Nếu muốn hiến tạng sau khi chết, đây là 6 điều bạn cần biết

Để được hiến tạng sau khi chết, nhiều độc giả thắc mắc thủ tục, hồ sơ, điều kiện... Dưới đây, LuatVietnam sẽ giải đáp những điều cần biết khi đăng ký hiện tạng.

1. Hiến tạng sau khi chết là như thế nào?

Một trong những điều cần biết khi đăng ký hiện tạng là định nghĩa hiến tạng sau khi chết là gì? Hiến tạng sau khi chết là việc người có nhu cầu hiến tạng đăng ký với cơ sở y tế về việc sẽ thực hiện hiến tạng sau khi bản thân qua đời.

Bên cạnh việc hiến tạng sau khi chết thì cá nhân còn có thể đăng ký hiến xác sau khi chết hoặc đăng ký hiến tạng ngay khi còn sống.

Trong đó, tạng bao gồm các bộ phận của cơ thể người như sau:

- Mô: Tập hợp các tế bào cùng hoặc nhiều loại khác nhau, thực hiện chức năng nhất định của cơ thể người như giác mạc, gân, tuỷ…

- Bộ phận cơ thể người: Một phần cơ thể con người được hình thành từ nhiều mô khác nhau để thực hiện chức năng sinh lý nhất định: Tay, chân…

Những điều cần biết khi đăng ký hiện tạng cần phải nhớ rõ
Những điều cần biết khi đăng ký hiện tạng cần phải nhớ rõ (Ảnh minh hoạ)

2. Điều kiện được hiến tạng sau khi chết

Mặc dù hiến tạng sau khi chết là việc cá nhân tự nguyện thực hiện nhưng vẫn phải đáp ứng một số điều kiện của Luật hiến, lấy, ghép mô, bộ phận cơ thể người và hiến, lấy xác số 75/2006/QH11 của Quốc hội (trong bài viết gọi tắt là Luật số 75/2006).

Cụ thể như sau:

2.1 Độ tuổi

Căn cứ Đều 5 Luật số 75/2006, điều kiện để được hiến tạng về độ tuổi là từ đủ 18 tuổi trở lên, có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.

Đặc biệt, việc hiến tạng phải được người này hoàn toàn tự nguyện đăng ký, không bị ép buộc.

2.2 Các trường hợp bị cấm

Ngoài điều kiện về độ tuổi, năng lực hành vi dân sự, để được đăng ký hiến tạng sau khi chết, người có nhu cầu hiến tạng không được vi phạm các hành vi nêu tại Điều 11 Luật số 75/2006, gồm:

- Thực hiện việc trộm mô, bộ phận cơ thể người hoặc trộm xác.

- Ép người khác phải cho mô, bộ phận cơ thể người hoặc lấy từ người không tự nguyện hiến. Đồng thời, cũng không được thực hiện các hành vi mua, bán mô, bộ phận cơ thể người; mua hoặc bán xác bởi việc hiến tạng là hoàn toàn tự nguyện.

- Thực hiện ghép, lấy, sử dụng, lưu trữ vì mục đích thương mại hoặc quảng cáo, môi giới cho việc hiến, nhận bộ phận cơ thể người vì mục đích thương mại bởi mục đích của việc hiến tạng là để nhằm mục đích nhân đạo, chữa bệnh, nghiên cứu khoa học hoặc giảng dạy và không nhằm mục đích thương mại.

- Không lấy mô, bộ phận cơ thể từ người dưới 18 tuổi cũng như không ghép mô, bộ phận cơ thể của người bị nhiễm bệnh như HIV, Lao, Phong…

- Không được phép tiết lộ hoặc làm lộ thông tin, bí mật về người hiến, người được phép trái luật.

- Không được lợi dụng quyền hạn hoặc chức vụ của mình để làm sai lệch kết quả xác định chết não.

3. Thủ tục hiến tạng sau khi chết

Một trong những điều cần biết khi đăng ký hiện tạng là thủ tục thực hiện bởi để được hiến tạng sau khi chết, người có nhu cầu hiến phải thực hiện đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Dưới đây là chi tiết thủ tục, trình tự thực hiện:

3.1 Hiến tạng sau khi chết cần hồ sơ gì?

Hồ sơ đăng ký hiến tạng sau khi chết vô cùng đơn giản. Người có nhu cầu chỉ cần điền đầy đủ thông tin vào đơn tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể ở người sau khi chết được ban hành tại phụ lục kèm theo Quyết định số 07/2008/QĐ-BYT.

Mẫu đơn này, người có nhu cầu hiến tạng có thể in trực tiếp tại phụ lục của Quyết định trên tại trang web của LuatVietnam hoặc vào trang chủ của Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia.

Sau khi có mẫu đơn, người có nhu cầu hãy chuẩn bị thêm một ảnh thẻ (có thể sử dụng ảnh thẻ size nào cũng được), cùng một bản sao Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân hoặc hộ chiếu còn thời hạn.

Hồ sơ, thủ tục đăng ký hiến tạng sau khi chết khá đơn giản
Hồ sơ, thủ tục đăng ký hiến tạng sau khi chết khá đơn giản (Ảnh minh hoạ)

3.2 Hiến tạng sau khi chết ở đâu?

Có nhiều cách để người có nhu cầu hiến tạng có thể thực hiện việc đăng ký hiến tạng sau khi chết. Cụ thể:

- Đến trực tiếp cơ sở y tế gần nhất để trình bày nguyện vọng về việc đăng ký hiến tạng sau khi chết.

Tại đây, cơ sở y tế sau khi tiếp nhận nhu cầu của người tự nguyện hiến tạng sẽ thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người và hướng dẫn người đăng ký hiến tạng thực hiện các thủ tục tiếp theo.

- Gửi mẫu đơn cùng các giấy tờ, tài liệu khác đến Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia thông qua một trong hai hình thức:

  • Qua đường bưu điện: Gửi đến địa chỉ: Trung tâm Điều phối ghép tạng Quốc gia - Phòng 230, nhà C2, bệnh viện Việt Đức có địa chỉ là số 40 Tràng Thi, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội. Trên phong bì thư ghi số điện thoại 0915060550.
  • Gửi trực tiếp đến địa chỉ: Phòng 230, nhà C2, bệnh viện Việt Đức hoặc Đơn vị điều phối ghép tạng Bệnh viện Việt Đức, phòng 242, nhà C2, bệnh viện Việt Đức (người đến đăng ký đi qua cổng cấp cứu tại địa chỉ phố Phủ Doãn, quận Hoàn Kiếm, TP. Hà Nội). Trong đó, thời gian làm việc của cơ quan này là từ thứ Hai đến thứ Sáu.
  • Nếu cá nhân ở các tỉnh phía Nam thì có thể gửi trực tiếp hoặc qua bưu điện đến nơi tiếp nhận của bệnh viện Chợ Rẫy.

3.3 Trình tự, thủ tục hiến tạng sau khi chết

Việc hiến tạng sẽ được thực hiện theo trình tự nêu tại Điều 18 Luật số 75/2006 sau đây:

Bước 1: Người có đủ điều kiện bày tỏ nguyện vọng hiến tạng sau khi chết với cơ sở y tế gần nhất hoặc các nơi tiếp nhận nhu cầu nêu trên.

Bước 2: Cơ sở y tế thông báo cho Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người. Nếu gửi hồ sơ trực tiếp đến Trung tâm thì người có nhu cầu sẽ được tư vấn chi tiết và hướng dẫn các thủ tục đăng ký hiến tạng sau khi chết và kiểm tra sức khoẻ cho đối tượng này (ở bước 3, bước 4).

Bước 3: Trung tâm thông báo cho cơ sở y tế tiến hành thủ tục đăng ký cho người hiến.

Bước 4: Cơ sở y tế sau khi nhận được thông báo của Trung tâm điều phối quốc gia về ghép bộ phận cơ thể người thì gặp trực tiếp người có nhu cầu để tư vấn và hướng dẫn đăng ký hiến cũng như kiểm tra sức khoẻ cho người hiến, cấp thẻ đăng ký hiến sau khi chết cho người hiến.

Đồng thời, cơ sở y tế sẽ thông báo lại danh sách người hiến cho Trung tâm này.

3.4 Hiệu lực của việc đăng ký hiến tạng

Khoản 5 Điều 18 Luật số 75/2006 nêu rõ, việc đăng ký hiến tạng sau khi chết có hiệu lực kể từ khi người đăng ký hiến tạng được cấp thẻ đăng ký hiến tạng.

