Phi lợi nhuận là gì? Các tổ chức phi lợi nhuận tại Việt Nam

Các tổ chức phi lợi nhuận đang hoạt động nổi trội và là tiền đề phát triển của nhiều lĩnh vực tại một đất nước. Vậy phi lợi nhuận là gì? Làm sao để xác định đó là tổ chức phi lợi nhuận?


1. Phi lợi nhuận là gì?

1.1 Khái niệm phi lợi nhuận 

Phi lợi nhuận là cụm từ để định nghĩa về các hoạt động, các tổ chức được thành lập không nhằm mục đích thu lợi. Các hoạt động phi lợi nhuận có xu hướng mang lại giá trị tích cực cho cộng đồng và xã hội.

Nói cách khác, phi lợi nhuận là các hoạt động có thể tạo ra doanh thu nhưng không đem lại lợi nhuận cho bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào. Tất cả giá trị mà các hoạt động này tạo ra đều liên quan đến phục vụ xã hội.

1.2 Khái niệm tổ chức phi lợi nhuận 

Tổ chức phi lợi nhuận hoạt động không vì lợi ích của bất kỳ cá nhân hoặc tổ chức nào cụ thể. Tổ chức phi lợi nhuận hoạt động vì cộng đồng, vì xã hội, chúng mang đến giá trị cao và có ích cho cộng đồng.

Nếu hoạt động của tổ chức phi lợi nhuận tích lũy được một khoản lợi nhuận, khoản tiền này sẽ được đầu tư vào các hoạt động xã hội tiếp theo để phục vụ cộng đồng.

Các tổ chức phi lợi nhuận trước khi thành lập phải đạt được một số điều kiện do Pháp luật đề ra và phải nộp đầy đủ giấy tờ thuế với cơ quan Nhà nước.

2. Phân biệt tổ chức phi lợi nhuận và tổ chức lợi nhuận

Tổ chức phi lợi nhuận

Tổ chức lợi nhuận

Mục đích

Phục vụ cộng đồng và xã hội.

Tạo ra lợi nhuận.

Kinh phí hoạt động

Nhận tài trợ từ các cá nhân, tổ chức, Chính phủ,...

Bao gồm tiền bạc, thời gian, công sức,...

Vốn từ chủ sở hữu.

Cơ cấu quản trị

Cá nhân được ủy quyền.

Tập thể.

Chủ sở hữu.

Thuế

Miễn toàn bộ thuế.

Đóng thuế theo quy định của Nhà nước.

Cách nhận biết

Tổ chức tình nguyện.

Tổ chức cộng đồng.

Doanh nghiệp xã hội.

Các công ty thương mại.

3. Các tổ chức phi lợi nhuận tại Việt Nam

Tại Việt Nam, các hoạt động và tổ chức phi lợi nhuận hoạt động rất sôi nổi và mang lại nhiều giá trị bền vững cho xã hội. Các tổ chức phi lợi nhuận chính là một trong những tiền đề để đất nước có thể phát triển toàn diện về mọi lĩnh vực. Dưới đây là một số tổ chức phi lợi nhuận phổ biến tại Việt Nam:

3.1 Tổ chức thanh niên quốc tế - AIESEC

AIESEC là từ viết tắt của cụm từ tiếng Pháp, Association Internationale des Étudiants en Sciences Économiques et Commerciales - có nghĩa là Hiệp hội sinh viên quốc tế về khoa học kinh tế và thương mại.

Tổ chức AIESEC là tổ chức thanh niên quốc tế với quy mô lớn, thu hút rất nhiều sinh viên tham gia. Tổ chức có mạng lưới phủ rộng từ Châu Âu, Châu Mĩ, Châu Á, Trung Đông đến Châu Phi.

Tại Việt Nam, tổ chức có tổng cộng 8 chi nhánh thuộc cấp địa phương nằm rải rác trên 3 tỉnh thành lớn là Hồ Chí Minh - 4 chi nhánh, Hà Nội - 3 chi nhánh và Đà Nẵng sở hữu 1 chi nhánh. Ngoài ra, còn có 1 chi nhánh mở rộng tại Cần Thơ. Trong đó, thành phố Hồ Chí Minh là tỉnh thành có chi nhánh lâu đời nhất của tổ chức.

Mục đích của AIESEC chính là thúc đẩy các bạn trẻ, giúp các bạn trẻ khám phá ra tiềm năng của bản thân. Đồng thời, tổ chức còn hỗ trợ thực tập, đào tạo nhân sự và hỗ trợ những tài năng trẻ bước ra bên ngoài thế giới.

Tổ chức thanh niên quốc tế (Ảnh minh hoạ)

3.2 Tổ chức tình nguyện vì giáo dục - V.E.O

V.E.O được viết tắt từ cụm từ Volunteer for Education Organization - là tổ chức phi lợi nhuận về lĩnh vực giáo dục. Tổ chức được thành lập vào năm 2013 và hoạt động xuyên suốt đến hiện tại.

