có phải là tội phạm không
Phòng vệ chính đáng có phải là tội phạm không? (Ảnh minh họa)

Vượt quá phòng vệ chính đáng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự

Mặc dù khoản 1 Điều 22 Bộ luật Hình sự đã nêu rõ phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm, tuy nhiên người nào có hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng vẫn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Điều này đã được nêu rõ tại tại khoản 2 Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:

Điều 22. Phòng vệ chính đáng

...

2. Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại.

Người có hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Trong đó, giới hạn “cần thiết” được hiểu là biện pháp phòng vệ nói chung đủ mức ngăn chặn sự tấn công và bảo vệ được các lợi ích hợp pháp. Giới hạn cần thiết không có nghĩa là hậu quả mà người phòng vệ đã gây ra phải bằng hay tương đương với thiệt hại mà người có hành vi tấn công trái pháp luật định gây ra.

Như vậy, người có hành vi chống trả rõ ràng quá mức cần thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự. Mức độ chịu trách nhiệm hình sự sẽ tương ứng với mức độ vi phạm và hậu quả của người có hành vi vượt quá phòng vệ chính đáng gây ra.

Ví dụ: Ông A đang lái xe máy trên đường về nhà trên đoạn đường vắng thì bị hai tên cướp chặn đường, một tên dùng dao dọa đâm, tên còn lại tìm cách lấy chiếc xe máy. Ông A đã chống trả, đạp ngã tên cướp thứ nhất và lấy dao rượt theo đâm trọng thương tên cướp còn.

Trong trường hợp này, hành vi của ông A là vượt quá giới hạn và có thể cấu thành tội cố ý gây thương tích.

Trên đây là giải đáp về Phòng vệ chính đáng có phải là tội phạm không? Mọi vấn đề còn vướng mắc vui lòng liên hệ 19006192 để được LuatVietnam hỗ trợ, giải đáp.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lực lượng sản xuất là gì? Lực lượng sản xuất có vai trò ra sao?

Lực lượng sản xuất là gì? Lực lượng sản xuất có vai trò ra sao?

Lực lượng sản xuất là gì? Lực lượng sản xuất có vai trò ra sao?

Lực lượng sản xuất đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sản xuất xã hội cũng như tiến trình phát triển của lịch sử loài người. Đây là hai mặt cơ bản tồn tại không thể tách rời nhau và tác động qua lại với nhau một cách biện chứng. Vậy, lực lượng sản xuất là gì và có vai trò ra sao? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.