Nhà nước pháp quyền là gì? Có phải là một kiểu Nhà nước không?

Được coi là hình mẫu nhà nước lý tưởng của nhân loại nhưng nhiều người vẫn thắc mắc về khái niệm Nhà nước pháp quyền là gì? Bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về hình thức nhà nước này.

1. Nhà nước pháp quyền là gì? có phải là một kiểu nhà nước không?

Nhà nước pháp quyền là khái niệm được khởi nguồn từ thời cổ đại và phát triển dần cho đến hiện nay. Tư tưởng nhà nước pháp quyền đã xuất hiện rất sớm trong thời kỳ lịch sử của nhân loại.

Nhà nước pháp quyền được xem là hình mẫu nhà nước lý tưởng mà rất nhiều quốc gia thế giới đang hướng đến. Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa, khái niệm được đề ra trước câu hỏi nhà nước pháp quyền là gì? và liệu đây có phải là một kiểu nhà nước không?

Khái niệm về nhà nước pháp quyền là gì
Khái niệm về nhà nước pháp quyền là gì? (Ảnh minh hoạ)

1.1 Khái niệm nhà nước pháp quyền là gì?

Nhà nước pháp quyền là một nhà nước liên quan chặt chẽ với pháp luật, mọi hành vi được pháp luật hợp pháp hóa; Nhà nước pháp quyền là nơi pháp luật phản ánh ý chí chung của toàn thể một quốc gia và của nhân dân. Mỗi nhân dân có nghĩa vụ tuân theo pháp  luật và đặt việc tôn trọng các quyền của con người cũng như nguyên tắc tương ứng.

Ở một góc độ khác, khái niệm nhà nước pháp quyền là gì? được hiểu là nhà nước thừa nhận tất cả các đạo luật và văn bản dưới luật do cơ quan lập pháp và Chính phủ (trong khuôn khổ thẩm quyền của nó) đặt ra, đó là Nhà nước bị hạn chế bằng pháp luật, Nhà nước đứng trong pháp luật, chứ không phải Nhà nước đứng ngoài hoặc đứng trên pháp luật.

Tựu trung lại, Nhà nước pháp quyền được hiểu là hình thức tổ chức nhà nước mà trong đó vai trò của pháp luật được xem là tối thượng trong đời sống nhà nước cũng như trong đời sống xã hội.

Nhà nước pháp quyền được xây dựng và hoạt động dựa trên một cơ sở hệ thống pháp luật có tính dân chủ, công bằng và đồng thời dựa trên các nguyên tắc chủ quyền nhân dân, phân công và kiểm soát quyền lực nhà nước, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích của cá nhân, công bằng bình đẳng của xã hội.

1.2 Nhà nước pháp quyền có phải là một kiểu Nhà nước?

Trước hết để trả lời cho câu hỏi này chúng ta cùng nhìn lại định nghĩa nhà nước  theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin:

Nhà nước thực chất là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị, một bộ máy chuyên làm nhiệm vụ cưỡng chế và thực hiện chức năng quản lý đặc biệt nhằm duy trì trật tự xã hội, thực hiện mục đích bảo vệ địa vị của giai cấp thống trị trong xã hội.

Từ quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và những biểu hiện thực tiễn của nhà nước pháp quyền, ta có thể nhận xét rằng: nhà nước pháp quyền trước hết phải là một tổ chức đặc biệt của quyền lực chính trị và tổ chức công quyền của xã hội.

Tuy nhiên, nhà nước pháp quyền không phải là một kiểu nhà nước tương ứng với một hình thái kinh tế - xã hội dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin.

