Ô nhiễm môi trường đất: Nguyên nhân, hậu quả và giải pháp

Ô nhiễm môi trường đất đang gây quan ngại trên các quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Vậy nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm môi trường đất, hậu quả gây ra và các giải pháp khắc phục sẽ như thế nào? Bài viết sau sẽ chia sẻ cùng bạn những vấn đề trên.

1. Ô nhiễm môi trường đất là gì?

Khái niệm ô nhiễm môi trường đất (Ảnh minh hoạ)

Ô nhiễm môi trường đất gây ra bởi hóa chất Xenobamel (phần lớn do con người tạo ra) hoặc do những thay đổi trong môi trường đất tự nhiên. Các tác nhân này gây ra sự suy thoái đất, bắt nguồn từ các hoạt động công nghiệp, hóa chất sử dụng trong nông nghiệp hoặc các quy trình xử lý chất thải không đúng quy định.

2. Phân loại khu vực ô nhiễm đất như thế nào?

Theo Điều 16 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 quy định phân loại khu vực ô nhiễm môi trường đất như sau:

- Khu vực ô nhiễm môi trường đất là khu vực chứa chất ô nhiễm vượt quá mức cho phép theo quy chuẩn môi trường, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường và sức khỏe cộng đồng.

- Khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại theo nguồn gốc gây ô nhiễm, theo khả năng lan truyền, đối tượng chịu tác động.

- Khu vực ô nhiễm môi trường đất được phân loại theo các mức độ tăng dần, gồm: khu vực ô nhiễm, khu vực ô nhiễm nghiêm trọng và khu vực ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng.

3. Nguyên nhân gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường đất

Những tác nhân dưới đây là nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đất.

Biến đổi tự nhiên

Đất bị nhiễm độc và trở nên ô nhiễm vì số lượng các chất độc hại gia tăng vượt ngưỡng cho phép trong hàm lượng các chất tự nhiên có trong đất. Dẫn đến hai tình huống sau:

- Đất nhiễm mặn: Ảnh hưởng chủ yếu do lượng muối có trong nước biển, thủy triều dâng cao hoặc do quá trình Gley hóa trong đất sinh ra các độc tố gây hại.

- Đất nhiễm phèn: Do quá trình di chuyển theo dòng nước ngầm từ nơi này đến nơi khác, khiến cho đất bị nhiễm sắt làm độ pH môi trường giảm.

Canh tác nông nghiệp

Hiện nay trong quá trình làm nông nghiệp thì luôn luôn đi kèm việc sử dụng những hóa chất, thuốc trừ sâu,... Điều này sẽ dẫn đến những tình trạng sau:

- Việc sử dụng các loại hóa chất, thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu,... là tác nhân chính trực tiếp gây ra tình trạng ô nhiễm môi trường đất.

- Thuốc trừ sâu bên cạnh tác dụng ngăn ngừa, tiêu diệt sâu bệnh gây hại cho mùa màng thì có mặt trái là lưu lượng hóa chất tồn đọng sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường nói chung và nguồn đất nói riêng.

- Thuốc diệt cỏ chứa nhiều chất độc hại, trong đó Dioxin cực kỳ nguy hiểm, ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất và nguồn nước sông, suối,... còn có thể gây tử vong khi ở môi trường nhiệt độ thấp.

Sản xuất công nghiệp

Với nền công nghiệp hiện nay, thì tình trạng ô nhiễm đang ngày càng tăng.

- Những hoạt động công nghiệp sản xuất sắt thép, cơ khí, gia công kim loại đều tạo ra những rác thải, khí thải công nghiệp gây ra tình trạng ô nhiễm nguồn đất. Bên cạnh đó các dịch vụ sửa chữa xe máy, ô tô đều chứa các chất dầu nhớt thải ra ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đất.

