Nguyên tắc 4 tại chỗ trong phòng cháy chữa cháy là gì?

Hiện nay, việc trang bị kiến thức và kỹ năng về phòng cháy chữa cháy là hết sức cần thiết. Nguyên tắc 4 tại chỗ là một nguyên tắc cần được biết đến phổ biến. Cùng tìm hiểu nguyên tắc 4 tại chỗ trong phòng cháy chữa cháy tại bài viết.

Nguyên tắc 4 tại chỗ trong phòng cháy chữa cháy là gì?

 Nguyên tắc 4 tại chỗ trong phòng cháy chữa cháy
 Nguyên tắc 4 tại chỗ trong phòng cháy chữa cháy (ảnh minh họa)

Nguyên tắc 4 tại chỗ trong phòng cháy chữa cháy là một trong những nguyên tắc quan trọng và hiệu quả trong công tác phòng cháy chữa cháy, phòng chống cháy nổ.

Phương châm 4 tại chỗ phòng cháy chữa cháy là định hướng, chỉ đạo về vấn đề, tình huống hoặc sự cố trong công tác phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ.

Đây là cách tiếp cận với tình huống cụ thể một cách toàn diện, tối ưu hóa khả năng ứng phó với tình huống cháy nổ, hỏa hoạn ngay tại nơi xảy ra sự cố, giảm thiểu tối đa thiệt hại về người và tài sản.

Trong các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy hiện nay, nguyên tắc 4 tại chỗ được đề cập đến trong nguyên tắc phòng cháy và chữa cháy rừng quy định tại Điều 3 Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT. Cụ thể Điều 3 Thông tư 25/2019/TT-BNNPTNT quy định như sau:

- Phòng cháy và chữa cháy rừng lấy phòng ngừa là chính; chủ động trong việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý kịp thời tình huống cháy rừng;

- Chủ động, sẵn sàng về nhân lực, nguồn lực, phương tiện và các trang thiết bị cho hoạt động phòng cháy và chữa cháy rừng; phát huy sức mạnh của xã hội tham gia phòng cháy và chữa cháy rừng;

- Thông tin dự báo, cảnh báo nguy cơ cháy rừng phải được thông báo cho chủ rừng, chính quyền địa phương và các cơ quan liên quan nhanh chóng, kịp thời;

- Thực hiện phương châm 4 tại chỗ. Trong đó bao gồm: chỉ huy tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ và hậu cần tại chỗ.

- Chỉ đạo, chỉ huy thống nhất, phối hợp chặt chẽ các lực lượng tham gia công tác chữa cháy rừng;

- Trong quá trình chữa cháy phải đảm bảo an toàn theo thứ tự ưu tiên: người, tài sản, công trình, phương tiện, thiết bị tham gia chữa cháy.

Từ quy định trên có thể thấy, nguyên tắc 4 tại chỗ trong phóng cháy chữa cháy gồm 04 yếu tố sau:

- Chỉ huy tại chỗ:

Lực lượng chỉ huy tại chỗ bao gồm người chỉ huy có đủ năng lực, kiến thức và kinh nghiệm, kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp.

Người chỉ huy tại chỗ sẽ ra quyết định, điều phối lực lượng và phương tiện chữa cháy tại hiện trường một cách khoa học, kịp thời.

- Lực lượng tại chỗ:

- Lực lượng tại chỗ

Để đảm bảo khả năng ứng phó hiệu quả với các tình huống cháy nổ có thể xảy ra, các đơn vị cần xây một lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ vững mạnh.

Lực lượng tại chỗ bao gồm đội ngũ cán bộ, nhân viên tại đơn vị được đào tạo về kỹ năng phòng cháy chữa cháy.

Khi xảy ra cháy nổ, lực lượng tại chỗ sẽ là những người phát hiện, cảnh báo và kiểm soát đám cháy ngay từ những phút đầu tiên.

- Phương tiện tại chỗ:

Phương tiện tại chỗ là việc trang bị đầy đủ các phương tiện, thiết bị chữa cháy tại đơn vị. Phương tiện gồm các loại bình chữa cháy, bình khí CO2, vòi phun nước, thùng cát, xẻng… được bố trí tại các vị trí dễ tiếp cận trong khuôn viên đơn vị.

- Hậu cần tại chỗ:

Nguồn nước là một yếu tố quan trọng, quyết định để dập tắt đám cháy và hạn chế nguy cơ đám cháy lan rộng.

Hậu cần tại chỗ là việc cung cấp nguồn nước chữa cháy tại nơi có nguy cơ xảy ra sự cố cháy nổ. Nguồn nước có thể là bể chứa nước dự phòng, sông, ao hồ, giếng khoan,… Bên cạnh đó, hậu cần tại chỗ cũng bao gồm các phương tiện như xe bồn, máy bơm để đảm bảo nguồn cung cấp nước.

Trong thời vừa gian qua, tình hình cháy nổ, hỏa hoạn vẫn diễn ra ngày một nhiều, các vụ cháy nổ diễn biến phức tạp, gây thiệt hại nghiêm trọng về tính mạng và tài sản.

Có thể thấy, trong tình hình đó, phương châm 4 tại chỗ trong phòng cháy chữa cháy đã và đang được các lực lượng phòng cháy chữa cháy chủ động áp dụng để phòng ngừa các vụ cháy nổ, hỏa hoạn trên địa bàn.

Thực hiện nguyên tắc 4 tại chỗ trong phòng cháy chữa cháy thế nào?

