OEM là gì? Hàng OEM khác hàng chính hãng như thế nào?

Khi đi mua sắm hàng hóa, hẳn là bạn đã từng nghe hoặc nhìn thấy qua từ OEM. Vậy, OEM là gì? Hàng OEM khác mặt hàng thông thường ở điểm nào? Hãy đọc bài viết sau để hiểu thêm về thuật ngữ này nhé.

1. OEM là gì? OEM là viết tắt của từ gì? 

Nhiều người lầm tưởng OEM là một kí hiệu riêng biệt, nhưng thực chất nó là từ viết tắt của cụm từ Original Equipment Manufacturer - nghĩa là “Nhà sản xuất thiết bị gốc”.

Hiểu đơn giản, các công ty OEM là công ty chuyên về sản xuất hàng loạt các thiết bị, phụ tùng gốc. Họ có xưởng gia công, trang thiết bị phù hợp và công nhân có chuyên môn để có thể sản xuất hàng hóa cho các doanh nghiệp.

Các doanh nghiệp chỉ cần chuyển giao công nghệ, bản thiết kế hoặc nguyên liệu đặc biệt khác cho công ty OEM, còn lại nhà máy và nhân công sẽ được công ty  bố trí. Loạt thiết bị, phụ tùng ấy sau đó sẽ được gửi đến các nhãn hàng để lắp ráp và phân phối dưới tên nhãn hiệu của bên ủy thác.

Ví dụ: Dell Technologies đã hợp tác với Synnex FPT để sản xuất linh kiện, máy tính, các thiết bị liên quan cho máy tính của họ.

Ngoài ra, các mặt hàng OEM dễ thấy trên thị trường bao gồm cả lược chải tóc, khăn giấy, vật dụng trong phòng bếp, búa, khoan v.v…

oem là gì
Dell Technologies là một trong những doanh nghiệp liên kết với công ty OEM (Ảnh minh hoạ)

2. Ưu, nhược điểm của hàng hóa OEM?

Về cơ bản, hàng hóa OEM chỉ khác với hàng hóa khác ở điểm là được sản xuất ở một bên thứ ba trước khi được gắn nhãn hiệu và bán ra thị trường. Tuy nhiên, loại hàng hóa này cũng có ưu và nhược điểm riêng.

2.1 Ưu điểm

Vì là hàng hóa được phân phối rộng rãi trên thị trường, bạn có thể dễ dàng tìm kiếm thiết bị mình mong muốn ở bất kì đâu.

Từ các cửa hàng lớn nhỏ, siêu thị hay trên các ứng dụng trực tuyến, không khó để có thể mua một món hàng OEM. Điều này sẽ giúp cho trải nghiệm thu mua hàng hóa của khách hàng trở nên dễ dàng và nhanh chóng.

Đồng thời, hàng hóa OEM thông thường sẽ được sản xuất rất nhiều với đa dạng mẫu mã hoặc màu sắc. Điều này góp phần giúp khách hàng có đa dạng lựa chọn hơn.

Bên cạnh đó, các công ty OEM thường không tốn thêm các chi phí như quảng bá hay marketing cho thương hiệu hay sản phẩm riêng. Chính vì thế hàng hóa OEM thông thường sẽ có mức giá thấp hơn so với hàng hóa mang nhãn hiệu trên thị trường.

Dù đây là thiết bị được bên thứ ba là công ty OEM sản xuất, hàng hóa OEM vẫn sẽ được đảm bảo chất lượng đầu ra. Vậy nên khách hàng có thể sử dụng mà không cần đắn đo về chất lượng. Tuy nhiên, việc đảm bảo hay không cũng phụ thuộc rất nhiều vào độ uy tín của công ty OEM.

Nếu bạn là người mua đang muốn tiết kiệm chi phí, nhưng vẫn muốn có được những thiết bị, phụ tùng chất lượng thì có thể tham khảo qua hàng hóa OEM.

Trường hợp công ty nào đó đang muốn phối hợp với công ty OEM để sản xuất hàng hóa, đây cũng là một lựa chọn mang đến lợi ích khách quan.

Cụ thể, khi đưa thông tin hàng hóa cần sản xuất cho các công ty OEM, họ sẽ có sẵn công xưởng, thiết bị liên quan và nhân viên chuyên môn để sản xuất hàng hóa cho doanh nghiệp. Qua đó, các doanh nghiệp có thể tiết kiệm phần lớn chi phí cho nhà xưởng và nhân công.

2.2 Nhược điểm

Bên cạnh những lợi ích kể trên, việc mua hay sử dụng hàng hóa OEM cũng tiềm tàng nhiều nhược điểm.

Trong đó phải nói đến việc dễ mua nhầm hàng giả kém chất lượng. Bởi lẽ, hàng hóa OEM không được mang nhãn hiệu rõ ràng như các loại hàng hóa thông thường khác, vậy nên rất khó để biết được liệu đấy có phải là hàng giả hàng nhái hay không. Nếu mua nhầm hàng giả, trải nghiệm của khách hàng không những bị giảm, mà còn tiềm ẩn nguy cơ hại đến sức khỏe.

