Phân tích Nghị định 31/2022 về hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp

Nghị định 31/2022/NĐ-CP về hỗ trợ lãi suất từ ngân sách Nhà nước đối với khoản vay của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được Chính phủ ban hành ngày 20/5/2022 và có hiệu lực cùng ngày.

Chính sách này sẽ giúp các doanh nghiệp giảm bớt chi phí kinh doanh tạo thuận lợi cho doanh nghiệp khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh sau đại dịch.

Dưới đây là phân tích những nội dung đáng chú ý của Nghị định này mà doanh nghiệp cần biết.

1. Các trường hợp doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất

Theo khoản 2 Điều 2 của Nghị định 31/2022/NĐ-CP, đối tượng được hỗ trợ là các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh thuộc một trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, sử dụng vốn vay để đầu tư vào một trong các ngành:

- Hàng không, vận tải kho bãi (H);

- Du lịch (N79);

- Dịch vụ lưu trú, ăn uống (I);

- Giáo dục và đào tạo (P);

- Nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản (A);

- Công nghiệp chế biến, chế tạo (C);

- Xuất bản phần mềm (J582);

- Lập trình máy vi tính và hoạt động liên quan (J-62);

- Hoạt động dịch vụ thông tin (J-63).

Trong đó có hoạt động xây dựng phục vụ trực tiếp cho các ngành kinh tế nói trên nhưng không bao gồm hoạt động xây dựng cho mục đích kinh doanh bất động sản quy định tại mã ngành kinh tế (L) theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg.

phan tich Nghi dinh 31/2022
Phân tích Nghị định 31/2022 về hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp (Ảnh minh họa)

Thứ hai, sử dụng vốn vay để thực hiện dự án xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cải tạo chung cư cũ thuộc danh mục dự án do Bộ Xây dựng tổng hợp, công bố.

Sở dĩ, khoản 2 Điều 2 Nghị định 31/2022/NĐ-CP quy định doanh nghiệp cần có mục đích sử dụng vốn vay thuộc các ngành nêu trên là bởi:

- Số tiền hỗ trợ lãi suất tiếp cận được tới các ngành cần được khuyến khích tăng trưởng hoặc tháo gỡ khó khăn.

- Tránh trường hợp hỗ trợ lãi suất cho doanh nghiệp có ngành kinh doanh thuộc nhóm được hỗ trợ lãi suất nhưng lại vay vốn để phục vụ mục đích khác (ví dụ doanh nghiệp dịch vụ lưu trú, ăn uống vay vốn để kinh doanh bất động sản…).

2. Điều kiện để doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất


2.1. Điều kiện cần đáp ứng để được hỗ trợ lãi suất

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 31/2022/NĐ-CP, doanh nghiệp được hỗ trợ lãi suất khi đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có đề nghị được hỗ trợ lãi suất, đáp ứng các điều kiện vay vốn (có phương án sử dụng vốn khả thi, có khả năng tài chính để trả nợ…)

(Lưu ý: Nghị định này không ban hành Mẫu đề nghị hỗ trợ lãi suất, do đó, các doanh nghiệp làm đơn đề nghị theo mẫu của các ngân hàng thương mại)

  • Khoản vay được hỗ trợ lãi suất là khoản vay bằng đồng Việt Nam, được giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 11/01/2022 đến ngày 31/12/2023, sử dụng vốn đúng mục đích;
  • Sử dụng vốn đúng mục đích theo quy định nêu tại mục 1;
  • Chưa được hỗ trợ lãi suất từ ngân sách nhà nước theo các chính sách khác.

Theo đó, Nghị định này chỉ quy định khống chế thời gian giải ngân mà không giới hạn thời gian ký kết thỏa thuận cho vay tức là các khoản vay cũ (đã ký hợp đồng trước đó) mà giải ngân trong khoảng thời gian từ ngày 11/01/2022 - 31/12/2023 vẫn được hỗ trợ lãi suất.

Mục đích của chính sách hỗ trợ lãi suất lần này là phục hồi kinh tế nên việc hỗ trợ lãi suất được áp dụng cho các khoản giải ngân mới trong giai đoạn phục hồi kinh tế sau này.

