Những vật dụng nào được mang theo khi đi nghĩa vụ quân sự?

Rất nhiều người được gọi đi nghĩa vụ quân sự lo lắng không biết cần mang theo những gì khi vào quân ngũ. Hãy theo dõi bài viết để nắm được những vật dụng nào được mang theo khi đi nghĩa vụ quân sự.

1. Vật dụng nào được mang theo khi đi nghĩa vụ quân sự?

Các tân binh cũng nên chủ động chuẩn bị những đồ dùng cần thiết sau đây cho bản thân trước khi đi nghĩa vụ quân sự:

- Bút tẩy để đánh dấu quần áo, đồ dùng, tránh việc thất lạc hoặc lẫn với người khác

- Bàn chải đánh răng (Không cần mang theo kem đánh răng)

- Dầu gió, miếng dán hoặc kem xoa bóp Salonpas, Panadol... phòng khi luyện tập, huấn luyện bị mệt mỏi, đau nhức cần dùng đến; Viên sủi C để tăng sức đề kháng; thuốc cảm cúm, đau bụng tiêu chảy…

- Kim chỉ để khâu quần áo

- Đồ bấm móng tay

- Dao cạo râu tiện dụng

- Bàn chải giặt quần áo

- Đài hoặc máy nghe nhạc MP3 để giải trí.

Ngoài các vật dụng cần thiết nêu trên thì tân binh nên mang theo một số tiền mặt nhỏ phòng thân dù binh sĩ cũng sẽ có phụ cấp mỗi tháng.

Chú ý không nên đem theo các vật dụng cồng kềnh vì riêng trọng lượng quân tư trang trong ba lô được cấp phát của tân binh đã nặng hơn 13kg, việc mang thêm đồ dùng cồng kềnh, nặng nề sẽ rất khó mang đi khi di chuyển.

Rất nhiều tân binh thắc mắc: Vật dụng nào được mang theo khi đi nghĩa vụ quân sự? (Ảnh minh họa)

2. Những vật dụng tân binh được cấp phát khi đi nghĩa vụ quân sự

Trước ngày lên đường nhập ngũ, các tân binh thường sẽ được cấp phát tư trang bao gồm:

- Mũ cối

- Quân phục

- Quần áo thu đông

- Ba lô

- Tất

- Giày vải

- Dây thắt lưng

- Khăn mặt

Các vật dụng, quân tư trang còn lại sẽ được cấp phát đầy đủ khi chính thức có mặt tại đơn vị huấn luyện.

Các tân binh thường sẽ được cấp phát tư trang khi nhập ngũ (Ảnh minh họa)

3. Có được mang theo điện thoại, máy tính khi đi nhập ngũ không?

Điều 10 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 quy định các hành vi bị nghiêm cấm khi thực hiện nghĩa vụ quân sự bao gồm:

- Trốn tránh thực hiện nghĩa vụ quân sự

- Chống đối/cản trở việc thực hiện nghĩa vụ quân sự

- Gian dối khi khám sức khỏe nghĩa vụ quân sự

- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định về nghĩa vụ quân sự

- Sử dụng hạ sĩ quan, binh sĩ trái quy định của pháp luật

- Xâm phạm thân thể, sức khỏe; xúc phạm danh dự, nhân phẩm của hạ sĩ quan, binh sĩ

Theo quy định trên, có thể thấy pháp luật không cấm sử dụng điện thoại hay máy tính khi thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên trong thời gian quân ngũ, huấn luyện, để đảm bảo tính bí mật quân sự thì binh sĩ sẽ không được sử dụng điện thoại.

Một số đơn vị có chế độ cho binh sĩ gọi về nhà vào cuối tuần. Vì vậy, nếu binh sĩ mang theo điện thoại hoặc máy tính thì sẽ phải gửi lại và chỉ được sử dụng vào cuối tuần.

4. Đi nghĩa vụ quân sự, binh sĩ sẽ làm những gì?

Khi thực hiện nghĩa vụ quân sự, công dân phải phục vụ tại ngũ và phục vụ trong ngạch dự bị của Quân đội nhân dân. Trong đó:

Trường hợp phục vụ tại ngũ

Phục vụ tại ngũ là thực hiện các công việc được giao trong quân đội, tùy vào vị trí, đơn vị được tiếp nhận.

Với các hạ sĩ quan, binh sĩ có trình độ chuyên môn, kỹ thuật thì được ưu tiên làm tại các vị trí công tác phù hợp với nhu cầu của quân đội (theo khoản 1 Điều 23 Luật Nghĩa vụ quân sự).

Trường hợp phục vụ trong ngạch dự bị

- Đối với hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một:

+ Phải tham gia huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu trong đơn vị dự bị động viên với tổng thời gian không quá 12 tháng;

+ Thủ tướng Chính phủ quyết định số lượng hạ sĩ quan, binh sĩ dự bị hạng một được gọi tập trung huấn luyện, diễn tập, kiểm tra sẵn sàng động viên, sẵn sàng chiến đấu hằng năm.

- Đối với binh sĩ dự bị hạng hai: Việc huấn luyện do Chính phủ quyết định.

Căn cứ theo quy định tại Điều 27 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015

Trên đây là giải đáp về: Vật dụng nào được mang theo khi đi nghĩa vụ quân sự? Nếu còn vấn đề vướng mắc liên quan, bạn đọc vui lòng liên hệ 1900.6192 để được LuatVietnam hỗ trợ cụ thể.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:
(4 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Quy định mới nhất về cung cấp trò chơi điện tử công cộng

Trò chơi điện tử công cộng là một hình thức trò chơi khá đặc thù và chịu sự quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định như thế nào để hoạt động cung cấp trò chơi điện tử công cộng này?

Mẫu báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng

Hiện nay, trò chơi điện tử trên mạng rất đa dạng và được phát hành bởi rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Sau đây là một số quy định mà các nhà cung cấp cần lưu ý về việc báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng này.

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.