- Những nhà máy sản xuất xi măng hay các cơ sở khai thác đá hàng ngày liên tục thải ra môi trường một lượng lớn khói bụi gây ô nhiễm trầm trọng. Các ngành sản xuất giấy, bột giấy có chứa Sunfua và một số chất hữu cơ khó phân hủy đã tác động trực tiếp đến môi trường đất.

Đô thị hóa

Với việc đẩy mạnh đô thị hóa các vùng nông thôn cũng là một trong những nguyên nhân dẫn tới ô nhiễm môi trường đất. Khói bụi nền công nghiệp cùng với các phương tiện tham gia giao thông kết hợp những tác động của không khí đã dẫn đến những tác động tiêu cực cho môi trường đất.

Rác thải sinh hoạt

Với mật độ dân số ngày càng cao thì lượng chất thải từ sinh hoạt hàng ngày của con người rất lớn, trong số đó có những chất thải rất khó phân hủy: chai nhựa, túi nilon,... Tất cả đều thải trực tiếp và ngày càng tăng nhiều dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đất ngày một trầm trọng hơn.

Ý thức con người

Đây là yếu tố quan trọng nhất trong tất cả mọi vấn đề. Hiện nay tình trạng người dân chưa có thói quen phân loại rác hữu cơ, rác vô cơ, rác có thể tái chế, rác không thể tái chế,... Đồng thời chưa có ý thức bảo vệ môi trường, thường xuyên xả rác bừa bãi, không đúng nơi quy định.

Ngoài ra các doanh nghiệp, công ty thường vì lợi ích của mình mà không quan tâm đến lợi ích cộng đồng, rác thải hay nước thải bẩn không xử lý đúng quy trình, mà thường thải trực tiếp vào môi trường sông hồ, dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường đất ngày càng tăng.

4. Hậu quả của ô nhiễm môi trường đất

Tác hại nghiêm trọng của ô nhiễm môi trường đất (Ảnh minh hoạ)

Đất là nguồn tài nguyên quan trọng, cung cấp nguồn dinh dưỡng cho hệ thực vật góp phần vào việc phát triển môi trường trong lành. Vì thế hậu quả của ô nhiễm môi trường đất là rất nghiêm trọng.

Tác động tới sức khoẻ con người

Tùy thuộc vào từng chất gây ô nhiễm sẽ gây ra các bệnh lý cho con người như sau:

  • Ung thư do tiếp xúc nhiều với chì, crom, xăng dầu,...

  • Tổn thương thận vì tiếp xúc Cyclodienes và thủy ngân.

  • Nhiễm độc ga do PCBs và Cyclodienes.

  • Một số chất độc gây mệt mỏi, buồn nôn, rối loạn, bệnh mãn tính,... thậm

chí có thể gây tử vong.

Ảnh hưởng đến hệ sinh thái

Đất là một trong những hệ sinh thái quan trọng của trái đất, một khi ô nhiễm môi trường đất sẽ gây hại cho sự chuyển hóa của các loài động vật chân đốt và vi sinh vật. Tác động xấu đến quá trình chuyển hóa thực vật, làm giảm năng suất cây trồng và làm gián đoạn chuỗi thức ăn chính, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ động thực vật.

Làm giảm chất lượng nguồn nước ngầm

Ô nhiễm môi trường đất ảnh hưởng trực tiếp đến các mạch nước ngầm, các chất độc hại từ môi trường đất sẽ thẩm thấu vào các mạch nước ngầm, dẫn đến ô nhiễm môi trường nước.

Hạn chế năng suất canh tác nông nghiệp

Với việc ô nhiễm môi trường đất sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động canh tác nông nghiệp. Đất nhiễm phèn, nhiễm mặn, cằn cỗi,... dẫn đến thiếu chất dinh dưỡng cho cây trồng làm giảm chất lượng cũng như sản lượng mùa màng.

