Pháp nhân buôn lậu bị xử lý như thế nào? 2024

Pháp nhân buôn lậu là hành vi phạm tội diễn ra khá phổ biến hiện nay và để ngăn chặn tình trạng này, pháp luật đã có mức xử phạt khá nặng. Vậy mức phạt dành cho pháp nhân có hành vi buôn lậu sẽ như thế nào?


Buôn lậu là gì?

Để tìm hiểu hình phạt dành cho pháp nhân buôn lậu thì trước hết cần phải biết buôn lậu là gì?

Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Hình sự, tội buôn lậu gồm các hành vi buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luật.

Trong đó, các vật phẩm được sử dụng để buôn lậu thường là hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý hoặc là đá quý.

Tuy nhiên, cần phân biệt buôn lậu với vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ. Trong đó, buôn lậu là hành vi buôn bán trái phép còn vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới chỉ đơn thuần là vận chuyển (đưa) hàng hoá, tiền tệ khi không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung trong giấy phép.

Đặc biệt, tội buôn lậu có mục đích là để buôn bán kiếm lời còn vận chuyển trái phép không nhằm mục đích buôn bán mà chỉ vì mục đích vụ lợi khác như vận chuyển thuê để lấy tiền công.

Pháp nhân buôn lậu bị xử lý như thế nào? (Ảnh minh hoạ)

Pháp nhân buôn lậu bị xử lý như thế nào?

Điều 188 Bộ luật Hình sự hiện hành không chỉ quy định mức phạt tù với cá nhân vi phạm Tội buôn lậu mà pháp nhân buôn lậu cũng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều này.

Cụ thể, các khung hình phạt áp dụng với pháp nhân phạm Tội buôn lậu như sau:

Mức phạt

Hành vi phạm tội

Phạt tiền từ 300 triệu đồng - 01 tỷ đồng

- Buôn bán qua biên giới hoặc từ khu phi thuế quan vào nội địa hoặc ngược lại trái pháp luạt với hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 200 - dưới 300 triệu đồng.

- Hàng hoá dưới 200 triệu đồng nhưng là di vật, cổ vật;

- Hàng hoá, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có trị giá từ 100 - dưới 200 triệu đồng, đã bị xử phạt hành chính hoặc đã bị kết án chưa được xoá án tích nhưng lại tiếp tục vi phạm với một trong các tội dưới đây:

  • Tội buôn lậu.
  • Tội vận chuyển trái phép hàng hóa, tiền tệ qua biên giới
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm
  • Tội tàng trữ, vận chuyển hàng cấm
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh
  • Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, giống vật nuôi
  • Tội đầu cơ
  • Tội trốn thuế

Bị phạt tiền từ 01 - 03 tỷ đồng

  • Phạm tội có tổ chức
  • Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp
  • Vật phạm phạm tội có giá trị từ 300 - dưới 500 triệu đồng
  • Thu lợi bất chính từ 100 - dưới 500 triệu đồng
  • Vật phạm phạm tội là bảo vật quốc gia
  • Phạm tội 02 lần trở lên
  • Tái phạm nguy hiểm

Phạt tiền từ 03 - 07 tỷ đồng

  • Vật phạm phạm tội có trị giá từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỷ.
  • Thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng.
  • Phạt tiền từ 07 - 15 tỷ đồng; hoặc
  • Đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng - 03 năm
  • Vật phẩm có giá trị từ 01 tỷ đồng trở lên
  • Thu lợi bất chinh từ 01 tỷ đồng trở lên
  • Lợi dụng chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh hoặc hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khác để phạm tội buôn lậu

Đình chỉ vĩnh viên

  • Tội buôn lậu của pháp nhân đó gây thiệt hại hoặc có khả năng thực tế gây thiệt hại đến tính mạng của nhiều người
  • Gây ra sự cố môi trường hoăc ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội và không có khả năng khắc phục hậu quả gây ra
  • Được thành lập chỉ để thực hiện tội phạm

Hình phạt bổ sung

  • Phạt tiền từ 50 - 300 triệu đồng
  • Cấm một số lĩnh vực nhất định không được kinh doanh hoặc hoạt động
  • Cấm huy động vốn từ 01 - 03 năm

Trên đây là giải đáp chi tiết về pháp nhân buôn lậu. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp chi tiết.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.

Làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1?

Để đảm bảo cho việc cung cấp và sử dụng các trò chơi điện tử trên mạng được an toàn cho người dùng, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định chặt chẽ hơn các nội dung liên quan đến hoạt động này. Vậy làm thế nào để được cung cấp trò chơi điện tử G1 trên mạng?

Mẫu đơn đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội

Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã được ban hành ngày 09/11/2024. Trong đó, đáng chú ý là các quy định chi tiết về cung cấp dịch vụ mạng xã hội. Vậy để đề nghị cung cấp dịch vụ mạng xã hội, doanh nghiệp phải sử dụng mẫu đơn nào?

Điều kiện cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì?

Mạng xã hội là trang mạng điện tử rất phổ biến hiện nay. Vậy điều kiện để được cung cấp dịch vụ mạng xã hội là gì và những quy định nào doanh nghiệp cần biết khi cung cấp dịch vụ mạng xã hội?