Mã OTP là gì? 4 lưu ý khi sử dụng mã OTP để tránh bị lừa đảo mất tiền

Hiểu rõ mã OTP là gì, bạn đọc sẽ biết được vì sao các giao dịch ngân hàng luôn yêu cầu mã OTP cũng như sự nguy hiểm khi để lộ mã OTP cho người khác.

1. Mã OTP là gì?

OTP là viết tắt của cụm từ One Time Password - nghĩa là mật khẩu dùng một lần. Mã OTP gồm các ký tự hoặc chữ số dùng để xác nhận giao dịch.

Mã OTP được dùng một lần duy nhất và không thể sử dụng lại cho bất kỳ giao dịch nào khác. Bên cạnh đó, mã OTP cũng có hiệu lực trong thời gian rất ngắn, chỉ khoảng 30 giây đến 05 phút.

2. Có những loại OTP nào?

Thông tin về các loại OTP sau đây chắc chắn sẽ giúp bạn đọc biết rõ OTP là gì trong thực tiễn:

2.1. SMS OTP

Với hình thức SMS OTP, khách hàng sẽ nhận được tin nhắn gửi mã OTP đến số điện thoại đã đăng ký. Khi tiến hành giao dịch, khách hàng phải nhập mã trong tin nhắn này thì mới thực hiện thành công.

SMS OTP là loại OTP phổ biến nhất hiện nay, phần lớn các ngân hàng đều có sử dụng hình thức này.

otp la gi
Hầu hết các ngân hàng đều gửi mã OTP qua tin nhắn (Ảnh minh họa)

2.2. Token key

Token key là thiết bị có thể tạo ra mã OTP mà không cần kết nối Internet. Đây là một thiết bị rời, có thiết kế nhỏ gọn nên rất dễ bị mất và cần được bảo quản cẩn thận. Mỗi tài khoản ngân hàng phải dùng một Token key riêng, sau một thời gian sử dụng thì phải đổi token mới.

2.3. Smart OTP

Smart OTP là hình thức tạo mã OTP kết hợp giữa SMS OTP và Token key. Smart OTP được tích hợp với ứng dụng trên Smartphone, máy tính bảng. Hiện nay, hình thức xác thực bằng Smart OTP đang dần thay thế cho việc sử dụng SMS OTP.

Ưu điểm smart OTP là không thể có nhiều thiết bị sử dụng chung một ứng dụng tạo mã OTP, do vậy độ bảo mật được đảm bảo tuyệt đối.

2.4. Voice OTP

Voice OTP là hình thức lấy mã OTP mới xuất hiện gần đây. Hệ thống cung cấp mã OTP bằng cách tự động gọi đến số điện thoại đã đăng ký và phát âm thanh trong file ghi âm sẵn.

3. Tại sao cần có mã OTP khi giao dịch ngân hàng online?

Sau khi hiểu OTP là gì và có những loại nào, bạn đọc không thể bỏ qua thông tin quan trọng về công dụng của mã OTP.

Mã OTP được dùng làm bảo mật 2 lớp để xác nhận giao dịch, đặc biệt là các giao dịch ngân hàng. Sử dụng mã OTP để xác nhận giao dịch sẽ giúp nâng cao tính bảo mật của các dịch vụ thanh toán online và dịch vụ ngân hàng điện tử.

Ngoài ra, mã OTP còn giúp giảm thiểu, ngăn chặn rủi ro về đăng nhập và quản lý thông tin tài khoản.

4. Rủi do khi bị lộ mã OTP

Mã OTP là lớp bảo mật cuối cùng trong các giao dịch ngân hàng. Chỉ cần có thông tin tài khoản và mã OTP là hacker có thể dễ dàng truy cập, quản lý và thực hiện các thao tác trên tài khoản người khác.

Chính vì vậy, nếu để lộ mã OTP thì người dùng rất dễ bị đánh cắp tiền trong tài khoản.

otp la gi

5. Lưu ý khi dùng mã OTP khi giao dịch ngân hàng

Hiện nay có rất nhiều hình thức lừa đảo qua mạng lấy mã OTP để đánh cắp thông tin cá nhân, chiếm đoạt tài sản vì vậy bạn đọc cần chú ý:

5.1. Không cung cấp mã OTP cho bất kỳ ai

Mã OTP chỉ được sử dụng duy nhất trong các giao dịch do chính chủ thực hiện. Không nên cung cấp mã OTP cho bất kì ai, kể cả người tự xưng là công an hay nhân viên ngân hàng bởi đây rất có thể là kẻ gian giả mạo để lừa đảo.