2.2 Trường hợp khoản vay không được tiếp tục hỗ trợ lãi suất

Theo khoản 2 Điều 4 Nghị định 31/2022/NĐ-CP, khoản vay không được tiếp tục hỗ trợ lãi suất trong các trường hợp sau:

  • Khoản vay có số dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả không được hỗ trợ lãi suất đối với nghĩa vụ trả nợ lãi tại kỳ hạn trả nợ lãi mà thời điểm trả nợ nằm trong khoảng thời gian có số dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả. Khoản vay chỉ được tiếp tục hỗ trợ lãi suất đối với các kỳ hạn trả nợ lãi tiếp theo sau khi khách hàng đã trả hết số dư nợ gốc bị quá hạn và/hoặc số dư lãi chậm trả.
  • Khoản vay được gia hạn nợ không được hỗ trợ lãi suất đối với thời gian gia hạn nợ.

3. Thời hạn và mức lãi suất hỗ trợ


3.1. Thời hạn hỗ trợ

Khoản 1 Điều 5 Nghị định 31/2022/NĐ-CP chỉ rõ thời hạn được hỗ trợ lãi suất tính từ ngày giải ngân khoản vay đến thời điểm khách hàng trả hết nợ gốc và/hoặc lãi tiền vay theo thỏa thuận giữa ngân hàng thương mại và khách hàng, phù hợp với nguồn kinh phí hỗ trợ lãi suất được thông báo, nhưng không vượt quá ngày 31/12/2023.

phan tich Nghi dinh 31/2022
Doanh nghiệp đáp ứng điều kiện được hỗ trợ 2% lãi suất/năm (Ảnh minh họa)


3.2. Mức lãi suất hỗ trợ

Mức lãi suất hỗ trợ cho khách hàng là 2%/năm, tính trên số dư nợ vay và thời hạn được hỗ trợ lãi suất tại mục 3.1 nêu trên (Trước khi được hỗ trợ lãi suất, doanh nghiệp vay phải trả lãi suất 6 - 7%/ năm)

4. Phương thức hỗ trợ lãi suất

Điều 6 Nghị định 31/2022/NĐ-CP quy định phương thức hỗ trợ lãi suất như sau:

Đến thời điểm trả nợ của từng kỳ hạn trả nợ lãi, ngân hàng thương mại thực hiện giảm cho khách hàng số lãi tiền vay phải trả bằng số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất trong kỳ theo hướng dẫn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Cụ thể, Điều 3 Thông tư 03/2022/TT-NHNN hướng dẫn khi đến thời điểm trả nợ của từng kỳ hạn trả nợ lãi, ngân hàng thương mại được lựa chọn thực hiện hỗ trợ lãi suất đối với khách hàng theo 01 trong các phương thức sau:

1- Giảm trừ trực tiếp số lãi tiền vay phải trả của khách hàng bằng với số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất.

2- Thực hiện thu của khách hàng toàn bộ lãi tiền vay trong kỳ và hoàn trả khách hàng số tiền lãi vay được hỗ trợ lãi suất trong cùng ngày thu lãi.

Trường hợp việc thu lãi vay trong kỳ thực hiện sau giờ làm việc của ngân hàng thương mại thì việc hoàn trả số lãi tiền vay được hỗ trợ lãi suất có thể thực hiện vào ngày tiếp theo.

5. Trường hợp thu hồi số tiền đã hỗ trợ lãi suất

Theo đó, khoản 1 Điều 9 Nghị định 31/2022/NĐ-CP quy định:

Trong quá trình thực hiện, ngân hàng thương mại thông báo cho khách hàng và thực hiện chuyển khoản vay được hỗ trợ lãi suất thành khoản vay thông thường, đồng thời thu hồi toàn bộ số tiền ngân hàng thương mại đã hỗ trợ lãi suất trong vòng 30 ngày kể từ ngày thông báo nếu phát hiện:

- Khoản vay của khách hàng được xác định không thuộc đối tượng; hoặc

- Sử dụng vốn vay sai mục đích; hoặc

- Không đáp ứng điều kiện được hỗ trợ lãi suất.

Ngoài những nội dung trên, Nghị định này còn quy định về nguyên tắc hỗ trợ lãi suất, việc lập dự toán và thực hiện dự toán và quyết toán hỗ trợ lãi suất …

https://cdn.luatvietnam.vn/uploaded/Others/2022/06/03/Phan_tich_Nghi_dinh_31_2022_ND_CP_0306104846.pdf

Quý khách vui lòng đăng nhập tài khoản "Pháp lý doanh nghiệp" để xem chi tiết phân tích văn bản này. Nếu Quý khách chưa có tài khoản, vui lòng đăng ký tại đây!
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?