Tổng hợp các mức phí bảo vệ môi trường mới nhất

Hiện nay, có một số loại phí bảo vệ môi trường phải nộp như phí bảo vệ môi trường đối với nước thải, đối với chất thải rắn. Chi tiết các mức phí tham khảo bài viết ngay sau đây.

1. Phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

Theo Điều 6 Nghị định số 53/2020/NĐ-CP, mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải được quy định như sau:

1.1. Đối với nước thải sinh hoạt

Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải sinh hoạt là 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

Nếu cần áp dụng mức phí cao hơn, Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương sẽ quyết định mức phí cụ thể cao hơn đối với từng đối tượng chịu phí.

Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải
Mức phí bảo vệ môi trường đối với nước thải (Ảnh minh họa)

1.2. Đối với nước thải công nghiệp

- Từ ngày 01/01/2021, cơ sở có tổng lượng nước thải trung bình trong năm dưới 20 m3/ngày (24h) áp dụng phí cố định tính theo khối lượng nước thải như sau:

Stt

Lưu lượng nước thải bình quân (m3/ngày)

Mức phí

1

Dưới 5

2,5 triệu đồng/năm

2

Từ 5 - dưới 10

03 triệu đồng/năm

3

Từ 10 - dưới 20

04 triệu đồng/năm


(Năm 2020, áp dụng mức phí 1,5 triệu đồng/năm)

- Cơ sở sản xuất, chế biến có tổng lượng nước thải trung bình trong năm từ 20 m3 /ngày trở lên: phí tính theo công thức sau: F = f + C.

Trong đó,

- F là số phí phải nộp.

- f là mức phí cố định: 1,5 triệu đồng/năm (kể từ 01/01/2021 là 04 triệu đồng/năm); nếu cơ sở bắt đầu hoạt động sau quý I, số phí phải nộp tính từ quý cơ sở bắt đầu hoạt động đến hết năm, mức phí cho 01 quý = f/4.

- C là phí biến đổi, tính theo: Tổng lượng nước thải ra, hàm lượng thông số ô nhiễm của từng chất có trong nước thải và mức thu đối với mỗi chất theo bảng sau:

Stt

Thông số ô nhiễm tính phí

Mức phí (đồng/kg)

1

Nhu cầu ô xy hóa học (COD)

2.000 đồng/kg

2

Chất rắn lơ lửng (TSS)

2.400 đồng/kg

3

Thủy ngân (Hg)

20 triệu đồng/kg

4

Chì (Pb)

01 triệu đồng/kg

5

Arsenic (As)

02 triệu đồng/kg

6

Cadimium (Cd)

02 triệu đồng/kg

1.3. Cách tính phí bảo vệ môi trường đối với nước thải

1.3.1. Đối với nước thải sinh hoạt

Số phí bảo vệ môi trường phải nộp đối với nước thải sinh hoạt được tính theo công thức sau:

Số phí phải nộp (đồng)

=

Số lượng nước sạch sử dụng (m3)

x

Giá bán nước sạch

(đồng/m3)

x

Mức thu phí

Trong đó:

- Số lượng nước sạch sử dụng được xác định theo đồng hồ đo lượng nước sạch tiêu thụ của người nộp phí.

Nếu tự khai thác nước, số lượng nước sạch sử dụng xác định căn cứ vào quy mô hoạt động, kinh doanh, dịch vụ/giấy phép khai thác nước mặt, nước dưới đất do tổ chức, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh tự kê khai và thẩm định của Ủy ban nhân dân phường, thị trấn.

- Giá bán nước sạch là giá bán nước (chưa gồm thuế giá trị gia tăng) của tổ chức cung cấp nước sạch áp dụng trên địa bàn.

- Mức thu phí: 10% trên giá bán của 1 m3 nước sạch chưa bao gồm thuế giá trị gia tăng.

1.3.2. Đối với nước thải công nghiệp

- Cơ sở có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí dưới 20 m3/ngày, số phí phải nộp theo gạch đầu dòng thứ nhất mục 1.2 của bài viết này.

- Cơ sở có lượng nước thải trung bình trong năm tính phí từ 20 m3/ngày trở lên, số phí phải nộp hàng quý tính theo công thức sau: Fq = (f/4) + Cq.

Trong đó,

- Fq là số phí phải nộp trong quý (đồng).

- f là phí cố định theo theo gạch đầu dòng thứ nhất mục 1.2 của bài viết này.

- Cq là số phí biến đổi (tổng số phí phải nộp của các thông số ô nhiễm có trong nước thải) phải nộp trong quý. Số phí biến đổi được tính cho từng thông số ô nhiễm theo công thức:

Số phí phải nộp (đồng)

=

Tổng lượng nước thải thải vào nguồn tiếp nhận (m3)

x

Hàm lượng thông số ô nhiễm có trong nước thải (mg/l)

x 0,001

x

Mức thu phí của thông số ô nhiễm (đồng/kg)

Trong đó,

- Đối với cơ sở thuộc đối tượng thực hiện quan trắc nước thải định kỳ:

  • Hàm lượng thông số ô nhiễm trong nước thải để kê khai, tính phí: Là số liệu quan trắc nước thải định kỳ 03 tháng/lần. Nếu cơ sở có tần suất quan trắc nước thải định kỳ là 06 tháng/lần, việc kê khai, tính phí của quý không thực hiện quan trắc căn cứ số liệu quan trắc của quý trước đó.

  • Tổng lượng nước thải được xác định căn cứ vào 01 trong 03 nguồn dữ liệu:

(i) Kết quả thực tế của đồng hồ, thiết bị đo lưu lượng;

(ii) Tính bằng 80% lượng nước sử dụng;

(iii) Thông tin có trong báo cáo giám sát môi trường định kỳ.

Nếu chỉ có 02 nguồn dữ liệu ((i) và (ii) hoặc (i) và (iii)) hoặc cả 3 nguồn dữ liệu thì sử dụng nguồn dữ liệu (i). Nếu có 02 nguồn dữ liệu (ii) và (iii) thì sử dụng nguồn dữ liệu (ii).

- Đối với cơ sở thuộc đối tượng thực hiện quan trắc nước thải tự động, liên tục

Việc kê khai, tính toán, thẩm định số phí phải nộp được xác định theo từng kỳ 24h, trong đó: Hàm lượng các thông số ô nhiễm tính phí và tổng lượng nước thải thải ra của cơ sở được tính theo giá trị trung bình ngày (24h) của các kết quả đo.

Nếu thông số ô nhiễm tính phí không thuộc các thông số quan trắc nước thải tự động, liên tục thì hàm lượng các thông số ô nhiễm theo số liệu quan trắc định kỳ.

Lưu ý: Trường hợp cơ sở có nhiều điểm xả nước thải, phí biến đổi là tổng số phí biến đổi được xác định tại mỗi điểm xả nước thải.

2. Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản

Phí bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản được quy định tại Nghị định 27/2023/NĐ-CP. Cụ thể:

Stt

Loại khoáng sản

Đơn vị tính
(tấn/m3
khoáng sản
nguyên khai)

Mức thu mới

Mức thu cũ

I

Quặng khoáng sản kim loại

1

Quặng sắt

Tấn

40.000 - 60.000

2

Quặng măng-gan (mangan)

Tấn

30.000 - 50.000

3

Quặng ti-tan (titan)

Tấn

10.000 - 70.000

50.000 -70.000

4

Quặng vàng

Tấn

180.000 - 270.000

5

Quặng đất hiếm

Tấn

40.000 - 60.000

6

Quặng bạch kim, quặng bạc, quặng thiếc

Tấn

180.000 - 270.000

7

Quặng vôn-phờ-ram (wolfram), quặng ăng- ti-moan (antimon)

Tấn

30.000 - 50.000

8

Quặng chì, quặng kẽm

Tấn

180.000 - 270.000

9

Quặng nhôm, quặng bô-xít (bauxit)

Tấn

10.000 - 30.000

10

Quặng đồng, quặng ni-ken (nicken)

Tấn

35.000 - 60.000

11

Quặng cô-ban (coban), quặng mô-lip-đen (molybden), quặng thủy ngân, quặng ma-nhê (magie), quặng va-na-đi (vanadi)

Tấn

180.000 - 270.000

12

Quặng crô-mít (cromit)

