Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và cách phòng tránh

Bạo lực học đường đang là vấn đề nhức nhối được cả xã hội quan tâm bởi những hậu quả nghiêm trọng để lại cho nạn nhân. Vậy nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường hiện nay là do đâu? Cách phòng tránh như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây.

1. Thực trạng vấn đề bạo lực học đường

Bạo lực học đường là thuật ngữ để chỉ những hành vi bạo lực gây ra thương tích trên cơ thể, tinh thần và vật chất của những học sinh đang học tập tại nhà trường.

Đây là vấn đề gây bức xúc không chỉ trên thế giới mà ở Việt Nam, hành động này đang ngày càng được nhiều người quan tâm. Tỷ lệ phạm tội của các đối tượng ở độ tuổi vị thành niên có xu hướng gia tăng, bộc lộ tính chất nguy hiểm và gây bức xúc cho dư luận và xã hội. Có thể nói rằng, bạo lực học đường đang ở tình trạng đáng báo động.

Bạo lực học đường chủ yếu diễn ra ở 3 hình thức: Bạo lực về thể xác, bạo lực trên tình thần và cuối cùng là bạo lực vật chất.

Bạo lực về thể xác là những tác động vật lý như: đánh đập, hành hạ và ngược đãi người khác bằng dao, vũ khí hoặc cố ý xâm hại sức khoẻ người khác.

Bạo lực trên tinh thần là dạng hành vi bạo hành liên quan tới tâm lý như sử dụng những lời nói miệt thị nhằm áp bức và gây tổn thương cho nạn nhân.

Bạo lực vật chất là những hành vi nhằm chiếm đoạt tài sản hay cố ý đập phá để làm hỏng tài sản riêng.

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường
Các nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường hiện nay (Ảnh minh hoạ)

2. Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường hiện nay

Mỗi một đứa trẻ đều có thể trở thành nạn nhân bạo lực học đường hoặc người bạo lực. Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, nhưng phần lớn đến từ những ảnh hưởng sau:

Ảnh hưởng của tâm lý tuổi dậy thì

Độ tuổi dậy thì của học sinh trong khoảng 12-17 tuổi đang là độ tuổi chịu nhiều biến đổi về cả thể chất lẫn tâm sinh lý. Đây là khoảng thời gian hình thành nên tính cách con người.

Trong giai đoạn này, trẻ phải chịu nhiều sự tác động từ nhiều nhân tố độc hại và các đối tượng xấu trong xã hội, môi trường không lành mạnh sẽ khiến đứa trẻ học theo. Từ đó hình thành nên tâm lý thích bắt nạt bạn bè xung quanh và gây ra bạo lực học đường.

Ảnh hưởng từ gia đình

Gia đình luôn là nền tảng giáo dục của bất kỳ đứa trẻ nào, vậy nên tác động từ gia đình cũng có thể xem là một nguyên nhân gây ảnh hưởng đến hành vi của trẻ.

Ảnh hưởng từ gia đình là nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường bởi những hành động sau:

  • Gia đình thiếu sự giám sát, quan tâm đối với đứa trẻ.

  • Phụ huynh thường giáo dục con bằng những lời nói nặng lời, gây tổn thương về mặt tâm lý.

  • Một số cha mẹ thường dùng đòn roi để giáo dục đứa con của mình.

Ảnh hưởng từ môi trường học tập

Nhà trường đảm nhận vai trò giáo dục, bồi dưỡng các kỹ năng, đóng góp một phần vào việc hình thành tính cách của học sinh. Vì vậy, nếu như môi trường học tập không lành mạnh cũng có thế dẫn đến bạo lực học đường.

Một số nhà trường chưa chú trọng tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho các học sinh, chưa có những xử lý về kỷ luật và hạnh kiểm thỏa đáng và chưa dành sự quan tâm thực sự đến với một số học sinh bị bạo lực.

Ảnh hưởng từ xã hội

Các yếu tố từ xã hội cũng được coi là một trong những nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường, bởi khi thấy những hành vi bạo lực đến từ học sinh thì xã hội lại thờ ơ và coi đây là một việc bình thường khiến tình trạng này ngày một tệ hơn.

Tác động tiêu cực của mạng xã hội, game, những hành động bạo lực từ phim ảnh, gia đình, sách báo vô tình đã làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ và khiến chúng học theo nên tình trạng bạo lực học đường ngày càng diễn ra theo chiều hướng tiêu cực.