5. Giải pháp khắc phục tình hình ô nhiễm môi trường đất

Tình trạng ô nhiễm môi trường đất đang ở mức báo động trên toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến hiện tại cũng như sau này cho con người. Vì thế các tổ chức cũng như các nhà khoa học, nghiên cứu thông báo đến mọi người cùng đồng lòng chung tay thực hiện những giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường đất. Dưới đây là những biện pháp cải thiện chất lượng môi trường đất.

Hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu và phân bón hóa học

Trong canh tác nông nghiệp, việc sử dụng các loại thuốc trừ sâu và phân bón hóa học không thể thiếu trong việc thúc đẩy sự phát triển của cây trồng cũng như diệt trừ sâu bọ gây hại. Tuy nhiên việc này phần nào đã gây ảnh hưởng dẫn đến ô nhiễm môi trường đất.

Để hạn chế và khắc phục tình trạng này, nên khuyến khích người dân sử dụng phân bón sinh học hoặc phân hữu cơ để thay thế cho phân bón hóa học. Ngoài ra có thể sử dụng các loài động vật có ích, trực tiếp tiêu diệt các loài sâu bọ.

Phục hồi rừng

Rừng từ lâu đã là lá phổi xanh cho trái đất, có vai trò rất lớn trong việc bảo vệ đất không bị xói mòn và giữ lại nhiều chất dinh dưỡng cho các loài thực vật. Chính vì vậy, cần tăng cường phục hồi rừng bằng cách: phủ xanh đất trống đồi trọc, ngăn ngừa chặt đốn cây, tích cực trồng cây, chống cháy rừng,...

Xử lý chất thải rắn

Lượng rác thải rắn từ các hoạt động cá nhân hàng ngày, từ các quá trình sản xuất công nông nghiệp ngày càng gia tăng mức độ độc hại gây ô nhiễm nặng đến môi trường đất. Vì thế cần xử lý triệt để các loại chất thải rắn, không để các loại chất thải này tích tụ lâu năm trong lòng đất.

Phục hồi và tái chế vật liệu

Cần nâng cao ý thức cá nhân mỗi người cũng như nhận thức về các loại rác thải vô cơ, rác thải hữu cơ, rác thải có thể tái chế và không thể tái chế để có quy trình xử lý rác thải phù hợp.

Tiết kiệm tài nguyên

Mỗi cá nhân nên sử dụng tiết kiệm các nguồn tài nguyên, đây cũng được xem là một trong những cách bảo vệ môi trường không bị ô nhiễm.

6. Mức phạt khi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đất

Theo Điều 37 Nghị định 45/2022/NĐ-CP quy định về mức phạt khi vi phạm các quy định về bảo vệ môi trường đất như sau:

- Phạt tiền từ 50 - 60 triệu đồng: Đối với các hành vi không thực hiện việc điều tra khu vực đất bị ô nhiễm theo quy định, không báo cáo cơ quan chuyên môn cấp tỉnh về bảo vệ môi trường, về kết quả xử lý, về việc cải tạo và phục hồi môi trường đất.

- Phạt tiền từ 60 - 80 triệu đồng: Đối với hành vi không lập phương án xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm theo quy định, không gửi phương án xử lý cải tạo phục hồi môi trường tới cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh để kiểm tra, giám sát theo quy định.

- Phạt tiền từ 80 - 100 triệu đồng: Đối với các hành vi gây ra ô nhiễm môi trường không thực hiện xử lý, cải tạo và phục hồi môi trường khu vực đất bị ô nhiễm theo quy định.

Ngoài ra, tổ chức, cá nhân vi phạm còn buộc phải thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường theo quy định và báo cáo kết quả đã khắc phục xong hậu quả vi phạm trong thời hạn do người có thẩm quyền xử phạt ấn định trong quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

Kết luận

Đất là môi trường sống quan trọng của nhân loại cũng như của hệ sinh thái trên trái đất, vì thế mỗi một người chúng ta cần nâng cao nhận thức và ý thức để cùng chung tay bảo vệ, khắc phục ô nhiễm môi trường đất.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.