Cách thức tổ chức và hoạt động của nhà nước pháp quyền hoàn toàn phân biệt với nhà nước độc tài, chuyên chế và nhà nước cai trị. Cụ thể:

  • Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ tuân thủ pháp luật. Khuôn khổ tuân thủ pháp luật ở đây là hệ thống pháp luật dân chủ nhằm phản ánh công lý và tương thích với những quyền tự nhiên của con người.
  • Nhà nước pháp quyền được tổ chức và hoạt động dựa trên nguyên tắc chủ quyền nhân dân với cơ chế phân công kiểm soát quyền lực nhà nước để bảo đảm đồng thời bảo vệ quyền con người và tự do cá nhân.
  • Nhà nước pháp quyền là một công cụ được tạo ra để phục vụ con người và xã hội. Chức năng chính của nó là đem lại lợi ích cho công dân, bảo vệ quyền tự do cá nhân và duy trì sự công bằng trong xã hội. Nhà nước cùng với tất cả các chủ thể khác trong xã hội đều tuân thủ và tôn trọng pháp luật, và cam kết tuân thủ và chấp hành pháp luật một cách tuyệt đối.

Vì vậy, nhà nước pháp quyền không phải là một hình thức nhà nước liên quan đến một tầng lớp cụ thể, mà là một cơ chế tổ chức quyền lực của nhà nước nhằm đảm bảo rằng tổ chức và hoạt động của nhà nước tuân thủ theo quy định pháp luật.

Đồng thời, nó cũng thực hiện nhiệm vụ quản lý xã hội dựa trên pháp luật sao cho vẫn đảm bảo chủ quyền và quyền tự do dân chủ của người dân.

2. Đặc điểm của nhà nước pháp quyền

Tùy thuộc vào những đặc điểm về kinh tế xã hội riêng mà mỗi nhà nước pháp quyền sẽ có đặc điểm và đặc thù khác nhau. Tuy nhiên, chung quy lại nhà nước pháp quyền có 6 đặc điểm chính như sau:

  • Thứ nhất, nhà nước pháp quyền là nhà nước được xây dựng và hoạt động dựa trên cơ sở một hệ thống pháp luật tiến bộ, dân chủ, khả thi và phù hợp.
  • Thứ hai, nhà nước pháp quyền là nhà nước mà pháp luật đứng ở vị trí tối thượng không những ở đời sống nhà nước mà còn ở đời sống xã hội.
  • Thứ ba, nhà nước pháp quyền là nhà nước được tổ chức và hoạt động dựa trên cơ sở chủ quyền thuộc về nhân dân
  • Thứ tư, nhà nước pháp quyền là nhà nước thừa nhận, tôn trọng ,đề cao và bảo đảm về quyền con người cũng như quyền nhân dân.
  • Thứ năm, nhà nước pháp quyền là nhà nước có quyền lực giữa các cơ quan nhà nước được đảm bảo phân công và kiểm soát dựa trên hệ thống tổ chức và hoạt động.
  • Thứ sáu, nhà nước pháp quyền là nhà nước có mối liên hệ và liên quan mật thiết đến xã hội dân sự.

3. Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là gì?

Căn cứ vào chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, chúng ta có thể có khái niệm về nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa ngắn gọn như sau:

Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là nhà nước xã hội chủ nghĩa thực sự của dân, do dân, vì dân; tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân; bảo đảm tính tối cao của Hiến pháp, quản lý xã hội theo pháp luật nhằm phục vụ lợi ích và hạnh phúc của nhân dân, do Đảng tiền phong của giai cấp công nhân lãnh đạo đồng thời chịu trách nhiệm trước nhân dân và sự giám sát của nhân dân.

Khái niệm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (Ảnh minh hoạ)
Khái niệm nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa là gì? (Ảnh minh hoạ)

4. Đặc trưng của nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Trong những năm qua, nhờ sự không ngừng đổi mới, Đảng đã từng bước củng cố quan điểm về xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa. Do những khác biệt về điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam, ta có thể khái quát đước nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang những đặc trưng sau đây:

  • Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một hình thức tổ chức quyền lực nhà nước dựa trên nguyên tắc xã hội chủ nghĩa. Nó được xây dựng với tư cách là nhà nước của dân, do dân và vì dân.
  • Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống tổ chức nhà nước hoạt động dựa trên nguyên tắc tôn trọng Hiến pháp và pháp luật, vai trò của Hiến pháp và pháp luật là tối cao trong đời sống và xã hội.
  • Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam quản lý xã hội bằng pháp luật và tinh thần đề cao thượng tôn pháp luật.
  • Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam đề cao và bảo vệ quyền con người, quyền công dân; giữ vững mối quan hệ giữa nhà nước và nhân dân.
  • Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước thống nhất về mặt quyền lực nhà nước. Quyền lực nhà nước được phân công phối hợp, kiểm soát, kiểm tra giám sát chặt chẽ lẫn nhau giữa các cơ quan nhà nước để thực hiện các quyền: lập pháp, hành pháp và tư pháp.
  • Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam được lãnh đạo bởi Đảng Cộng sản Việt Nam và bảo đảm sự kiểm tra và giám sát từ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng với các tổ chức thành viên của Mặt trận
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam (Ảnh minh hoạ)

Nhà nước pháp quyền vẫn đang ngày càng hoàn thiện và phục vụ xã hội nhân loại với những giá trị vô cùng to lớn. Đảng và Nhà nước ta cũng đang không ngừng củng cố xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Qua bài viết này, chúng tôi hy vọng rằng bạn đã có một cái nhìn bao quát hơn về câu hỏi Nhà nước pháp quyền là gì? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 .

Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Lợi ích của bằng IELTS - Cánh cửa mở ra thành công toàn cầu

Trong thời đại hội nhập quốc tế, việc thông thạo tiếng Anh không chỉ là một kỹ năng quan trọng mà còn là lợi thế cạnh tranh để vươn xa hơn trong học tập và sự nghiệp. Trong số các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế, IELTS (International English Language Testing System) nổi bật như một tiêu chuẩn vàng được công nhận toàn cầu.

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Thông tư 50/2024/TT-NHNN đã bổ sung một số quy định mới nhằm tăng cường bảo mật, phòng ngừa các sự cố thông tin xảy ra. Vậy, doanh nghiệp có bắt buộc phải hướng dẫn khách hàng sử dụng dịch vụ Online Banking không?

Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn chủ nghĩa xã hội?

Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn chủ nghĩa xã hội?

Chủ nghĩa xã hội là gì? Vì sao Việt Nam lựa chọn chủ nghĩa xã hội?

Chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên CNXH ở Việt Nam là một yêu cầu khách quan, là con đường tất yếu của cách mạng Việt Nam. Bài viết sau đây sẽ cung cấp thông tin về việc giải đáp chủ nghĩa xã hội là gì cùng một số vấn đề lý luận, thực tiễn về chế độ chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Kinh tế tri thức là gì? Vai trò của kinh tế tri thức

Kinh tế tri thức là gì? Vai trò của kinh tế tri thức

Kinh tế tri thức là gì? Vai trò của kinh tế tri thức

Trong bối cảnh toàn cầu hóa, tri thức là yếu tố quan trọng giúp cho kinh tế ngày một phát triển, các quốc gia đang cố gắng vận dụng kinh tế tri thức để khẳng định vị thế của mình. Vậy Kinh tế tri thức là gì và nó có vai trò như thế nào đối với sự phát triển kinh tế, bài viết này sẽ giải đáp cho bạn.

Học luật kinh tế ra làm gì? Mức lương ngành luật kinh tế hiện nay

Học luật kinh tế ra làm gì? Mức lương ngành luật kinh tế hiện nay

Học luật kinh tế ra làm gì? Mức lương ngành luật kinh tế hiện nay

Một trong những ngành học được các bạn sinh viên quan tâm nhiều nhất chính là ngành Luật kinh tế, đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế phát triển, nhu cầu tuyển dụng của các doanh nghiệp tăng cao. Vậy Học luật kinh tế ra làm gì và mức lương của ngành này hiện nay như thế nào, bài viết dưới đây sẽ chỉ ra giúp bạn.