3. Hậu quả của tệ nạn bạo lực học đường

Bạo lực học đường để lại nhiều hậu quả to lớn cho cả nạn nhân, gia đình và xã hội. Đầu tiên, phải kể đến ảnh hưởng của những người bị hại. Họ phải chịu nỗi đau về thể xác, nhẹ thì bầm tím còn nếu nặng hơn thì gây ra những thương tích và đáng buồn hơn là có thể cướp đi sinh mạng của họ, gây tổn thương to lớn cho gia đình và người thân.

Ngoài ra, bạo lực học đường còn làm ảnh hưởng đến tâm lý của nạn nhân. Họ sẽ có cảm giác sợ hãi, mất niềm tin vào mọi thứ xung quanh mình, áp lực tâm lý trong một thời gian dài làm họ không muốn đến trường.

Tiếp theo, bạo lực học đường còn để lại hậu quả cho gia đình và xã hội. Việc bạo hành không chỉ xảy ra giữa các học sinh với nhau, mà nhà trường và gia đình cũng sẽ mất rất nhiều thời gian, tiền bạc để giải quyết.

Nếu như bạo lực học đường không có cách để giải quyết triệt để thì về lâu dài sẽ gây ra một thế hệ bạo lực và vô cảm, đây sẽ không còn là vấn đề bạo lực bạo lực học đường mà sẽ là tệ nạn của toàn xã hội.

Nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và cách phòng tránh
Bạo lực học đường gây ra nỗi đau về thể xác (Ảnh minh hoạ)

4. Một số cách phòng tránh bạo lực học đường

Để có thể ngăn chặn tình trạng bạo lực học đường diễn ra thì cần có sự quan tâm của gia đình, nhà trường, xã hội và đặc biệt là cần nâng cao nhận thức đối với học sinh.

Đối với cá nhân học sinh

Học sinh cần có nhận thức rõ ràng về hành vi bạo lực học đường, học cách kiềm chế cảm xúc, tham gia rèn luyện và tìm hiểu những hậu quả của hành vi đó. Trong lớp, phải chấp hành đúng nội quy trường và lớp, khi thấy hiện tượng bạo lực thì cần phải báo ngay cho thầy cô và nhà trường để tìm cách giải quyết.

Đối với gia đình

Phụ huynh cần xây dựng cho các con mình một gia đình lành mạnh, hạnh phúc, tránh xảy ra bạo lực. Bởi gia đình chính là nền tảng giáo dục của mỗi đứa trẻ, nếu một đứa trẻ được sinh ra trong một gia đình thường xuyên xảy ra bạo lực thì nguy cơ rất cao đứa trẻ ấy cũng sẽ trở thành người có hành vi bạo lực.

Ngoài ra cha mẹ cần dạy dỗ con mình các dấu hiệu của hành vi bạo lực học đường và một số cách để bảo vệ chính bản thân chúng. Phụ huynh nên dành thời gian để tâm sự và lắng nghe trẻ chia sẻ để tìm ra những biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Đối với nhà trường

Nhà trường cần chủ động trong việc tuyên truyền và giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức của học sinh. Thêm vào đó, nhà trường và giáo viên nên thường xuyên trao đổi tình hình của học sinh với gia đình để có thể nắm bắt được biểu hiện của học sinh khi thấy có dấu hiệu bạo lực hoặc bị bạo lực.

Nhà trường cũng cần phải chú trọng việc dạy cho học sinh thêm kỹ năng sống, kỹ năng xử lý tình huống khi bị bắt nạt, giáo dục công dân, trang bị cho học sinh nhận thức đúng đắn về hành động đẹp ở trường, cần tạo ra nhiều hoạt động vui chơi giữa các khối lớp nhằm gắn kết tình cảm giữa các học sinh.

Nâng cao nhận thức để phòng tránh bạo lực
Nâng cao nhận thức để phòng tránh bạo lực. (Ảnh minh hoạ)

Tóm lại, vấn nạn bạo lực học đường xảy ra không chỉ ảnh hưởng lên các bạn học sinh, cho gia đình và nhà trường mà còn ảnh hưởng lên cả xã hội nếu nó cứ tiếp tục kéo dài mà không có biện pháp giải quyết triệt để. Vậy nên mỗi cá nhân cần nâng cao nhân thức và chung tay để ngăn chặn bạo lực học đường xảy ra.

Bài viết này đã cung cấp một số thông tin về nguyên nhân dẫn đến bạo lực học đường và đưa ra một vài giải pháp để phòng tránh.
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
(1 đánh giá)

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

[Tổng hợp] Khung khấu hao tài sản cố định mới nhất hiện nay

Việc xác định được khung khấu hao tài sản cố định giúp cho doanh nghiệp thể hiện được tính chính xác về tình hình thực tế của tài sản và các yêu cầu về tài chính và thuế của doanh nghiệp. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khung khấu hao tài sản cố định.