Nhãn hàng hóa bắt buộc phải có những nội dung nào?

 Nghị định 111/2021/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung Nghị định 43/2017/NĐ-CP quy định những nội dung bắt buộc phải thể hiện trên nhãn hàng hóa khi bán ra thị trường.
Khái niệm: Nhãn hàng hóa là bản viết, bản in, bản vẽ, bản chụp của chữ, hình vẽ, hình ảnh được dán, in, đính, đúc, chạm, khắc trực tiếp trên hàng hóa, bao bì thương phẩm của hàng hóa hoặc trên các chất liệu khác được gắn trên hàng hóa, bao bì thương phẩm. (Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 43/2017/NĐ-CP)

Các nội dung bắt buộc phải có trên nhãn hàng hóa

Theo Điều 10 Nghị định 43/2017/NĐ-CP, được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 111/2021/NĐ-CP, các nội dung bắt buộc trên nhãn hàng hóa được quy định theo từng nhóm hàng cụ thể như sau:

1. Đối với hàng hóa lưu thông tại Việt Nam

Nhãn hàng hóa của các sản phẩm đang lưu thông trên thị trường Việt Nam phải thể hiện bằng tiếng Việt và có các nội dung sau:

  • Tên hàng hóa

  • Tên và địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa

  • Xuất xứ hàng hóa
    (Nếu không xác định được, phải ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện sản phẩm)

  • Các nội dung bắt buộc khác theo đặc thù từng nhóm hàng, được quy định chi tiết tại Phụ lục I của Nghị định 43/2017/NĐ-CP và các văn bản pháp luật liên quan.

Lưu ý:

- Trường hợp hàng hóa có tính chất thuộc nhiều nhóm quy định tại Phụ lục I kèm theo Nghị định này và chưa quy định tại văn bản quy phạm pháp luật khác liên quan, tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa căn cứ vào công dụng chính của hàng hóa tự xác định nhóm của hàng hóa để ghi các nội dung theo quy định tại điểm này.

- Trường hợp bao bì quá nhỏ, không đủ chỗ ghi tất cả thông tin bắt buộc, thì tối thiểu phải thể hiện:
  • Tên hàng hóa;

  • Tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa;

  • Xuất xứ hàng hóa.

  • Các thông tin còn lại được thể hiện trong tài liệu kèm theo và trên nhãn phải chỉ dẫn rõ nơi chứa thông tin này.

2. Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam

Khi làm thủ tục thông quan, nhãn gốc của hàng nhập khẩu có thể bằng tiếng nước ngoài hoặc tiếng Việt, nhưng bắt buộc phải thể hiện các nội dung sau:

- Tên hàng hóa

- Xuất xứ hàng hóa: Trường hợp không xác định được xuất xứ thì ghi nơi thực hiện công đoạn cuối cùng để hoàn thiện hàng hóa theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định này;

- Tên hoặc tên viết tắt của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài.

  • Trường hợp trên nhãn gốc hàng hóa chưa thể hiện tên đầy đủ và địa chỉ của tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa ở nước ngoài thì các nội dung này phải thể hiện đầy đủ trong tài liệu kèm theo hàng hóa;

  • Đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam có nhãn gốc tiếng nước ngoài theo,
  • Sau khi thực hiện thủ tục thông quan và chuyển về kho lưu giữ, tổ chức, cá nhân nhập khẩu phải thực hiện việc bổ sung nhãn hàng hóa ghi bằng tiếng Việt theo quy định trước khi đưa hàng hóa vào lưu thông tại thị thường Việt Nam.



3. Đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam

Nhãn hàng hóa xuất khẩu được thực hiện theo quy định pháp luật của nước nhập khẩu. Tuy nhiên, nếu ghi xuất xứ hàng hóa, nội dung này phải:

  • Đảm bảo trung thực, chính xác, tuân thủ các quy định pháp luật về xuất xứ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, hàng hóa sản xuất tại Việt Nam hoặc các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia (Theo khoản 1 Điều 15 Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

  • Không được thể hiện những hình ảnh, nội dung liên quan đến tranh chấp chủ quyền và các nội dung nhạy cảm khác có thể gây ảnh hưởng đến an ninh, chính trị, kinh tế, xã hội, quan hệ ngoại giao và thuần phong mỹ tục của Việt Nam (Theo khoản 2 Điều 18 Nghị định 43/2017/NĐ-CP).

Trên đây là nội dung giải đáp Nhãn hàng hóa bắt buộc phải có những nội dung nào? 

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

5+ điều cần biết về thi tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025

Việc tuyển sinh Công an nhân dân năm 2025 về cơ bản vẫn giữ như năm 2024. Tuy nhiên, năm nay vẫn có một số điều chỉnh nhằm phù hợp với chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018, quy chế tuyển sinh đại học năm 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo (Bộ GD&ĐT) và tổ chức bộ máy mới của Bộ Công an.

Dịch vụ đăng ký kinh doanh dạy thêm dễ dàng, nhanh chóng

Bạn đang có nhu cầu mở lớp dạy thêm nhưng còn băn khoăn về hồ sơ, thủ tục hoặc quy trình thực hiện? Dịch vụ đăng ký kinh doanh dạy thêm do hệ thống đối tác của LuatVietnam sẽ hỗ trợ bạn đăng ký nhanh chóng, đúng quy định, tiết kiệm thời gian và công sức.