Nợ công là gì? Nợ công được quản lý theo nguyên tắc nào?

Để giải quyết một số vấn đề kinh tế quan trọng, đặc biệt là nợ công, chúng ta cần hiểu nợ công là gì, nợ công được quản lý theo nguyên tắc nào. Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn giải quyết những thắc mắc trên.

1. Nợ công là gì?

nợ công là gì
Nợ công là gì? (Ảnh minh họa)

Nợ công hay có thể hiểu nợ chính phủ hay nợ quốc gia là tổng tất cả các khoản tiền mà nhà nước thuộc các cấp từ địa phương tới trung ương đi vay để bù đắp cho các khoản thiếu hụt ngân sách. Do đó, để xác định quy mô của nợ chính phủ, nhà nước thường dùng thang tính bằng bao nhiêu phần trăm so với tổng sản phẩm nội địa (GDP).

2. Phân loại nợ công 

Căn cứ các quy định tại Điều 4 Luật Quản lý nợ công năm 2017, nợ công được phân thành các loại cụ thể như sau:

2.1 Nợ chính phủ

Đây là khoản nợ bắt nguồn từ các khoản vay trong nước và nước ngoài được phát hành trên danh nghĩa nhà nước hay chính phủ. Nợ chính phủ bao gồm:

  • Nợ do bởi chính phủ phát hành công cụ nợ;

  • Nợ do chính phủ ký kết và thỏa thuận với các khoản vay trong và ngoài nước;

  • Nợ của ngân sách trung ương vay tại quỹ dự trữ tài chính của nhà nước, ngân quỹ nhà nước hay quỹ tài chính nhà nước bên ngoài ngân sách.

2.2 Nợ được chính phủ bảo lãnh

Khoản nợ này được vay bởi các doanh nghiệp, ngân hàng chính sách và do chính phủ bảo lãnh. Nó bao gồm:

  • Nợ của doanh nghiệp do chính phủ bảo lãnh vay;

  • Nợ của ngân hàng chính sách vay được chính phủ bảo lãnh;

2.3 Nợ chính quyền địa phương 

Khoản nợ này là do ủy ban nhân dân cấp tỉnh vay. Khoản nợ này bao gồm:

  • Nợ do phát hành trái phiếu chính quyền địa phương;

  • Nợ do vay lại vốn vay ODA, vay các khoản ưu đãi của nước ngoài;

  • Nợ thuộc ngân sách địa phương vay từ ngân hàng chính sách của nhà nước, các quỹ tài chính cấp tỉnh, ngân quỹ nhà nước và một số các khoản vay khác theo quy định  pháp luật về ngân sách nhà nước.

3. Nguyên tắc quản lý nợ công theo quy định hiện hành

Xét theo các quy định tại Điều 5 Luật Quản lý nợ công 2017, việc quản lý nợ công được thực hiện theo các nguyên tắc cụ thể như sau:

  • Nhà nước quản lý thống nhất về nợ công, bảo đảm thực thi các trách nhiệm, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến quản lý nợ công;

  • Kiểm soát một cách chặt chẽ các chỉ tiêu an toàn nợ công, đảm bảo nền tài chính quốc gia an toàn, bền vững và ổn định kinh tế vĩ mô;

  • Các việc như đề xuất, thẩm định, phê duyệt chủ trương vay, đàm phán, ký kết thỏa thuận vay và phát hành các công cụ nợ, phân bổ, sử dụng vốn vay phải đúng mục đích và hiệu quả. Các khoản vay cho việc bù đắp bội chi ngân sách nhà nước chỉ được sử dụng cho đầu tư phát triển, không sử dụng cho chi thường xuyên;

  • Bên vay, bên vay lại, đối tượng được chính phủ bảo lãnh phải chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ, đúng hạn đối với các nghĩa vụ liên quan về khoản vay, khoản vay lại được chính phủ bảo lãnh. Không chuyển khoản nợ thành vay lại nguồn vốn ODA, vay ưu đãi nước ngoài, nợ được chính phủ bảo lãnh thành vốn cấp phát ngân sách nhà nước;

  • Bảo đảm chính xác, tính đúng, tính đủ nợ công; công khai minh bạch trong quá trình quản lý nợ công và gắn với trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, các nhân có liên quan trong quản lý nợ công.

Trên đây đã trình bày rõ như nguyên tắc trong quản lý nợ công. Chính vì vậy, các cơ quan, tổ chức liên quan hay các cá nhân cần nắm rõ và nhận biết được nhiệm vụ cũng như chức năng của mình để thực hiện một cách thống nhất và đúng với quy định pháp luật.