Tấn

10.000 - 60.000

40.000 -60.000

13

Quặng khoáng sản kim loại khác

Tấn

20.000 - 30.000

II

Khoáng sản không kim loại

1

Đất khai thác để san lấp, xây dựng công trình

m3

1.000 - 2.000

2

Đá, sỏi

2.1

Sỏi

m3

6.000 - 9.000

4.000 - 6.000

2.2

Đá

2.2.1

Đá block (bao gồm khai thác cả khối lớn đá hoa trắng, granite, gabro, bazan làm ốp lát, mỹ nghệ)

m3

60.000 - 90.000

50.000 - 70.000

2.2.2

Đá làm vật liệu xây dựng thông thường

m3

1.500 - 7.500

1.000 - 5.000

3

Đá nung vôi, làm xi măng, làm phụ gia xi măng và làm khoáng chất công nghiệp theo quy định của pháp luật khoáng sản (Serpentin, barit, bentonit)

m3

1.500 - 6.750

1.000 - 3.000

4

Đá làm fluorit

m3

1.500 - 4.500

5

Đá hoa trắng (trừ quy định tại điểm 2.2.1 Mục này)

5.1

Đá hoa trắng làm ốp lát, mỹ nghệ

m3

50.000 - 70.000

5.2

Đá hoa trắng làm bột carbonat

m3

1.500 - 7.500

6

Đá granite, gabro, bazan làm ốp lát, mỹ nghệ (trừ quy định tại điểm 2.2.1 Mục này)

m3

50.000 - 70.000

7

Cát vàng

m3

4.500 - 7.500

3.000 - 5.000

8

Cát trắng

m3

7.500 - 10.500

5.000 - 7.000

9

Các loại cát khác

m3

3.000 - 6.000

2.000 - 4.000

10

Đất sét, đất làm gạch, ngói

m3

2.250 - 3.000

1.500 - 2.000

11

Sét chịu lửa

Tấn

20.000 - 30.000

12

Đôlômít (dolomit), quắc-zít (quartzit)

m3

30.000 - 45.000

20.000 - 30.000

13

Cao lanh

Tấn

4.200 - 5.800

5.000 - 7.000

14

Mi-ca (mica), thạch anh kỹ thuật

Tấn

20.000 - 30.000

15

Pi-rít (pirite), phốt-pho-rít (phosphorit)

Tấn

20.000 - 30.000

16

A-pa-tít (apatit)

Tấn

3.000 - 5.000

17

Séc-păng-tin (secpentin)

Tấn

3.000 - 5.000

18

Than gồm:

- Than an-tra-xít (antraxit) hầm lò

- Than an-tra-xít (antraxit) lộ thiên

- Than nâu, than mỡ

- Than khác

Tấn

6.000 - 10.000

9

Kim cương, ru-bi (rubi), sa-phia (sapphire)

Tấn

50.000 - 70.000

E-mô-rốt (emerald), A-lếch-xan-đờ-rít (alexandrite), Ô-pan (opan) quý màu đen

A-dít, Rô-đô-lít (rodolite), Py-rốp (pyrope), Bê-rin (berin), Sờ-pi-nen (spinen), Tô-paz (topaz)

Thạch anh tinh thể màu tím xanh, vàng lục, da cam, Cờ-ri-ô-lít (cryolite), Ô-pan (opan) quý màu trắng, đỏ lửa; Birusa, Nê-phờ-rít (nefrite)

20

Cuội, sạn

m3

6.000 - 9.000

4.000 - 6.000

21

Đất làm thạch cao

m3

2.000 - 3.000

22

Các loại đất khác

m3

1.000 - 2.000

23

Talc, diatomit

Tấn

20.000 - 30.000

24

Graphit, serecit

Tấn

3.000 - 5.000

25

Phen - sờ - phát (felspat)

Tấn

3.300 - 4.600

Không quy định

26

Nước khoáng thiên nhiên

m3

2.000 - 3.000

27

Các khoáng sản không kim loại khác

Tấn

20.000 - 30.000


Trên đây là các mức phí bảo vệ môi trường phổ biến hiện nay, nếu còn thắc mắc, vui lòng liên hệ ngay hotline 19006192 để được giải đáp miễn phí.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Mức phạt tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự

Lợi dụng sự thiếu hiểu biết của người khác, nhiều đối tượng đã sử dụng chiêu trò tinh vi để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Hiện nay, mức phạt hành vi lừa đảo chiếm đoạt tài sản đang được quy định tại Điều 174 Bộ luật Hình sự 2015 với mức phạt cao nhất là tại khoản 4 Điều 174 Bộ luật Hình sự.