Có được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất không?

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, việc sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất đã trở thành một xu hướng phổ biến. Vậy có được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất không?

1. Phế liệu là gì? Có được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất không?

Căn cứ quy định tại khoản 27 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 thì khái niệm phế liệu được định nghĩa là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm loại ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác.

Như vậy, phế liệu là những vật liệu, sản phẩm đã qua sử dụng hoặc bị loại bỏ trong quá trình sản xuất, sinh hoạt nhưng vẫn còn giá trị sử dụng nhất định và có thể được tái chế, tái sử dụng làm nguyên liệu cho các quy trình sản xuất mới.

Có được nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất không?(Ảnh minh hoạ)

Việc nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất không chỉ giúp tiết kiệm chi phí nguyên liệu mà còn góp phần giảm thiểu lượng chất thải, bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, không phải loại phế liệu nào cũng được phép nhập khẩu và sử dụng trong sản xuất.

Cụ thể, Điều 71 Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định chỉ những loại phế liệu sau đây mới được cho phép nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất:

Thứ nhất, phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về môi trường.

Thứ hai, phế liệu nhập khẩu phải thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất dưới đây.

Thứ ba, phế liệu nhập khẩu phải đáp ứng các điều kiện về bảo vệ môi trường được quy định trong Điều luật này và hướng dẫn bởi Điều 45 Nghị định 08/2022/NĐ-CP.

2. Danh mục phế liệu được nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất

Danh mục phế liệu được nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất mới nhất hiện đang được quy định tại Quyết định số 13/2023/QĐ-TTg ngày 22 tháng 5 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ.

Danh mục này gồm tên và mã HS của 05 nhóm phế liệu chính, bao gồm: phế liệu sắt, thép, gang; phế liệu và mẩu vụn của nhựa (plastic); phế liệu giấy; phế liệu thuỷ tinh; phế liệu kim loại màu. Cụ thể như sau:

TT

Tên phế liệu

Mã HS

1

Phế liệu sắt, thép, gang

1.1

Phế liệu và mảnh vụn của gang đúc

7204

10

00

1.2

Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: Bằng thép không gỉ

7204

21

00

1.3

Phế liệu và mảnh vụn của thép hợp kim: Loại khác

7204

29

00

1.4

Phế liệu và mảnh vụn của sắt hoặc thép tráng thiếc

7204

30

00

1.5

Phế liệu và mảnh vụn khác: Phoi tiện, phoi bào, mảnh vỡ, vảy cán, mạt cưa, mạt giũa, phoi cắt và bavia, đã hoặc chưa được ép thành khối hoặc đóng thành kiện, bánh, bó

7204

41

00

1.6

Phế liệu và mảnh vụn khác: Loại khác

7204

49

00

2

Phế liệu và mẩu vụn của nhựa (plastic)

2.1

Từ các polyme từ etylen: Dạng xốp, không cứng

3915

10

10

2.2

Từ các polyme từ etylen: Loại khác

3915

10

90

2.3

Từ các polyme từ styren: Loại khác: Polyme Styren (PS), Acrylonitrin Butadien Styren (ABS); High Impact Polystyrene (HIPS); Expanded Polystyrene (EPS)

3915

20

90

2.4

Từ các polyme từ vinyl clorua: Loại khác

3915

30

90

2.5

Từ plastic khác:

Từ poly (etylene terephthalate) (PET)

3915

90

10

Từ polypropylene (PP)

3915

90

20

Từ polycarbonate (PC)

3915

90

30

Loại khác: Polyamit (PA); Poly Oxy Methylene (POM); Poly Methyl Methacrylate (PMMA); Thermoplastic Polyurethanes (TPU); Ethylene Vinyl Acetate (EVA); Nhựa Silicon loại ra từ quá trình sản xuất và chưa qua sử dụng

3915

90

90

3

Phế liệu giấy

3.1

Giấy kraft hoặc bìa kraft hoặc giấy hoặc bìa sóng, chưa tẩy trắng

4707

10

00

3.2

Giấy hoặc bìa khác được làm chủ yếu bằng bột giấy thu được từ quá trình hóa học đã tẩy trắng, chưa nhuộm màu toàn bộ

4707

20

00

3.3

Giấy hoặc bìa được làm chủ yếu bằng bột giấy thu được từ quá trình cơ học (ví dụ, giấy in báo, tạp chí và các ấn phẩm tương tự)

4707

30

00

4

Phế liệu thủy tinh

4.1

Thủy tinh vụn và thủy tinh phế liệu và mảnh vụn khác, trừ thủy tinh từ ống đèn tia âm cực hoặc thủy tinh hoạt tính khác thuộc nhóm 85.49

7001

00

00

5

Phế liệu kim loại màu

5.1

Phế liệu và mảnh vụn của đồng

7404

00

00

5.2

Phê liệu và mảnh vụn của niken

7503

00

00

5.3

Phế liệu và mảnh vụn của nhôm

7602

00

00

5.4

Phế liệu và mảnh vụn của kẽm

7902

00

00

5.5

Phế liệu và mảnh vụn thiếc

8002

00

00

5.6

Phế liệu và mảnh vụn của mangan

8111

00

10

3. Điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất 

Việc nhập khẩu phế liệu vào Việt Nam để làm nguyên liệu sản xuất phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp luật. Dưới đây là những điều kiện được quy định tại khoản 1, 2, 3, 4, 5 Điều 45 Nghị định 08/2022/NĐ-CP:

Thứ nhất, đơn vị nhập khẩu phế liệu phải có cơ sở sản xuất với công nghệ và thiết bị tái chế, tái sử dụng phế liệu đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường.