4. Những rủi ro của nợ công

nợ công là gì
Những rủi ro của nợ công (Ảnh minh họa)

Trong nền kinh tế biến động như ngày nay, việc gặp phải các rủi ro là một vấn đề không thể tránh khỏi. Đối với nợ công cũng như vậy, nó cũng đem lại một số rủi ro nhất định mà chúng ta cần lưu ý.

Căn cứ theo Điều 24 Nghị định 94/2018/NĐ-CP quy định về nhận diện rủi ro với nợ công cụ thể như sau:
  • Rủi ro về lãi suất và tỷ giá của đồng ngoại tệ do biến động trên thị trường tài chính;

  • Những rủi ro trong quá trình thanh khoản do thiếu các tài sản chính có tính thanh khoản để thực hiện đầy đủ, kịp thời các nghĩa vụ nợ khi đến hạn theo cam kết, bao gồm khả năng thanh toán khoản nợ của ngân sách trung ương và ngân sách địa phương;

  • Rủi ro do sự biến động thị trường tài chính ảnh hưởng đến việc kêu gọi nguồn vốn dẫn đến phải đảo nợ với chi phí cao hoặc không có khả năng đảo nợ;

  • Rủi ro tín dụng do đối tượng được vay lại, đối tượng được bảo lãnh không trả được nợ đầy đủ và đúng hạn;

  • Cuối cùng, các loại rủi ro khác có thể ảnh hưởng đến nợ công.

5. Các biện pháp phòng ngừa và khắc phục rủi ro nợ công

Sau khi nắm bắt, hiểu được nợ công là gì, nợ công được quản lý theo nguyên tắc nào, chúng ta cũng cần tìm biết thêm các biện pháp phòng tránh cũng như xử lý những rủi ro liên quan nợ công.  Căn cứ theo Điều 26 Nghị định 94/2018/NĐ-CP quy định về phòng ngừa và xử lý rủi ro như sau:

  • Đối với phòng ngừa và xử lý rủi ro về lãi suất và tỷ giá ngoại, nên sử dụng các công cụ phái sinh về lãi suất và đồng tiền;

  • Đối với việc phòng ngừa và xử lý rủi ro thanh khoản gồm: bố trí nguồn trả nợ đầy đủ và thanh toán đúng hạn theo quy định tại Điều 54 Luật Quản lý nợ công; phát hành công cụ nợ để đảm bảo quá trình thanh khoản; tái cơ cấu kỳ hạn của khoản nợ, mua lại nợ, trao đổi đổi khoản nợ hoặc đàm phán gia hạn thêm cho khoản nợ;

  • Đối với các biện pháp cho những rủi ro do biến động tài chính gồm: phát triển thị trường vốn thị trường trong nước; cải thiện thông số tin cậy của quốc gia để dễ dàng huy động vốn với thị trường vốn nước ngoài;

  • Tùy theo những đánh giá rủi ro và mức độ tác động của rủi ro đối với từng khoản nợ hoặc với danh mục nợ, các bộ ngành liên quan sẽ  xây dựng đề án cơ cấu lại nợ, trình cấp trung ương để quyết định và tổ chức thực hiện; Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo các hội đồng nhân dân cùng cấp để quyết định phương án tái cơ cấu nợ của chính quyền địa phương và thực hiện tổ chức.

Theo trên, các biện pháp phòng ngừa và khắc phục rủi ro cũng sẽ tương ứng với các rủi ro như sau

  • Rủi ro về lãi suất và tỷ giá ngoại tệ: sử dụng các công cụ phái sinh về lãi suất và đồng tiền

  • Rủi ro về thanh khoản:

  • Bố trí nguồn trả nợ đầy đủ, đúng hạn;

  • Phát hành công cụ nợ để đảm bảo quá trình thanh khoản;

  • Cơ cấu lại kỳ hạn của khoản nợ, mua lại nợ hoặc hoán đổi, đàm phán để gia hạn thêm nợ.

  • Rủi ro về thị trường tài chính biến động

  • Phát triển thị trường vốn trong nước;

  • Nâng cao hệ số tín nhiệm quốc gia để tiếp cận thị trường vốn nước ngoài.

Kết luận

Qua bài viết trên chúng ta đã hiểu hơn về nợ công là gì, nợ công được quản lý theo nguyên tắc nào. Chính vì vậy, hy vọng những gì chúng tôi đã trình bày sẽ giúp các bạn hiểu rõ về quy định và nguyên tắc về quản lý nợ công theo pháp luật của nhà nước để tạo ra một xã hội văn minh, giàu mạnh.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục