- 1. Nguyện vọng 1 là gì?
- 2. Nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 là gì?
- 3. Nguyên tắc xét tuyển vào đại học
- 4. Các lưu ý khi đặt nguyện vọng
- 4.1 Tìm hiểu thật kỹ về trường và ngành trước khi đặt nguyện vọng
- 4.2 Đặt nguyện vọng theo thứ tự giảm dần
- 4.3 Nên đặt nguyện vọng theo ngành, không phải theo trường
- 4.4 Không phải lúc nào đặt nhiều nguyện vọng cũng tốt
1. Nguyện vọng 1 là gì?
Nguyện vọng 1 là nguyện vọng được ưu tiên xét đầu tiên của thí sinh. Khi thí sinh đủ điều kiện đậu nguyện vọng 1 thì sẽ dừng xét các nguyện vọng tiếp theo. Vì vậy, nguyện vọng 1 là nguyện vọng mà thí sinh sẽ dành cho ngành và trường mà mình muốn theo học nhất.
2. Nguyện vọng 2, nguyện vọng 3 là gì?
Nguyện vọng 2 là nguyện vọng được ưu tiên tiếp theo sau nguyện vọng 1. Nếu thí sinh không đậu nguyện vọng 1 thì sẽ được xét đến nguyện vọng 2. Do đó, các thí sinh sẽ ít yêu thích nguyện vọng 2 hơn.
Theo thứ tự ưu tiên lần lượt, nguyện vọng 3 sẽ là nguyện vọng tiếp theo được xét nếu thí sinh không đậu nguyện vọng 1 và 2.
Ở nguyện vọng này các thí sinh thường sẽ chọn một trường đại học/ cao đẳng nào đó với số điểm thấp. Do đó đây cũng là một cơ hội nếu thí sinh không may rớt nguyện vọng 1 và 2.
3. Nguyên tắc xét tuyển vào đại học
Nguyện vọng được xét theo thứ tự lần lượt, bắt đầu xét từ nguyện vọng 1. Việc xét nguyện vọng sẽ dừng lại ở nguyện vọng mà thí sinh mà thí sinh đủ điều kiện đậu.
Nếu không đậu các nguyện vọng ở vị trí cao, thí sinh sẽ được tiếp tục xét đến các nguyện vọng tiếp theo, lần lượt đến nguyện vọng cuối cùng. Trong trường hợp xét đến nguyện vọng cuối cùng mà vẫn không có nguyện vọng đậu thì đồng nghĩa với việc thí sinh trượt.
Tại khoản 3 Điều 20 của quy chế được ban hành kèm theo Thông tư 08/2022/TT-BGDĐT quy định các nguyên tắc xét tuyển như sau:
Điểm trúng tuyển của các trường khi được công bố không được thấp hơn ngưỡng đầu vào. Bên cạnh đó điểm trúng tuyển phải được xác định sao cho số lượng trúng tuyển theo ngành, chương trình đào tạo không chênh lệch quá lớn so với chỉ tiêu đã được nhà trường thông báo trước đó;
Trong cùng một chương trình đào tạo hay cùng một ngành với một tổ hợp môn, không được có sự phân biệt đối với thứ tự ưu tiên của nguyện vọng;
Vậy làm thế nào nếu còn nhiều thí sinh đủ điểm đậu và bằng điểm nhau nhưng số lượng chỉ tiêu còn lại ít hơn? Trong trường hợp này, cơ sở đào tạo có thể dùng tiêu chí thứ tự nguyện vọng để xét trúng tuyển.
Ví dụ: Trường Đại học A có chỉ tiêu sẽ tuyển 1000 sinh viên cho ngành công nghệ thông tin. Hiện tại đã xét tuyển được 998 thí sinh có kết quả đậu, nhà trường còn lại 2 suất trúng tuyển. Tuy nhiên có 4 thí sinh đủ điểm trúng tuyển và bằng điểm nhau.
Các thí sinh đặt nguyện vọng ngành công nghệ thông tin trường Đại học A như sau: Thí sinh B đặt đây là nguyện vọng 1 của mình, thí sinh C đặt đây là nguyện vọng 2, thí sinh D đặt đây là nguyện vọng 3, thí sinh E đặt đây là nguyện vọng 5.
Vây trong trường hợp này trường Đại học A có thể dùng tiêu chí thứ tự của nguyện vọng để xét tuyển đối với các thí sinh. Vậy 2 suất trúng tuyển còn lại sẽ thuộc về 2 thí sinh là B và C.
4. Các lưu ý khi đặt nguyện vọng
4.1 Tìm hiểu thật kỹ về trường và ngành trước khi đặt nguyện vọng
Trước khi đặt nguyện vọng, việc tìm hiểu trước về ngành và trường mà bạn muốn đặt nguyện vọng là rất quan trọng. Điều này rất quan trọng vì sau lần điều chỉnh nguyện vọng cuối cùng, bạn sẽ không được thay đổi nguyện vọng nữa.
Bạn cần tìm hiểu trước về ngành và trường để tránh trường hợp sau khi nhập học lại không thích ngành học hoặc cảm thấy môi trường học tập, chương trình đào tạo của trường không phù hợp với bản thân.
Trên thực tế đã nhiều trường hợp không cân nhắc kỹ việc nguyện vọng rồi sau đó cảm thấy không phù hợp với bản thân mình. Từ đó sinh viên quyết định nghỉ học hoặc thi lại để chọn nguyện vọng khác. Điều này gây tốn thời gian và chi phí không đáng có.
4.2 Đặt nguyện vọng theo thứ tự giảm dần
Như phần đầu bài viết đã đề cập, nguyện vọng sẽ được xét theo thứ tự ưu tiên từ trên xuống. Nếu đã đậu được nguyện vọng nào đó thì các nguyện vọng sau đó của thí sinh sẽ không được xét tiếp.
Vì thế, trước khi đặt nguyện vọng thí sinh cần hết sức cân nhắc xem mình thật sự thích ngành gì, trường nào và thích sự lựa chọn nào nhất. Nếu bạn thích và cảm thấy phù hợp với ngành nào đó nhất thì chắc chắn phải đặt ở nguyện vọng đầu tiên.
Theo sau đó là ngành và trường mà bạn yêu thích thứ 2, thứ 3,.. và giảm dần độ yêu thích với các nguyện vọng càng xa. Làm điều này sẽ đảm bảo sự yêu thích nguyện vọng bạn trúng tuyển cao hơn các nguyện vọng sau.
Nếu bạn đã đậu nguyện vọng nào đó nhưng lại muốn học theo nguyện vọng sau thì sẽ không được. Mặc dù điểm của bạn có cao hơn bao nhiêu so với điểm chuẩn của nguyện vọng mà bạn muốn đổi, bạn vẫn sẽ không thay đổi được.
4.3 Nên đặt nguyện vọng theo ngành, không phải theo trường
Có nhiều thí sinh chọn trường gần hoặc trường giống bạn bè. Điều này là không sai. Tuy nhiên, có trường hợp ngành mà thí sinh muốn học ở trường đó lại có điểm số quá cao so với khả năng của thí sinh. Một số thí sinh vẫn muốn học trường đó nên đã chọn ngành khác của trường.
Điều này là hoàn toàn không nên. Vì khi quyết định theo học một ngành nào đó đồng nghĩa với việc lượng kiến thức mà bạn được tiếp cận trong quá trình học sẽ xoay quanh ngành đó. Nếu bạn không thích ngành đó, sẽ rất khó để tiếp thu.
Điều quan trọng nhất ở việc học đại học chính là học đúng ngành mình thích. Vì bạn chỉ gắn bó với trường trong thời gian học đại học. Còn nghề nghiệp sẽ gắn bó với bạn trong suốt thời gian dài sau đó.
4.4 Không phải lúc nào đặt nhiều nguyện vọng cũng tốt
Nhiều thí sinh đặt nguyện vọng với suy nghĩ càng nhiều vọng vọng càng tốt. Tuy nhiên điều này không hoàn toàn tốt. Điều này không chỉ khiến bạn tốn nhiều chi phí mà còn dễ gây mất tập trung vào mục tiêu.
Nếu bạn đặt nguyện vọng vừa đủ sẽ khiến bạn có tâm lý tập trung vào những nguyện vọng mà mình đã chọn. Ngược lại, khi bạn đặt quá nhiều nguyện vọng sẽ khiến bạn dễ có suy nghĩ nếu không đậu nguyện vọng này thì sẽ đậu nguyện những nguyện vọng khác. Việc này dễ dẫn đến việc giảm tinh thần học tập.
4.5 Dù đã trúng tuyển trước vẫn phải đăng ký nguyện vọng trên hệ thống
Nếu bạn đã trúng tuyển bằng phương thức xét học bạ hoặc xét chứng chỉ quốc tế thì vẫn phải đăng ký nguyện nguyện vọng này trên hệ thống. Vì các nguyện vọng sẽ được đưa vào hệ thống để lọc.
Trường hợp nếu thí sinh đã trúng tuyển trước đó mà không đăng ký nguyện vọng trên hệ thống thì xem như thí sinh đã từ bỏ suất trúng tuyển này. Vì vậy nếu bạn đã trúng tuyển bằng các phương thức trên thì vẫn phải đăng ký nếu không muốn mất cơ hội.
4.6 Nên tham khảo điểm của nguyện vọng đó vài năm về trước
Việc tham khảo điểm của vài năm trước sẽ giúp bạn cân nhắc xem mình có khả năng với nguyện vọng này không. Tuy nhiên đây chỉ là điểm mang tính chất tham khảo tương đối vì tùy vào tình hình mỗi năm mà điểm có thể thay đổi theo xu hướng tăng hoặc giảm.