Người thân giáo viên đứng tên chủ hộ kinh doanh dạy thêm được không?

Bài viết giải đáp vướng mắc về việc người thân giáo viên đứng tên chủ hộ kinh doanh dạy thêm được không theo quy định của pháp luật.

Người thân giáo viên đứng tên chủ hộ kinh doanh dạy thêm được không?

Hiện nay, không có quy định khác ngăn cấm, hạn chế người thân của giáo viên thành lập hộ kinh doanh.

Đăng ký kinh doanh là một trong những điều kiện bắt buộc khi tổ chức lớp dạy thêm ngoài nhà trường. Cụ thể, Điều 6 Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT quy định tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh phải thực hiện các yêu cầu sau:

- Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật;

- Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm.

Lưu ý, người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm.

Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm.

Nếu có nhu cầu tư vấn thủ tục đăng ký kinh doanh dạy thêm, vui lòng liên hệ 0936 38 52 36. Chi phí: 500.000 đồng.
Thông tin cần biết khi để người thân giáo viên đứng tên chủ hộ kinh doanh dạy thêm
Thông tin cần biết khi để người thân giáo viên đứng tên chủ hộ kinh doanh dạy thêm (Ảnh minh họa)

Người thân giáo viên đứng tên chủ hộ kinh doanh dạy thêm cần điều kiện gì?

Đối với hộ kinh doanh đăng ký mã ngành 8559 để dạy thêm - đây không phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện và cũng không yêu cầu về trình độ, bằng cấp của người đăng ký kinh doanh.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 79 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, chủ hộ kinh doanh là một trong các đối tượng sau:

- Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh;

- Người được các thành viên hộ gia đình ủy quyền làm đại diện hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh.

Trong đó, cá nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh, trừ các trường hợp sau đây:

- Người chưa thành niên (dưới 18 tuổi), người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;

- Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

- Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.

Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định các điều kiện khác đối với người đăng ký hộ kinh doanh như:

- Cá nhân, thành viên hộ gia đình chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.

- Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn lại.

Trên đây là thông tin về: Có cấm người thân giáo viên đứng tên chủ hộ kinh doanh dạy thêm?

Tham gia group Zalo về Giáo dục Đào tạo của LuatVietnam TẠI ĐÂY
Nếu còn vấn đề vướng mắc, bạn đọc vui lòng liên hệ tổng đài 19006192 để được hỗ trợ.
Đánh giá bài viết:
Để được giải đáp thắc mắc, vui lòng gọi 19006192

Tin cùng chuyên mục

Quy định về trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tại Thông tư 29 thế nào?

Quy định về trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tại Thông tư 29 thế nào?

Quy định về trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tại Thông tư 29 thế nào?

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về dạy thêm và học thêm chính thức có hiệu lực từ 14/02/2024. Nội dung bài viết dưới đây sẽ thông tin quy định về trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tại Thông tư 29.

Quy định về trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tại Thông tư 29 thế nào?

Quy định về trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tại Thông tư 29 thế nào?

Quy định về trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tại Thông tư 29 thế nào?

Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT về dạy thêm và học thêm chính thức có hiệu lực từ 14/02/2024. Nội dung bài viết dưới đây sẽ thông tin quy định về trách nhiệm quản lý hoạt động dạy thêm, học thêm tại Thông tư 29.