Để triển hiện hiệu quả nguyên tắc 4 tại chỗ trong công tác phòng cháy chữa cháy, cần thực hiện các biện pháp sau:

- Tổ chức lực lượng chỉ huy tại chỗ:

  • Chỉ định người chỉ huy có kiến thức, năng lực, kinh nghiệm trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy;

  • Xây dựng phương án để chỉ huy, điều hành lực lượng chữa cháy xử lý các tình huống cháy nổ;

  • Tổ chức tập huấn, diễn tập để nâng cao kỹ năng chỉ huy chữa cháy tại hiện trường.

- Xây dựng lực lượng chữa cháy tại chỗ:

  • Thành lập lực lượng phòng cháy chữa cháy tại chỗ với đủ số lượng thành viên;

  • Đào tạo kỹ năng phòng cháy chữa cháy cho lực lượng chữa cháy tại chỗ;

  • Diễn tập phương án chữa cháy định kỳ để nâng cao kỹ năng xử lý tình huống.

- Trang bị các phương tiện chữa cháy:

  • Lắp đặt hệ thống báo cháy, phương tiện chữa cháy tại các vị trí nguy hiểm, có nguy cơ cháy nổ;

  • Bố trí các loại bình chữa cháy xách tay, thùng cát, xẻng tại các vị trí dễ tiếp cận;

  • Kiểm tra, bảo dưỡng các phương tiện chữa cháy định kỳ.

- Đảm bảo nguồn nước dùng để chữa cháy tại chỗ:

  • Xây dựng các thùng chứa, bể chứa nước dự phòng;

  • Tận dụng nguồn nước sông, hồ, giếng khoan;

  • Trang bị xe bồn, máy bơm di động.

- Các biện pháp khác:

  • Tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân viên tại đơn vị về phòng cháy chữa cháy;

  • Rà soát, khắc phục các rủi ro, nguy cơ có thể gây cháy nổ định kỳ.

Thực hiện nguyên tắc 4 tại chỗ trong phòng cháy chữa cháy hiệu quả
Thực hiện nguyên tắc 4 tại chỗ trong phòng cháy chữa cháy hiệu quả (ảnh minh họa)

Ngoài ra, để phát huy nguyên tắc 4 tại chỗ trong phòng cháy chữa cháy có thể thực hiện thêm các biện pháp sau:

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, huấn luyện nhằm nâng cao nhận thức, kiến thức và kỹ năng của mỗi cá nhân đồng về phòng chống cháy nổ

Các hoạt động tuyên truyền cần được thực hiện sao cho phù hợp với từng đối tượng cụ thể, từ trẻ em đến người lớn, từ những người làm việc trong các đơn vị đến cư dân sinh sống tại các khu dân cư.

- Đưa nguyên tắc 4 tại chỗ trong phòng cháy chữa cháy đến người dân

Việc đưa nguyên tắc 4 tại chỗ trong phòng cháy chữa cháy đến với người dân cũng là một trong những biện pháp hiệu quả để cải thiện công tác thực hiện phòng cháy chữa tại các đơn vị và trong cộng đồng.

Việc tiếp cận được nguyên tắc 4 tại chỗ trong phòng cháy chữa cháy có thể giúp người dân nắm được kinh nghiệm từ những người đã tham gia chữa cháy, hoặc giải pháp mới trong việc giảm thiểu rủi ro cháy nổ. Qua đó, người dân có thể học hỏi và áp dụng vào thực tiễn cuộc sống, , phòng chống cháy nổ hiệu quả hơn.

Trên đây là nội dung Nguyên tắc 4 tại chỗ trong phòng cháy chữa cháy là gì?

Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá [mới nhất]

Ngày 01/7/2024, Chính phủ ban hành Nghị định số 78/2024/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết một số thủ tục hành chính. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin chi tiết về thủ tục cấp, cấp lại giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dịch vụ thẩm định giá theo Nghị định 78.

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Hệ thống giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ chính thức khai trương và đi vào hoạt động. Điều này đã tạo điều kiện thuận lợi cho thành viên tham gia thị trường trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ. Vậy, thành viên giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ cần lưu ý gì?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng?

Đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ tại Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam là một nguyên tắc bắt buộc của tổ chức phát hành. Vậy, đăng ký thông tin trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ như thế nào cho đúng? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Lừa đảo lấy lại tiền lừa đảo: Chiêu trò mới cần cảnh giác

Trên nhiều video hoặc bài viết cảnh báo lừa đảo của LuatVietnam.vn hoặc các trang web, mạng xã hội hàng loạt bình luận cam kết nhận lấy lại tiền đã bị lừa đảo. Tuy nhiên, đây cũng là một “núp bóng” của hành vi lừa đảo. Cùng xem thực hư tại bài viết dưới đây.

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

Xử lý thế nào nếu mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ?

​Việc mất khả năng thanh toán không chỉ ảnh hưởng đến lòng tin của nhà đầu tư mà còn gây ra nhiều rủi ro cho thị trường tài chính. Vậy, mất khả năng thanh toán tiền giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ thì xử lý như thế nào?

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

4 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ

Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam sẽ loại bỏ thanh toán trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ đối với các trường hợp giao dịch không hợp lệ, không có đủ chứng khoán. Bài viết dưới đây sẽ phân tích 04 trường hợp loại bỏ thanh toán giao dịch trái phiếu doanh nghiệp riêng lẻ.