7 nguyên tắc bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường 2020

Nguyên tắc bảo vệ môi trường quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 gồm những nguyên tắc nào? Cùng tìm hiểu nội dung này thông qua bài viết sau đây.

7 nguyên tắc bảo vệ môi trường

Theo quy định tại Điều 4 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, nguyên tắc bảo vệ môi trường gồm 07 nguyên tắc sau:

1- Bảo vệ môi trường là quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của mọi cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân

Khoản 1 Điều 3 Luật Bảo vệ môi trường 2020 định nghĩa:

Môi trường bao gồm các yếu tố vật chất tự nhiên và nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, kinh tế, xã hội, sự tồn tại, phát triển của con người, sinh vật và tự nhiên.

Do đó, mỗi một cá nhân, cơ quan, tổ chức… đều có trách nhiệm và nghĩa vụ bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ cuộc sống của chính bản thân.

2- Bảo vệ môi trường là điều kiện, nền tảng, yếu tố trung tâm, tiên quyết cho phát triển kinh tế - xã hội bền vững. Hoạt động bảo vệ môi trường phải gắn kết với phát triển kinh tế, quản lý tài nguyên và được xem xét, đánh giá trong quá trình thực hiện các hoạt động phát triển.

Hoạt động bảo vệ môi trường được hiểu là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường; sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đa dạng sinh học và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Theo đó, song song với việc phát triển kinh tế thì phải bảo vệ môi trường, có như vậy, thì sự phát triển đó mới lâu dài, bền vững.

Nguyên tắc bảo vệ môi trường theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Ảnh minh họa)

3- Bảo vệ môi trường gắn kết hài hòa với an sinh xã hội, quyền trẻ em, bình đẳng giới, bảo đảm quyền mọi người được sống trong môi trường trong lành

Môi trường trong lành có thể được hiểu là môi trường mà ở đó chất lượng của nó đảm bảo cho cuộc sống con người diễn ra an toàn và hài hòa tự nhiên nhất.

Theo nguyên tắc này, các công tác bảo vệ môi trường luôn cần được phối hợp hài hòa với các quyền và nghĩa vụ của người dân, không vi phạm đến quyền lợi của trẻ em và con người.

4- Hoạt động bảo vệ môi trường phải được tiến hành thường xuyên, công khai, minh bạch; ưu tiên dự báo, phòng ngừa ô nhiễm, sự cố, suy thoái môi trường, quản lý rủi ro về môi trường, giảm thiểu phát sinh, chất thải, tăng cường tái sử dụng, tái chế chất thải để khai thác giá trị tài nguyên của chất thải

Ô nhiễm môi trường chính là sự biến đổi tính chất vật lý, hóa học, sinh học của thành phần môi trường không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật môi trường, tiêu chuẩn môi trường gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên.

Con người sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh thường xuyên, liên tục nên các công tác bảo vệ môi trường cũng phải được tiến hành thường xuyên để có thể bù đắp những lỗ hổng mà con người mang lại.

Đặc biệt, các hoạt động dự báo và phòng ngừa có thể làm ngăn chặn các tác động đó ngay từ đầu cần được ưu tiên thực hiện trước.

5- Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, văn hóa, lịch sử, cơ chế thị trường, trình độ phát triển kinh tế - xã hội; thúc đẩy phát triển vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Có thể chắc chắn rằng, hoạt động bảo vệ môi trường phải được thực hiện phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên cũng như văn hóa, lịch sử của từng vùng lãnh thổ.

6- Cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân được hưởng lợi từ môi trường có nghĩa vụ đóng góp tài chính cho hoạt động bảo vệ môi trường; gây ô nhiễm, sự cố và suy thoái môi trường phải chi trả, bồi thường thiệt hại, khắc phục, xử lý và chịu trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật

Quy định này cũng nêu rõ trách nhiệm của những người gây ra thiệt hại cho môi trường đồng thời đề ra biện pháp khắc phục và chịu trách nhiệm trước pháp luật.

