Phân loại nợ theo Thông tư 31 như thế nào?

Thông tư 31/2024/TT-NHNN là văn bản phân loại tài sản trong hoạt động ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng phi ngân hàng đang được áp dụng hiện hành. Vậy phân loại nợ theo Thông tư 31 như thế nào?

1. Phân loại nợ theo Thông tư 31 như thế nào?

Khoản 1 Điều 10 Thông tư 31/2024/TT-NHNN phân loại nợ theo phương pháp định lượng như sau:

Phân loại nợ theo Thông tư 31 như thế nào?
Phân loại nợ theo Thông tư 31 như thế nào? (Ảnh minh họa)

Nhóm 1
(Nợ đủ tiêu chuẩn)

- Khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;

- Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.

Nhóm 2
(Nợ cần chú ý)

- Khoản nợ quá hạn đến 90 ngày;

- Khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn.

Nhóm 3
(Nợ dưới tiêu chuẩn)

- Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày;

- Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn;

- Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận;

- Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng ký văn bản thu hồi khoản nợ (sau đây gọi là ngày có quyết định thu hồi):

+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 134 Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15;

+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng;

+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5, 9 Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng;

- Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra;

- Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng do khách hàng vi phạm thỏa thuận với ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.

Nhóm 4
(Nợ nghi ngờ)

- Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày;

- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn;

- Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 - 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:

+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 134 Luật Các tổ chức tín dụng;

+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 Điều 135 Luật Các tổ chức tín dụng;

+ Khoản nợ vi phạm quy định tại các khoản 1, 2, 5, 9 Điều 136 Luật Các tổ chức tín dụng;

- Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra đến 60 ngày mà chưa thu hồi được;

- Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng do khách hàng vi phạm thỏa thuận với ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi.

Nhóm 5
(Nợ có khả năng mất vốn)

- Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

- Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên;

- Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:

- Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra nhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra trên 60 ngày mà chưa thu hồi được;

- Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng do khách hàng vi phạm thỏa thuận với ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng chưa thu hồi được trên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

- Khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụng đang được kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoài đang bị phong tỏa vốn và tài sản.

2. Trường hợp khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn

Theo khoản 2 Điều 10 Thông tư 31, các khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong các trường hợp sau đây:

- Đối với khoản nợ quá hạn, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Khách hàng đã trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc, lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo (nếu có) trong thời gian tối thiểu 03 tháng đối với nợ trung hạn, dài hạn, 01 tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;
  • Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;
  • Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng có đủ cơ sở thông tin, tài liệu đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

- Đối với khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Khách hàng đã trả đầy đủ nợ gốc, lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại (nếu có) trong thời gian tối thiểu 03 tháng đối với nợ trung hạn, dài hạn, 01 tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc hoặc lãi theo thời hạn được cơ cấu lại; trường hợp gốc và lãi có cùng 01 kỳ hạn trả nợ thì tính kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi;
  • Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;
  • Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng có đủ cơ sở thông tin, tài liệu để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn đã được cơ cấu lại;

- Đối với khoản nợ được miễn, giảm lãi theo quy định của Ngân hàng Nhà nước về việc cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi, phí, giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng bởi dịch Covid - 19, được phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Khách hàng đã trả đầy đủ nợ gốc, lãi trong thời gian tối thiểu 03 tháng đối với nợ trung hạn, dài hạn, 01 tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày khách hàng bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc hoặc lãi của kỳ hạn trả nợ gần nhất sau khi khách hàng không còn được miễn, giảm lãi; trường hợp gốc và lãi có cùng 01 kỳ hạn trả nợ thì tính kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi của kỳ hạn trả nợ gần nhất sau khi khách hàng không còn được miễn, giảm lãi;
  • Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;
  • Ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng có đủ cơ sở thông tin, tài liệu để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.

3. Trường hợp khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn

Khoản 3 Điều 10 Thông tư 13 quy định các khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn nếu thuộc một trong các trường hợp:

- Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn, dòng tiền dẫn đến khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm liên tục qua 03 lần đánh giá hoặc phân loại nợ liên tục;

- Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin theo yêu cầu của ngân hàng, tổ chức tín dụng phi ngân hàng để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng;

-  Khoản nợ đã được phân loại vào nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 từ 01 năm trở lên nhưng không đủ điều kiện phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn;

- Khoản nợ mà hành vi cấp tín dụng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Trên đây là thông tin về: Phân loại nợ theo Thông tư 31 như thế nào?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Khách vay cần điều kiện gì để được cấp tín dụng vượt giới hạn?

Khách vay cần điều kiện gì để được cấp tín dụng vượt giới hạn?

Khách vay cần điều kiện gì để được cấp tín dụng vượt giới hạn?

Theo Quyết định mới nhất của Thủ tướng Chính phủ, khách vay có thể được cấp tín dụng vượt giới hạn nếu đáp ứng được các điều kiện nhất định. Hãy theo dõi bài viết để biết khách vay cần điều kiện gì để được cấp tín dụng vượt giới hạn?

Khách vay cần điều kiện gì để được cấp tín dụng vượt giới hạn?

Khách vay cần điều kiện gì để được cấp tín dụng vượt giới hạn?

Khách vay cần điều kiện gì để được cấp tín dụng vượt giới hạn?

Theo Quyết định mới nhất của Thủ tướng Chính phủ, khách vay có thể được cấp tín dụng vượt giới hạn nếu đáp ứng được các điều kiện nhất định. Hãy theo dõi bài viết để biết khách vay cần điều kiện gì để được cấp tín dụng vượt giới hạn?