Người thân không tố giác tội phạm, có bị xử lý?

Trường hợp bố mẹ che giấu việc phạm tội của con cái không phải là điều hiếm gặp, thậm chí đây còn là điều dễ hiểu. Vậy, dưới góc độ pháp lý, người thân không tố giác tội phạm có phải chịu trách nhiệm hình sự không?

Không tố giác tội phạm là gì? Có gì khác với che giấu tội phạm?

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017, có thể hiểu không tố giác tội phạm là việc một người biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện nhưng không tố giác.

Theo đó, người không tố giác tội phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội không tố giác tội phạm theo Điều 390 Bộ luật Hình sự.

Mặc dù không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm là 02 loại tội phạm khác nhau, tuy nhiên trên thực tế có không ít người nhầm lẫn giữa 02 khái niệm này. Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa không tố giác tội phạm và che giấu tội phạm cần lưu ý:

STT

Tiêu chí

Che giấu tội phạm

Không tố giác tội phạm

1

Khái niệm

Là việc một người không hứa hẹn trước, nhưng sau khi biết tội phạm được thực hiện đã che giấu người phạm tội, dấu vết, tang vật của tội phạm hoặc có hành vi khác cản trở việc phát hiện, điều tra, xử lý người phạm tội.

(Điều 18 Bộ luật Hình sự 2015)

Là việc một người biết rõ tội phạm đang được chuẩn bị, đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện nhưng không tố giác.

(Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017)

2

Thời điểm phát hiện tội phạm

Sau khi biết hành vi tội phạm đã được thực hiện

Trong mọi giai đoạn của một hành vi tội phạm (trước, trong hoặc sau khi tội phạm được thực hiện)

3

Ý thức người phạm tội

Không hứa hẹn trước với người phạm tội.

Biết rõ tội phạm đã, đang và sẽ được thực hiện.

4

Hành vi thực hiện

Che giấu người phạm tội, che giấu dấu vết, che giấu tang vật, cản trở điều tra, cản trở việc phát hiện tội phạm, cản trợ việc xử lý người phạm tội.

Không tố giác hành vi phạm tội tới cơ quan có thẩm quyền.

5

Hình phạt

- Xuất hiện trong các tội giết người, tội hủy hoại, cố ý làm hư hỏng tài sản…

- Bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng - 05 năm.

- Phạt tù từ 02 - 07 năm nếu phạm tội trong trường hợp lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội.

(Điều 389 Bộ luật Hình sự 2015)

- Bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm; hoặc

- Phạt tù từ 06 tháng - 03 năm.

(Điều 390 Bộ luật Hình sự 2015)

Cha, mẹ không tố giác con phạm tội, có bị xử lý?

Về vấn đề này, tại khoản 2 Điều 19 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 nêu rõ:

2. Người không tố giác là ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, anh chị em ruột, vợ hoặc chồng của người phạm tội không phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại khoản 1 Điều này, trừ trường hợp không tố giác các tội quy định tại Chương XIII của Bộ luật này hoặc tội khác là tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Như vậy, người không tố giác là người thân của người phạm tội (gồm ông, bà, bố, mẹ, con, cháu,…) sẽ chỉ bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu người phạm tội thực hiện các tội phạm đặc biệt nghiêm trọng hoặc các tội về xâm phạm an ninh quốc gia được quy định tại Chương XIII Bộ luật Hình sự.

Trong đó theo Điều 9 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017, tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là tội phạm có tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội đặc biệt lớn. Mức cao nhất của khung hình phạt đối với loại tội phạm này là từ trên 15 năm tù đến 20 năm tù, tù chung thân hoặc tử hình như:

- Tội giết người;

- Tội hiếp dâm;

- Tội cướp tài sản;

- Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản…

Trên đây là thông tin giải đáp cho câu hỏi: Người thân không tố giác tội phạm, có bị xử lý? Nếu vẫn còn thắc mắc về các vấn đề liên quan đến bài viết, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được hỗ trợ.

Chia sẻ:
Đánh giá bài viết:

Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi

19006192

Theo dõi LuatVietnam trên YouTube

TẠI ĐÂY

Tin cùng chuyên mục

Xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì?

Trong bối cảnh công nghệ thông tin phát triển mạnh mẽ, vấn đề bảo mật thông tin trở thành nỗi lo lắng của rất nhiều người. Tuy nhiên, vấn đề này đã phần nào được giải quyết khi xác thực sinh trắc học ra đời. Vậy xác thực sinh trắc học là gì và để làm gì? Hãy cùng tìm hiểu vấn đề này qua bài viết dưới đây nhé!

Kiểm tra an toàn về PCCC: Đối tượng, nội dung và thủ tục 2024

Kiểm tra an toàn về PCCC là hoạt động được thực hiện bởi cơ quan công an để đánh giá tính khả thi, hiệu quả và tuân thủ theo các tiêu chuẩn, quy định về phòng cháy chữa cháy của cơ sở. Dưới đây là những thông tin cần biết về kiểm tra an toàn phòng cháy chữa cháy.

Các yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất

Thang máy chữa cháy là rất cần thiết để các lực lượng chữa cháy có thể nhanh chóng đi đến các tầng và mái của tòa nhà cao tầng chữa cháy khi có cháy, nổ xảy ra. Dưới đây là những yêu cầu cơ bản đối với thang máy chữa cháy mới nhất hiện nay.

Dự án đầu tư nhóm I nhóm II và nhóm III là gì?

Các dự án đầu tư tại Việt Nam được phân loại dựa trên mức độ ảnh hưởng đến môi trường, từ đó quy định cụ thể về yêu cầu pháp lý và thủ tục hành chính. Vì vậy, việc hiểu rõ về phân loại dự án đầu tư nhóm I, nhóm II, và nhóm III là cần thiết.