V.E.O lấy giáo dục làm nền tảng, tổ chức tin rằng giáo dục chính là cốt lõi cho sự phát triển bản thân nói riêng và phát triển đất nước nói chung. Vì vậy, tổ chức được lập ra với mục đích hỗ trợ xây đường xá, trường học,... và hỗ trợ cho các em tại những vùng khó khăn được tiếp bước đến trường.

V.E.O đã được một số giải thưởng lớn, nhỏ đến từ Forbes Việt Nam. Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, Shank Tank, Én Xanh,... Ngoài ra các trang báo Tuổi trẻ, báo Nhân dân, báo Phụ nữ Việt Nam, báo Tiền Phong,... đều đã từng ca ngợi các giá trị mà tổ chức đem lại cho cộng đồng.

Tổ chức tình nguyện vì giáo dục (Ảnh minh hoạ)

3.3 Đoàn Kết Thanh niên Việt Nam - SJ Việt Nam

SJ là tổ chức bắt nguồn từ Pháp, được ra đời năm 1923 bởi một tổ chức tình nguyện quốc tế giữa thanh niên Đức và thành niên Pháp. SJ được viết tắt từ cụm từ

Năm 2004, SJ đã mở một dự án khảo sát tại Việt Nam - trại tình nguyện quốc tế, dự án được tài trợ bởi “Chương trình người tình nguyện Liên hiệp quốc”. Đến 2006, SJ Việt Nam chính thức thành lập tại Hà Nội với mong muốn hỗ trợ phát triển cộng đồng.

Hiện nay, SJ Việt Nam thu hút được rất nhiều tình nguyện viên Việt Nam và quốc tế. Mỗi năm, tổ chức tiếp nhận hơn 5000 tình nguyện viên Việt Nam và 500 tình nguyện viên quốc tế.

SJ Việt Nam đã thành lập ngôi trường Youth House, với mong muốn giúp đỡ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn tiếp xúc với con chữ và đó sẽ là hành trang cho các em sau này.

Đoàn kết thanh niên Việt Nam (Ảnh minh hoạ)

3.4 Save the Children Việt Nam

Save the Children Việt Nam là tổ chức phi lợi nhuận được thành lập vào năm 1990 và có trụ sở chính tại Hà Nội. Tổ chức được lập ra với mục đích hỗ trợ và bảo vệ trẻ em Việt Nam.

Hoạt động chính của tổ chức là quan tâm, giúp đỡ trẻ em đến từ các vùng khó khăn, dân tộc thiểu số và các vùng sâu, vùng xa. Tổ chức thực hiện các dự án cung cấp dịch vụ y tế, hỗ trợ y tế cho trẻ em mắc bệnh tự kỷ, hỗ trợ và giáo dục về vấn đề tử vong sơ sinh,...

Với sứ mệnh “Một thế giới không có trẻ em chịu đói, đóng cửa phòng học, không có cha mẹ hay người chăm sóc, phải đối mặt với bạo lực hoặc chiến tranh”. Hiện tại, tổ chức đã và đang làm tròn trách nhiệm và tạo ra rất nhiều giá trị có ích cho cộng đồng.

Save the Children Việt Nam (Ảnh minh hoạ)

3.5 Hội chữ thập đỏ Việt Nam

Hội chữ thập đỏ Việt Nam là tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ nổi tiếng và uy tín nhất tại thời điểm hiện tại. Hội chữ thập đỏ được thành lập vào năm 1946, do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu và Bác là chủ tịch danh dự trong suốt 23 năm. Đến năm 1965, Bác sĩ Vũ Đình Tụng được bầu làm chủ tịch Hội.

Hội chữ thập đỏ Việt Nam là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, phong trào Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế.

Tổ chức hướng đến các giá trị về nhân đạo, hòa bình và hữu nghị. Hội chữ thập đỏ tổ chức các hoạt đồng nhằm giúp đỡ người khuyết tật, người già, trẻ em mồ côi, người nghèo, nạn nhân của chiến tranh - thiên tai - dịch bệnh,...

Ngoài ra, tổ chức còn tham gia hỗ trợ tìm kiếm người bị nạn, tham gia hỗ trợ y tế cho người dân.

Hội chữ thập đỏ Việt Nam (Ảnh minh hoạ)

4. Kết luận

Qua bài viết trên, chúng tôi đã cung cấp một số thông tin về vấn đề phi lợi nhuận và một số tổ chức phi lợi nhuận phổ biến tại Việt Nam. Chúng tôi hi vọng, bài viết trên cung cấp nhiều thông tin hữu ích để phục vụ cho bạn, giúp bạn có cái nhìn toàn diện hơn về chủ đề này.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?