Đối với doanh nghiệp có ý định sử dụng hàng hóa OEM, cần cân nhắc thật kĩ các vấn đề như rủi ro không nằm trong tầm kiểm soát. Một khi liên kết với các công ty OEM, doanh nghiệp sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào họ, về thời gian hay năng suất.

Trường hợp các bên sản xuất gặp vấn đề, doanh nghiệp có nguy cơ ảnh hưởng rất cao nhưng cũng rất khó để xử lý. Điều này sẽ khiến cho các doanh nghiệp mất vai trò chủ động đối với hàng hóa của mình.

3. Sự khác biệt giữa hàng OEM và hàng chính hãng 

Về cơ bản, chất lượng hàng hóa OEM và hàng chính hãng là như nhau. Tuy nhiên, vẫn sẽ có một số điểm khác biệt khi hai nhóm hàng này được phân phối ra thị trường.

Về bao bì và phụ kiện

Thông thường, mọi người sẽ nhận biết hàng chính hãng thông qua bao bì mang thương hiệu của nhãn hàng. Các bao bì này phần lớn đều đầy đủ thông tin, đẹp mắt và đồng thời có nhãn mác thương hiệu. Một số mặt hàng còn được doanh nghiệp in dập tên nhãn hàng lên sản phẩm để khách hàng nhận biết.

Trái ngược với điều ấy, bao bì của hàng hóa OEM hoặc đơn giản hoặc không có bao bì. Đặc biệt, bên trên sẽ không in dấu của thương hiệu, càng không có các giấy tờ hướng dẫn riêng. Đây là một điểm nhận biết tương đối dễ khi bạn muốn tìm mua loại hàng hóa này.

oem là gì
Phân biệt hàng OEM và hàng chính hãng (Ảnh minh họa)

Về nhận diện thương hiệu

Cũng chính vì các lí do trên, sẽ dẫn đến sự chênh lệch rất lớn giữa hàng hóa thông thường và hàng hóa OEM. Cụ thể, hàng OEM không thuộc thương hiệu riêng nào nên sẽ không mang nhãn mác nào của thương hiệu, mang tính phổ thông và đại trà. Điều này sẽ không mang đến các giá trị về khía cạnh thể hiện bản thân cho người tiêu dùng.

Ngược lại, hàng hóa thông thường sẽ được in dấu tên thương hiệu. Điều này vừa giúp khách hàng có thể tìm thấy nhãn hiệu mình yêu thích, vừa mang đến giá trị được khẳng định bản thân đến người mua.

Về chất lượng

Cơ bản, chất lượng sản phẩm OEM thường tương đương với hàng chính hãng, vì đều được sản xuất với cùng một bản thiết kế.

Tuy nhiên, chất lượng của hàng hóa khác đều có được độ đảm bảo cao hơn hàng hóa OEM. Vì trong quá trình sản xuất, hàng hóa thông thường sẽ được các doanh nghiệp kiểm tra sát sao để đảm bảo sự nhất quán về mặt chất lượng.

Đồng thời, khi mua hàng, người tiêu dùng có thể tường tận về doanh nghiệp phân phối hàng hóa, giúp khách hàng dễ dàng phản hồi nếu sản phẩm có vấn đề phát sinh.

Ngược lại, hàng hóa OEM được sản xuất số lượng lớn theo dây chuyền sẽ khó có được sự kiểm soát nghiêm về mặt chất lượng trước khi đến tay khách hàng.

Về bảo hành

Theo đó, hàng chính hãng sẽ được thương hiệu hỗ trợ bảo hành, tùy dịch vụ sẽ có cách bảo hành và chăm sóc khách hàng khác nhau. Tùy theo mặt hàng sẽ bảo hành theo tháng, năm hay hai năm.

Ngược lại, hàng OEM chỉ là hàng hóa gốc được sản xuất theo ủy thác của doanh nghiệp khác, hoặc được tung trực tiếp ra thị trường. Vậy nên sẽ không có các chính sách bảo hành cho người mua. Đồng thời, các dịch vụ kèm theo như chăm sóc khách hàng cũng không xuất hiện cùng hàng hóa OEM.

Qua bài viết này hẳn là bạn đã tìm được câu trả lời cho câu hỏi OEM là gì? Mong rằng các thông tin trên đã cho bạn cái nhìn tổng quát hơn về định nghĩa OEM, đồng thời hiểu hơn về loại hàng hóa này.

Nếu bạn còn muốn tìm hiểu nhiều hơn về các lĩnh vực khác, hãy truy cập trang web để có cho mình thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online, phạt thế nào?

Mỗi mùa bóng đá tới, bên cạnh tinh thần cuồng nhiệt say mê bóng đá, không ít người (trong đó có cả người dưới 16 tuổi) lên mạng dùng tiền để đặt cược vào đội bóng mình yêu thích. Vậy người dưới 16 tuổi tham gia cá độ bóng đá online bị phạt thế nào?