4. Quyền lợi của người hiến tạng sau khi chết

Căn cứ Điều 3 Thông tư số 104/2017/TT-BTC, người đăng ký hiến tạng sau khi chết nếu thân nhân có tổ chức tang lễ, mai táng di hài thì sẽ được hỗ trợ mai táng phí bằng 10 tháng lương cơ sở.

Trong đó, từ nay đến hết 30/6/2023, mức lương cơ sở là 1,49 triệu đồng/tháng và từ ngày 01/7/2023 trở đi, mức lương cơ sở là 1,8 triệu đồng/tháng. Do đó, mức mai táng phí đến hết 30/6/2023 là 14,9 triệu đồng và từ 01/7/2023 trở đi là 18,0 triệu đồng.

Ngoài ra, với các đối tượng hiến tạng khi còn sống, quyền lợi của người hiến tại gồm những gì?

Có thể đăng ký hiến tạng online hoặc trực tiếp
Có thể đăng ký hiến tạng online hoặc trực tiếp (Ảnh minh hoạ)

5. Cách đăng ký hiến tạng sau khi chết online

Theo hướng dẫn mới nhất về những điều cần biết khi đăng ký hiện tạng, ngoài việc đăng ký trực tiếp thì người có nhu cầu còn có thể gửi nhu cầu đăng ký hiến tạng sau khi chết online hoặc gửi qua đường bưu điện.

Để được đăng ký online, người có nhu cầu có thể thực hiện đăng ký bằng một trong ba cách sau đây:

- Đăng ký online trên vnhot.vn - trang web của Trung tâm điều phối ghép tạng quốc gia. Tại đây, mục đăng ký hiến tạng nằm ngay bên tay phải, góc trên cùng. Người có nhu cầu ấn vào đăng ký hiến tạng và làm theo hướng dẫn của trang web.

- Thông qua cổng đăng ký hiến và ghép mô tạng TP. Hồ Chí Minh tại địa chỉ dieuphoigheptangtphochiminh.vn. Tại đây, cá nhân có nhu cầu phải thực hiện đăng ký tài khoản và làm theo hướng dẫn chi tiết của trang web.

- Đăng ký qua email. Với mỗi địa bàn khác nhau, người có nhu cầu thực hiện đăng ký, gửi mail đến các địa chỉ sau đây:

  • Tại TP. Hà Nội, các tỉnh phía Bắc thì gửi thông tin đăng ký hiến tạng vào mail [email protected].
  • Tại TP. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam thì người có nhu cầu hiến tạng đăng ký online qua email [email protected].

Xem chi tiết: Cách đăng ký hiến tạng online nhanh chóng, thuận tiện

6. Đơn xin hiến tạng sau khi chết

Mẫu đơn xin hiến tạng sau khi chết được ban hành tại phụ lục của Quyết định số 07/2008/QĐ-BYT như sau:

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM 
‎ Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN TỰ NGUYỆN HIẾN MÔ, BỘ PHẬN CƠ THỂ Ở NGƯỜI SAU KHI CHẾT

Kính gửi: ………………………………………………………………………

Tên tôi là: ………………………………………………………………………

Ngày tháng năm sinh: ……………………………………………………

Giới: ……………………………………………………………………………….

Địa chỉ thường trú: …………………………………………………………

Nghề nghiệp: ……………………………………………………………………

Nơi công tác (nếu có): ………………………………………………………

Giấy CMND/Hộ chiếu số……cấp ngày………… nơi cấp:…………

Điện thoại (nếu có) ……………………………………………………………

Vì sự phát triển nền Y học nước nhà, nhằm giúp đỡ những người không may mắc các bệnh hiểm nghèo và với tinh thần nhân đạo chữa bệnh cứu người.

Sau khi được cán bộ y tế tư vấn, tôi xin tự nguyện hiến mô, bộ phận cơ thể của mình sau khi tôi qua đời mà không yêu cầu kèm theo bất cứ một điều kiện nào.

Tôi đề nghị giữ (hoặc không giữ) bí mật danh tính của tôi đối với người nhận.

Tôi viết đơn này trong trạng thái tinh thần hoàn toàn minh mẫn, tỉnh táo và xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về cam kết của mình.

Tôi xin chân thành cảm ơn./.

......, ngày... tháng... năm 200...

Người làm đơn 

‎ (Ký, ghi rõ họ tên)

Trên đây là tổng hợp những điều cần biết khi đăng ký hiện tạng. Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật của LuatVietnam 19006192 để gặp chuyên gia pháp lý.

Đánh giá bài viết:
(2 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?