7- Hoạt động bảo vệ môi trường bảo đảm không gây phương hại chủ quyền, an ninh và lợi ích quốc gia, gắn liền với bảo vệ môi trường khu vực và toàn cầu

Như đã nêu ở trên, hoạt động bảo vệ môi trường là hoạt động phòng ngừa, hạn chế tác động xấu đến môi trường; ứng phó sự cố môi trường; khắc phục ô nhiễm, suy thoái môi trường, cải thiện chất lượng môi trường… và các hoạt động bảo vệ môi trường diễn ra cần phải phù hợp và đảm bảo an ninh quốc gia, không gây thiệt hại đến lãnh thổ và lợi ích của quốc gia.

Đồng thời, hoạt động bảo vệ môi trường cũng phải đảm bảo không tạo tác động xấu đến môi trường khu vực và toàn cầu.

Tóm lại, bảo vệ môi trường là hành động cấp thiết, không phải của riêng ai mà đây là hoạt động gắn liền với cuộc sống của mỗi con người.

Các hành vi bị cấm trong hoạt động bảo vệ môi trường

Điều 6 Luật Bảo vệ môi trường 2020 nghiêm cấm các hành vi sau trong hoạt động bảo vệ môi trường:

Stt

Hành vi

1

Vận chuyển, chôn, lấp, đổ thải, đốt chất thải rắn, chất thải nguy hại không đúng quy trình kỹ thuật, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

2

Xả nước thải, xả khí thải chưa được xử lý đạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường ra môi trường

3

Phát tán, thải ra môi trường chất độc hại, vi rút độc hại có khả năng lây nhiễm cho con người, động vật, vi sinh vật chưa được kiểm định, xác súc vật chết do dịch bệnh và tác nhân độc hại khác đối với sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên

4

Gây tiếng ồn, độ rung vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường; xả thải khói, bụi, khí có mùi độc hại vào không khí

5

Thực hiện dự án đầu tư/xả thải khi chưa đủ điều kiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

6

Nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất, quá cảnh chất thải từ nước ngoài dưới mọi hình thức

7

Nhập khẩu trái phép phương tiện, máy móc, thiết bị đã qua sử dụng để phá dỡ, tái chế

8

Không thực hiện công trình, biện pháp, hoạt động phòng ngừa, ứng phó, khắc phục sự cố môi trường theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan

9

Che giấu hành vi gây ô nhiễm môi trường, cản trở, làm sai lệch thông tin, gian dối trong hoạt động bảo vệ môi trường dẫn đến hậu quả xấu đối với môi trường

10

Sản xuất, kinh doanh sản phẩm gây nguy hại cho sức khỏe con người, sinh vật và tự nhiên; sản xuất, sử dụng nguyên liệu, vật liệu xây dựng chứa yếu tố độc hại vượt mức cho phép theo quy chuẩn kỹ thuật môi trường

11

Sản xuất, nhập khẩu, tạm nhập, tái xuất và tiêu thụ chất làm suy giảm tầng ozon

12

Phá hoại, xâm chiếm trái phép di sản thiên nhiên

13

Phá hoại, xâm chiếm công trình, thiết bị, phương tiện phục vụ hoạt động bảo vệ môi trường

14

Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để làm trái quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường

Trên đây là 7 nguyên tắc bảo vệ môi trường quy định tại Luật Bảo vệ môi trường năm 2020, nếu cần thêm thông tin, vui lòng liên hệ ngay hotline 19006192 để được hỗ trợ nhanh nhất.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Quy định mới nhất về cung cấp trò chơi điện tử công cộng

Trò chơi điện tử công cộng là một hình thức trò chơi khá đặc thù và chịu sự quản lý chặt chẽ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Vậy Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã quy định như thế nào để hoạt động cung cấp trò chơi điện tử công cộng này?

Mẫu báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng

Hiện nay, trò chơi điện tử trên mạng rất đa dạng và được phát hành bởi rất nhiều nhà cung cấp khác nhau. Sau đây là một số quy định mà các nhà cung cấp cần lưu ý về việc báo cáo cung cấp trò chơi điện tử trên mạng này.

Mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4

Trò chơi điện tử trên mạng đang trở nên ngày càng thịnh hành đối với mọi lứa tuổi. Do đó, Nghị định 147/2024/NĐ-CP đã ban hành các quy định dành riêng cho việc cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4 trên mạng cùng với mẫu đơn đề nghị cấp GCN cung cấp trò chơi điện tử G2 G3 G4.