Diễn tập phòng cháy chữa cháy: Nội dung và lịch diễn tập 2024

Diễn tập phòng cháy chữa cháy là hoạt động cần thiết nhằm nâng cao khả năng ứng phó, xử lý tình huống hoả hoạn, cháy nổ tại các cơ sở. Để hiểu rõ hơn, bài viết dưới đây sẽ chia sẻ cho bạn đọc các vấn đề liên quan đến nội dung diễn tập phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp.

1. Nội dung diễn tập phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp gồm những gì?

Nội dung diễn tập phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp gồm những gì?
Nội dung diễn tập phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp gồm những gì? (Ảnh minh hoạ)

Theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, nội dung bắt buộc phải có khi diễn tập phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp bao gồm các nội dung sau đây:

- Nêu rõ được tính chất cũng như đặc điểm nguy hiểm về việc cháy, nổ, độc, các điều kiện về hoạt động chữa cháy.

- Đề ra được các tình huống cháy phức tạp nhất và một số tình huống cháy đặc trưng khác có thể xảy ra tại doanh nghiệp, khả năng phát triển, lan ra của đám cháy theo từng mức độ khác nhau.

- Có các kế hoạch để huy động, sử dụng lực lượng và phương tiện, tổ chức chỉ huy và biện pháp kỹ thuật, chiến thuật phục vụ cho chữa cháy và các công việc phục vụ cho hoạt động chữa cháy khác phù hợp đối với từng giai đoạn của từng tình huống cháy cụ thể tại doanh nghiệp.

- Phương án chữa cháy cần phải được bổ sung, chỉnh lý kịp thời và trình cho cấp có thẩm quyền phê duyệt lại khi có những thay đổi với về tính chất, quy mô, đặc điểm nguy hiểm liên quan đến cháy, nổ, độc cũng như các điều kiện khác liên quan đến việc chữa cháy tại cơ sở.

2. Lịch diễn tập phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp

Lịch diễn tập phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp
Lịch diễn tập phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp (Ảnh minh hoạ)

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư số 149/2020/TT-BCA, được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 32/2024/TT-BCA, quy định về lịch diễn tập phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp như sau:
1. Phương án chữa cháy cơ sở phải quản lý PCCC, khu dân cư, phương tiện giao thông có yêu cầu đặc biệt về đảm bảo an toàn pccc phải được thực tập ít nhất 01 lần/năm và đột xuất khi có yêu cầu với sự kiện đặc biệt về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội ở địa phương.

Mỗi lần thực tập phương án chữa cháy đều có thể thực tập một hay nhiều tình huống khác nhau. Tuy nhiên cần phải đảm bảo tất cả các tình huống trong phương án đều lần lượt được tổ chức thực tập.

Ngoài ra còn có thể diễn tập đột xuất khi có yêu cầu về việc đảm bảo an toàn phòng cháy chữa cháy khi có các sự kiện đặc biệt diễn ra tại địa phương như về: Kinh tế, chính trị, văn hoá và xã hội.

3. Diễn tập phòng cháy chữa cháy cho nhân viên cần tuân thủ những gì?

Liên quan đến việc diễn tập phòng cháy chữa cháy cho nhân viên, công ty có thể tham khảo theo quy định tại khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, theo đó:

- Doanh nghiệp có thể tự mình tổ chức huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ về phòng cháy chữa cháy cho nhân viên.

- Trường hợp doanh nghiệp không thể tự mình tổ chức được các lớp huấn luyện, bồi dưỡng nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy thì doanh nghiệp phải có đơn đề nghị cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy tổ chức huấn luyện, diễn tập.

- Khi tiến hành việc tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy, doanh nghiệp cần phải chuẩn bị phương án diễn tập phòng cháy chữa cháy theo quy định tại khoản 2 Điều 19 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP.

Đồng thời, khi tổ chức diễn tập, lực lượng tham gia chữa cháy và các phương tiện chữa cháy có trong phương án của doanh nghiệp bắt buộc phải có mặt, được huy động đầy đủ.

- Sau khi đã thực hiện xong diễn tập phòng cháy chữa cháy, doanh nghiệp để được cấp Giấy chứng nhận huấn luyện nghiệp vụ phòng cháy chữa cháy phải gửi hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận cho cơ quan có thẩm quyền.

Hồ sơ cụ thể được quy định tại điểm a khoản 5 Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP, đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm a khoản 12 Điều 1 Nghị định số 50/2024/NĐ-CP, gồm có:

  • Văn bản đề nghị về việc kiểm tra, cấp giấy chứng nhận huấn luyện theo mẫu số PC21 được ban hành kèm Nghị định số 50/2024/NĐ-CP.

  • Kế hoạch, chương trình và nội dung huấn luyện phòng cháy chữa cháy.

Trước đây, theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều 33 Nghị định số 136/2020/NĐ-CP thì có yêu cầu thêm danh sách trích ngang lý lịch của những người đã được huấn luyện. Tuy nhiên, kể từ ngày 15/5/2024 - Khi Nghị định số 50/2024/NĐ-CP có hiệu lực thì hồ sơ này đã được bãi bỏ.

Như vậy, doanh nghiệp khi tổ chức diễn tập phòng cháy chữa cháy tại cơ sở thì phải tuân thủ theo các nội dung nêu trên.

Trên đây là những thông tin về nội dung diễn tập phòng cháy chữa cháy tại doanh nghiệp 2024.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?