5.2. Không nhập mã OTP trên đường link lạ

Đã có rất nhiều người đánh mất hàng trăm triệu đồng trong tài khoản do nhập mã OTP trên đường link lạ. Chiêu thức lừa đảo này đã xuất hiện từ lâu và được cảnh báo rộng rãi nhưng không ít người vẫn dính.

5.3. Luôn đặt mật khẩu điện thoại để không lộ mã OTP

Hiện nay phần lớn người dân đều sử dụng internet banking để chuyển khoản, thanh toán dịch vụ, hàng hóa. Điều này khiến chiếc điện thoại không chỉ để nghe - gọi mà còn như chiếc ví thứ hai. Người dùng nên đặt mật khẩu điện thoại để phòng ngừa trường hợp để lộ thông tin cá nhân và mã SMS OTP gửi về điện thoại.

5.4. Khóa tạm thời SMS OTP khi bị mất điện thoại.

Hãy khóa ngay tính năng SMS OTP khi bị mất điện thoại bởi cho dù có đặt mật khẩu, mã SMS OTP vẫn có thể hiện qua màn hình chờ hoặc điện thoại bị kẻ gian bẻ khóa.

6. Câu hỏi thường gặp về mã OTP

6.1. Cung cấp mã OTP cho người khác có sao không?

Việc cung cấp mã OTP cho người có thể khiến tài khoản bị hack, thực hiện giao dịch trái phép và bị trừ tiền mà không thể đòi lại được.

6.2. Mã OTP không gửi về điện thoại phải làm thế nào?

Khi mã OTP không gửi về điện thoại, có thể xử lý bằng một số cách như sau:

- Kiểm tra SIM điện thoại có bị khóa hay không bằng việc gọi điện cho ai đó.  Nếu điện thoại bị khóa SIM thì phải liên hệ với nhà mạng để mở khóa rồi mới nhận được mã SMS OTP.

- Kiểm tra SIM có chặn tin nhắn từ ngân hàng hay không, nếu có thì bỏ chặn.

- Di chuyển đến nơi có sóng điện thoại mạnh để nhận tin nhắn SMS OTP.

- Kiểm tra số điện thoại đăng ký nhận tin nhắn từ ngân hàng, nếu đăng ký sai số điện thoại thì mã OTP sẽ gửi đến số đã đăng ký.

6.3. Bị mất SIM thì lấy mã OTP thế nào?

Nếu bị mất SIM, cách duy nhất để người dụng nhận mã SMS OTP là đăng ký số điện thoại khác với ngân hàng.

Trên đây là các thông tin liên quan đến vấn đề: Mã OTP là gì? Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng gọi đến tổng đài 1900.6192 để được LuatVietnam hỗ trợ cụ thể.

Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và cách phòng tránh

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và cách phòng tránh

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và cách phòng tránh

Bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối được cả xã hội quan tâm bởi những hậu quả nghiêm trọng để lại cho nạn nhân. Vậy nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường hiện nay là do đâu? Cách phòng tránh như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

Học tại chức là gì? Học đại học tại chức mất bao nhiêu năm?

Học tại chức là gì? Học đại học tại chức mất bao nhiêu năm?

Học tại chức là gì? Học đại học tại chức mất bao nhiêu năm?

Học tại chức là điều mà người đi làm rất quan tâm khi muốn nâng cao trình độ chuyên môn của mình. Vậy học tại chức là gì? Giá trị bằng đại học tại chức có giá trị ngang bằng với việc đào tạo chính quy hay không? Bây giờ chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp trong bài viết này nhé!

Tặng voucher du lịch giá rẻ: Ham rẻ mất tiền oan

Tặng voucher du lịch giá rẻ: Ham rẻ mất tiền oan

Tặng voucher du lịch giá rẻ: Ham rẻ mất tiền oan

Vào mùa cao điểm, khi nhu cầu du lịch của người dân tăng cao cũng là thời điểm để kẻ xấu thực hiện hành vi lừa đảo nhằm chiếm đoạt tài sản. Trong đó, thủ đoạn lừa đảo tặng voucher du lịch đang ngày càng trở nên phổ biến. Đây cũng là một trong các chiêu trò lừa đảo qua mạng người dân cần đặc biệt cảnh giác.

Lừa đảo nhận quà trúng thưởng: Quà ảo, mất tiền thật!

Lừa đảo nhận quà trúng thưởng: Quà ảo, mất tiền thật!

Lừa đảo nhận quà trúng thưởng: Quà ảo, mất tiền thật!

Chiêu trò lừa đảo qua mạng nhận quà trúng thưởng mặc dù không mới nhưng vẫn các đối tượng lừa đảo dựng lại với kịch bản tinh vi hơn. Vậy làm thế nào để nhận biết các hình thức lừa đảo nhận quà trúng thưởng mà phòng tránh? Bị lừa rồi thì lấy lại tiền bằng cách nào?