Thứ hai, phải có công nghệ và thiết bị xử lý tạp chất đi kèm phế liệu nhập khẩu đạt tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường. Nếu không có công nghệ và thiết bị xử lý tạp chất, phải chuyển giao cho đơn vị có chức năng phù hợp để xử lý.

Thứ ba, đáp ứng các điều kiện về kho hoặc bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu như sau:

- Về kho lưu giữ phế liệu nhập khẩu:

  • Có hệ thống thu gom nước mưa riêng và xử lý nước thải theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường.

  • Đảm bảo cao độ nền để tránh ngập lụt và sàn được thiết kế chống thấm, chịu được tải trọng cao.

  • Tường và vách ngăn là vật liệu không cháy, có mái che nắng, mưa và biện pháp hạn chế gió trực tiếp vào khu vực lưu giữ phế liệu.

- Về bãi lưu giữ phế liệu nhập khẩu:

  • Có hệ thống thu gom và xử lý nước mưa và nước thải phát sinh đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật môi trường.

  • Đảm bảo cao độ nền và sàn bảo đảm kín, chống thấm, chịu được tải trọng cao.

  • Áp dụng biện pháp giảm thiểu bụi từ bãi lưu giữ phế liệu.

Thứ tư, đơn vị nhập khẩu phải có giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần (trừ trường hợp quy định tại khoản 18 Điều 168 Nghị định này và trường hợp nhập khẩu phế liệu từ khu phi thuế quan, khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất).

Thứ năm, đơn vị nhập khẩu phải ký quỹ bảo vệ môi trường.

4. Tổ chức, cá nhân nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất có trách nhiệm gì?

Căn cứ quy định tại khoản 9 Điều 45 Nghị định 08/2022/NĐ-CP thì các tổ chức và cá nhân nhập khẩu và sử dụng phế liệu làm nguyên liệu sản xuất có các trách nhiệm sau:

- Tuân thủ quy định về chủng loại và khối lượng phế liệu nhập khẩu trong giấy phép môi trường hoặc giấy phép môi trường thành phần theo quy định;

- Sử dụng toàn bộ phế liệu nhập khẩu để sản xuất sản phẩm, hàng hóa theo quy định của Nghị định;

- Phân loại và xử lý chất thải phát sinh từ quá trình sử dụng phế liệu nhập khẩu theo phương án phù hợp;

- Chịu trách nhiệm trước pháp luật về nhập khẩu và sử dụng phế liệu, hợp tác với hiệp hội ngành nghề trong công tác bảo vệ môi trường, đồng thời thanh toán các chi phí xử lý phế liệu vi phạm.

Tóm lại, nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất là một giải pháp hiệu quả trong bối cảnh kinh tế và môi trường hiện nay. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định pháp lý và đảm bảo phế liệu đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường.

Trên đây là quy định về điều kiện nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất và các nội dung liên quan.

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Trưởng thôn vi phạm kỷ luật có bị miễn nhiệm không?

Trưởng thôn là người hoạt động không chuyên trách ở thôn, là lực lượng gần gũi nhất với người dân. Trưởng thôn được bình bầu phải là người có năng lực, gương mẫu. Vậy, nếu trưởng thôn vi phạm kỷ luật thì có bị miễn nhiệm không?

Một năm học, họp phụ huynh mấy lần? Nội dung họp là gì?

Chỉ còn một tuần lễ nữa là bước vào năm học mới. Họp phụ huynnh là một trong những hoạt động được nhiều người quan tâm. Bài viết dưới đây sẽ thông tin về vấn đề một năm họp phụ huynh mấy lần? Nội dung họp gồm những gì?

Yêu cầu lắp đặt biển báo an toàn tầm thấp mới nhất 2024

Biển báo an toàn tầm thấp được thiết kế và lắp đặt để hỗ trợ cho người sinh sống, làm việc ở trong toà nhà đến được các lối ra thoát nạn trong trường hợp bị khói che khuất các lối ra khi xảy ra sự cố cháy, nổ. Vậy yêu cầu lắp đặt biển báo an toàn tầm thấp mới nhất hiện nay được quy định thế nào?

Yêu cầu lắp đặt biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn và hướng thoát nạn 2024

Biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn và hướng thoát nạn là các loại biển báo cần thiết nhằm đảm bảo cho hoạt động phòng cháy chữa cháy, giúp mọi người có thể tìm thiếu lối ra, hướng thoát nạn khi có sự cố cháy nổ xảy ra. Vậy yêu cầu về việc lắp đặt biển báo chỉ dẫn lối ra thoát nạn và hướng thoát nạn hiện nay thế nào?